CTTĐT - Những ảnh hưởng của hoàn lưu cơn bão số 3 vừa qua, không chỉ làm ngập úng nhà ở của người dân, làm hư hỏng nhiều công trình giao thông, thủy lợi, mà còn làm cho nhiều diện tích lúa, rau màu, nuôi trồng thủy sản của nhân dân thành phố Yên Bái bị ngập và mất trắng hoàn toàn, khiến cho sản xuất nông nghiệp thành phố hiện đang gặp nhiều khó khăn.
Ruộng dưa gần 4 sào được gia đình bà Nguyễn Thị Nguyệt, thôn Đồng Đình xã Âu Lâu đầu tư giống, chăm sóc gần 10 triệu đồng, chỉ chờ nửa tháng được thu hoạch giờ đây do mưa lũ đã bị vùi lấp hoàn toàn trong bùn đất sâu đến 70 cm. Phần lớn người dân trong thôn Đình Đồng chỉ tập trung vào sản xuất rau màu để phát triển kinh tế, nhưng do ảnh hưởng của mưa lũ, cả diện tích trồng rau an toàn thôn Đồng Đình xã Âu Lâu đã bị vùi lấp hoàn toàn trong bùn đất.
Không chỉ gây thiệt hại về kinh tế mà việc khắc phục sản xuất sau mưa lũ gặp rất nhiều khó khăn. Bà Nguyệt cho hay: “Đợt lũ vừa qua, nước lên nhanh, lũ to quá gia đình không chắn nổi, 8 sào ao và toàn bộ rau màu đều bị lũ cuốn trôi mất hết. Trước mắt gia đình tôi phải cải tạo, phục hồi lại đồng đất để làm lại rau màu. Chúng tôi mong muốn nhà nước có chính sách hỗ trợ cho chúng tôi sớm phục hồi sản xuất, ổn định kinh tế gia đình.
Nước sông Hồng dâng cao đã cuốn trôi hệ thống cống thoát nước và làm vỡ bờ hồ, làm cho diện tích 3, 6ha nuôi cá của gia đình ông Phạm Văn Quý bị ngập úng, toàn bộ cá trong ao và gần 1 nghìn con cá rô phi trên 1 kg được gia đình ông Quý thả cách đây hơn một tháng đã mất trắng hoàn toàn. Ước thiệt hại do mưa lũ gây ra đối với gia đình ông trên dưới 100 triệu đồng. Do ảnh hưởng của mưa lũ, xã Văn Tiến có trên 24 ha lúa, ngô, sắn và rau màu bị ngập, gần 14 ha ao cá của các hộ dân bị ngập úng, tràn bờ, trong đó có nhiều diện tích lúa, rau màu và ao cá của các hộ dân bị ngập, mất trắng hoàn toàn.
Theo thống kê, do ảnh hưởng của mưa lũ, nhiều công trình giao thông, cơ sở hạ tầng, trường học, nhà dân bị ngập úng, ước thiệt hại do mưa lũ gây ra vừa qua trên địa bàn thành phố Yên Bái là trên 29 tỷ đồng.
Đặc biệt, mưa lũ còn ảnh hưởng lớn đến sản xuất nông nghiệp của thành phố với 457 ha diện tích trồng trọt, thủy sản bị mất trắng. Trong đó, có 231 ha lúa, 134 ha diện tích ngô, rau màu, 92 ha nuôi trồng thủy sản. Có trên 70 ha, diện tích lúa, rau màu bị bùn đất vùi lấp sâu không thể khôi phục sản xuất. Ngoài ra, thành phố có gần 2.000 con gia súc, gia cầm của nhân dân bị chết và bị lũ cuốn trôi.
Để nhanh chóng khắc phục hậu quả thiên tai, ngay sau khi nước rút thành phố Yên Bái đã chỉ đạo các địa phương tuyên truyền, hướng dẫn bà con nông dân các biện pháp kỹ thuật trồng, chăm sóc diện tích lúa và rau màu sau mưa lũ. Đối với diện tích còn khắc phục được vận động bà con sử dụng các giống ngắn ngày trồng thay thế, bổ sung kịp thời. Tổ chức vệ sinh đồng ruộng thu gom rác thải, tổ chức phun thuốc khử trùng tiêu độc tại các khu vực bị ngập úng và chuồng trại chăn nuôi. Qua đó, nhằm giúp nhân dân sớm phục hồi ổn định sản xuất trở lại. Trước diễn biến phức tạp của thời tiết, hiện nay thành phố tiếp tục chỉ đạo các xã, phường tập trung tuyên truyền, vận động nhân nêu cao tinh thần chủ động ứng phó với biến đổi khí hậu, diễn biến của thiên tai, thời tiết nhằm hạn chế thấp nhất thiệt hại đối với sản xuất nông nghiệp trên địa bàn./.
1410 lượt xem
CTV: Lê Hương- Thanh Nghị
Cổng thông tin điện tử tỉnh - Những ảnh hưởng của hoàn lưu cơn bão số 3 vừa qua, không chỉ làm ngập úng nhà ở của người dân, làm hư hỏng nhiều công trình giao thông, thủy lợi, mà còn làm cho nhiều diện tích lúa, rau màu, nuôi trồng thủy sản của nhân dân thành phố Yên Bái bị ngập và mất trắng hoàn toàn, khiến cho sản xuất nông nghiệp thành phố hiện đang gặp nhiều khó khăn. Ruộng dưa gần 4 sào được gia đình bà Nguyễn Thị Nguyệt, thôn Đồng Đình xã Âu Lâu đầu tư giống, chăm sóc gần 10 triệu đồng, chỉ chờ nửa tháng được thu hoạch giờ đây do mưa lũ đã bị vùi lấp hoàn toàn trong bùn đất sâu đến 70 cm. Phần lớn người dân trong thôn Đình Đồng chỉ tập trung vào sản xuất rau màu để phát triển kinh tế, nhưng do ảnh hưởng của mưa lũ, cả diện tích trồng rau an toàn thôn Đồng Đình xã Âu Lâu đã bị vùi lấp hoàn toàn trong bùn đất.
Không chỉ gây thiệt hại về kinh tế mà việc khắc phục sản xuất sau mưa lũ gặp rất nhiều khó khăn. Bà Nguyệt cho hay: “Đợt lũ vừa qua, nước lên nhanh, lũ to quá gia đình không chắn nổi, 8 sào ao và toàn bộ rau màu đều bị lũ cuốn trôi mất hết. Trước mắt gia đình tôi phải cải tạo, phục hồi lại đồng đất để làm lại rau màu. Chúng tôi mong muốn nhà nước có chính sách hỗ trợ cho chúng tôi sớm phục hồi sản xuất, ổn định kinh tế gia đình.
Nước sông Hồng dâng cao đã cuốn trôi hệ thống cống thoát nước và làm vỡ bờ hồ, làm cho diện tích 3, 6ha nuôi cá của gia đình ông Phạm Văn Quý bị ngập úng, toàn bộ cá trong ao và gần 1 nghìn con cá rô phi trên 1 kg được gia đình ông Quý thả cách đây hơn một tháng đã mất trắng hoàn toàn. Ước thiệt hại do mưa lũ gây ra đối với gia đình ông trên dưới 100 triệu đồng. Do ảnh hưởng của mưa lũ, xã Văn Tiến có trên 24 ha lúa, ngô, sắn và rau màu bị ngập, gần 14 ha ao cá của các hộ dân bị ngập úng, tràn bờ, trong đó có nhiều diện tích lúa, rau màu và ao cá của các hộ dân bị ngập, mất trắng hoàn toàn.
Theo thống kê, do ảnh hưởng của mưa lũ, nhiều công trình giao thông, cơ sở hạ tầng, trường học, nhà dân bị ngập úng, ước thiệt hại do mưa lũ gây ra vừa qua trên địa bàn thành phố Yên Bái là trên 29 tỷ đồng.
Đặc biệt, mưa lũ còn ảnh hưởng lớn đến sản xuất nông nghiệp của thành phố với 457 ha diện tích trồng trọt, thủy sản bị mất trắng. Trong đó, có 231 ha lúa, 134 ha diện tích ngô, rau màu, 92 ha nuôi trồng thủy sản. Có trên 70 ha, diện tích lúa, rau màu bị bùn đất vùi lấp sâu không thể khôi phục sản xuất. Ngoài ra, thành phố có gần 2.000 con gia súc, gia cầm của nhân dân bị chết và bị lũ cuốn trôi.
Để nhanh chóng khắc phục hậu quả thiên tai, ngay sau khi nước rút thành phố Yên Bái đã chỉ đạo các địa phương tuyên truyền, hướng dẫn bà con nông dân các biện pháp kỹ thuật trồng, chăm sóc diện tích lúa và rau màu sau mưa lũ. Đối với diện tích còn khắc phục được vận động bà con sử dụng các giống ngắn ngày trồng thay thế, bổ sung kịp thời. Tổ chức vệ sinh đồng ruộng thu gom rác thải, tổ chức phun thuốc khử trùng tiêu độc tại các khu vực bị ngập úng và chuồng trại chăn nuôi. Qua đó, nhằm giúp nhân dân sớm phục hồi ổn định sản xuất trở lại. Trước diễn biến phức tạp của thời tiết, hiện nay thành phố tiếp tục chỉ đạo các xã, phường tập trung tuyên truyền, vận động nhân nêu cao tinh thần chủ động ứng phó với biến đổi khí hậu, diễn biến của thiên tai, thời tiết nhằm hạn chế thấp nhất thiệt hại đối với sản xuất nông nghiệp trên địa bàn./.