CTTĐT - Hội đồng nhân dân huyện Văn Chấn vừa ban hành Nghị quyết thông qua Đề án Trồng dâu nuôi tằm tại huyện Văn Chấn giai đoạn 2018 - 2020. Theo đó phấn đấu đến năm 2020 diện tích trồng dâu trên địa bàn huyện đạt 100 ha.
Trong 2 năm 2018 - 2019, huyện sẽ trồng mới 32 ha giống dâu lai GQ2 tập trung chủ yếu ở các xã: Sơn Lương, Chấn Thịnh.
Mục tiêu của đề án là phát triển vùng trồng dâu nuôi tằm theo hướng mở rộng quy mô diện tích. Nâng cao năng suất, chất lượng lá dâu và phát triển nghề nuôi tằm, tạo ra sản phẩm hàng hóa có giá trị kinh tế cao. Từng bước chuyển đổi cơ cấu cây trồng trên diện tích đất trồng lúa kém hiệu quả và đất soi bãi, sang trồng cây dâu để phát triển nghề nuôi tằm, nhằm tăng thu nhập trên một đơn vị diện tích, nâng cao hiệu quả kinh tế cho người dân, giải quyết việc làm, cải thiện đời sống tiến tới làm giàu. Xây dựng mô hình sản xuất trồng dâu nuôi tằm liên kết theo chuỗi giá trị từ khâu sản xuất đến tiêu thụ sản phẩm đảm bảo ổn định, bền vững.
Cụ thể, trong 2 năm 2018 - 2019, huyện sẽ trồng mới 32 ha giống dâu lai GQ2 tập trung chủ yếu ở các xã: Sơn Lương, Chấn Thịnh. Trong đó năm 2018 trồng 5 ha tại xã Chấn Thịnh, năm 2019 trồng 27 ha, đồng thời hướng dẫn các hộ nông dân xây dựng nhà xưởng nuôi tằm theo đúng quy trình kỹ thuật. Hướng dẫn các hộ nuôi được từ 10-12 lứa tằm đối với những hộ trồng dâu năm 2018. Năm 2020, tiếp tục chăm sóc dâu và nuôi tằm, hướng dẫn các hộ nông dân nuôi được từ 12-14 lứa tằm trên năm.
1706 lượt xem
Hiền Trang
Cổng thông tin điện tử tỉnh - Hội đồng nhân dân huyện Văn Chấn vừa ban hành Nghị quyết thông qua Đề án Trồng dâu nuôi tằm tại huyện Văn Chấn giai đoạn 2018 - 2020. Theo đó phấn đấu đến năm 2020 diện tích trồng dâu trên địa bàn huyện đạt 100 ha. Mục tiêu của đề án là phát triển vùng trồng dâu nuôi tằm theo hướng mở rộng quy mô diện tích. Nâng cao năng suất, chất lượng lá dâu và phát triển nghề nuôi tằm, tạo ra sản phẩm hàng hóa có giá trị kinh tế cao. Từng bước chuyển đổi cơ cấu cây trồng trên diện tích đất trồng lúa kém hiệu quả và đất soi bãi, sang trồng cây dâu để phát triển nghề nuôi tằm, nhằm tăng thu nhập trên một đơn vị diện tích, nâng cao hiệu quả kinh tế cho người dân, giải quyết việc làm, cải thiện đời sống tiến tới làm giàu. Xây dựng mô hình sản xuất trồng dâu nuôi tằm liên kết theo chuỗi giá trị từ khâu sản xuất đến tiêu thụ sản phẩm đảm bảo ổn định, bền vững.
Cụ thể, trong 2 năm 2018 - 2019, huyện sẽ trồng mới 32 ha giống dâu lai GQ2 tập trung chủ yếu ở các xã: Sơn Lương, Chấn Thịnh. Trong đó năm 2018 trồng 5 ha tại xã Chấn Thịnh, năm 2019 trồng 27 ha, đồng thời hướng dẫn các hộ nông dân xây dựng nhà xưởng nuôi tằm theo đúng quy trình kỹ thuật. Hướng dẫn các hộ nuôi được từ 10-12 lứa tằm đối với những hộ trồng dâu năm 2018. Năm 2020, tiếp tục chăm sóc dâu và nuôi tằm, hướng dẫn các hộ nông dân nuôi được từ 12-14 lứa tằm trên năm.