Với mục đích đưa những giống lúa ngắn ngày vào gieo cấy trên những diện tích lúa vụ đông xuân chín muộn, hạn chế tình trạng bỏ đất trống sau thu hoạch, vụ mùa năm 2018, huyện Mù Cang Chải đã đưa giống lúa ĐD2 vào gieo cấy thí điểm tại xã La Pán Tẩn, Púng Luông và Mồ Dề với tổng diện tích 10ha.
Nông dân Mù Cang Chải tiến hành gieo mạ giống lúa mới ĐD2.
Những ngày qua, gia đình anh Thào A Tủa ở bản Mý Háng Tủa Chử, xã Púng Luông tích cực thu hoạch lúa đông xuân chín muộn và nhanh chóng gieo mạ để lúa thu hoạch đến đâu là chuẩn bị gieo cấy đến đó. Anh Tủa cho biết: "Gia đình tôi có hơn 3.000m2 đất ruộng, trong đó phần lớn đang thu hoạch lúa đông xuân chín muộn do dính đợt mạ chết rét phải gieo cấy lại.
Vụ mùa năm nay, cùng với những giống phổ biến, gia đình tôi gieo cấy chủ lực giống lúa ĐD2. Được biết, đây là giống lúa mới cho năng suất cao lại có thời gian sinh trưởng ngắn, có thể bắt kịp với các giống lúa đã gieo cấy trước”. Cùng với gia đình anh Tủa, vụ mùa năm 2018, có rất nhiều hộ dân thuộc 3 xã La Pán Tẩn, Púng Luông, Mồ Dề bắt đầu gieo cấy giống lúa thuần chất lượng cao ĐD2.
Để bảo đảm diện tích, năng suất, sản lượng cao với giống lúa mới này, Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) huyện đã xây dựng lịch gieo cấy, chuẩn bị giống lúa với định mức 40kg/ha cũng như phân bón cung ứng cho nhân dân. Thời gian ngâm ủ, gieo mạ từ ngày 8 đến 12/7/2018, thời gian cấy từ 20-25/7/2018.
Ngoài ra, huyện còn phân công nhiệm vụ cụ thể cho các đơn vị phụ trách theo tính chất công việc và địa bàn như: Phòng NN&PTNT huyện theo dõi chặt chẽ diễn biến khí hậu để có phương án tham mưu, chỉ đạo, giải quyết kịp thời, trực tiếp chỉ đạo thực hiện ở xã Púng Luông; Trạm Trồng trọt và Bảo vệ thực vật huyện theo dõi, nắm bắt diễn biến tình hình phát sinh và gây hại của các đối tượng sâu bệnh, phòng trừ kịp thời, trực tiếp chỉ đạo thực hiện tại xã La Pán Tẩn; Trạm Khuyến nông tăng cường chỉ đạo đội ngũ khuyến nông viên cơ sở thường xuyên bám sát địa bàn, khung lịch thời vụ để tuyên truyền, hướng dẫn nhân dân tích cực áp dụng tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất, trực tiếp chỉ đạo tại xã Mồ Dề.
ĐD2 là giống lúa mới, đã được Phòng NN&PTNT huyện phối hợp gieo cấy thử nghiệm tại xã Cao Phạ vào vụ đông xuân 2017. Thời gian đó, mặc dù thời tiết diễn biến phức tạp, thường xuyên xảy ra rét đậm, rét hại, làm chết trên 141 ha lúa cấy và 17,9 ha mạ, nhưng giống lúa ĐD2 chỉ bị ảnh hưởng nhẹ, không bị chết.
Cũng do ảnh hưởng của nhiệt độ thấp nhiều ngày nên thời gian sinh trưởng của cây lúa bị kéo dài hơn 20 ngày so với dự kiến, tuy nhiên vẫn tương đương với giống lúa Việt lai 20 và ngắn hơn giống lúa Nhị ưu 838 khoảng 10-15 ngày. Kết quả sau thu hoạch còn cho thấy, giống lúa này có tỷ lệ hạt lép thấp, tại điểm khảo nghiệm xã Cao Phạ đánh giá tỷ lệ hạt lép khoảng 12%, năng suất thực thu đạt 56,3 tạ/ha.
Anh Lương Văn Thư - Phó phòng NN&PTNT huyện cho biết: "Giống lúa ĐD2 là giống có khả năng sinh trưởng phát triển tốt, năng suất cao, khả năng chống đổ tốt và chỉ nhiễm sâu bệnh ở mức độ nhẹ, chất lượng gạo tốt, cơm mềm, dẻo. Đặc biệt, tiềm năng năng suất của giống lúa này là rất lớn, nếu áp dụng theo đúng quy trình kỹ thuật thì năng suất thực thu của giống có thể đạt được cao hơn nữa, trung bình từ 65-70 tạ/ha, thâm canh cao có thể đạt 75-80 tạ/ha”.
Việc trồng thí điểm giống lúa mới ĐD2 có năng suất, chất lượng cao, thích nghi rộng và có tính chống chịu cao đối với một số đối tượng sâu bệnh hại phổ biến đã góp phần đa dạng hóa bộ giống lúa, giúp người sản xuất sớm tiếp cận được các giống lúa thuần năng suất, chất lượng, phù hợp với các điều kiện khí hậu, thổ nhưỡng của địa phương, không ngừng nâng cao hiệu quả sản xuất, từng bước đưa sản xuất lúa theo hướng hàng hóa.
1461 lượt xem
Theo Báo Yên Bái
Với mục đích đưa những giống lúa ngắn ngày vào gieo cấy trên những diện tích lúa vụ đông xuân chín muộn, hạn chế tình trạng bỏ đất trống sau thu hoạch, vụ mùa năm 2018, huyện Mù Cang Chải đã đưa giống lúa ĐD2 vào gieo cấy thí điểm tại xã La Pán Tẩn, Púng Luông và Mồ Dề với tổng diện tích 10ha.Những ngày qua, gia đình anh Thào A Tủa ở bản Mý Háng Tủa Chử, xã Púng Luông tích cực thu hoạch lúa đông xuân chín muộn và nhanh chóng gieo mạ để lúa thu hoạch đến đâu là chuẩn bị gieo cấy đến đó. Anh Tủa cho biết: "Gia đình tôi có hơn 3.000m2 đất ruộng, trong đó phần lớn đang thu hoạch lúa đông xuân chín muộn do dính đợt mạ chết rét phải gieo cấy lại.
Vụ mùa năm nay, cùng với những giống phổ biến, gia đình tôi gieo cấy chủ lực giống lúa ĐD2. Được biết, đây là giống lúa mới cho năng suất cao lại có thời gian sinh trưởng ngắn, có thể bắt kịp với các giống lúa đã gieo cấy trước”. Cùng với gia đình anh Tủa, vụ mùa năm 2018, có rất nhiều hộ dân thuộc 3 xã La Pán Tẩn, Púng Luông, Mồ Dề bắt đầu gieo cấy giống lúa thuần chất lượng cao ĐD2.
Để bảo đảm diện tích, năng suất, sản lượng cao với giống lúa mới này, Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) huyện đã xây dựng lịch gieo cấy, chuẩn bị giống lúa với định mức 40kg/ha cũng như phân bón cung ứng cho nhân dân. Thời gian ngâm ủ, gieo mạ từ ngày 8 đến 12/7/2018, thời gian cấy từ 20-25/7/2018.
Ngoài ra, huyện còn phân công nhiệm vụ cụ thể cho các đơn vị phụ trách theo tính chất công việc và địa bàn như: Phòng NN&PTNT huyện theo dõi chặt chẽ diễn biến khí hậu để có phương án tham mưu, chỉ đạo, giải quyết kịp thời, trực tiếp chỉ đạo thực hiện ở xã Púng Luông; Trạm Trồng trọt và Bảo vệ thực vật huyện theo dõi, nắm bắt diễn biến tình hình phát sinh và gây hại của các đối tượng sâu bệnh, phòng trừ kịp thời, trực tiếp chỉ đạo thực hiện tại xã La Pán Tẩn; Trạm Khuyến nông tăng cường chỉ đạo đội ngũ khuyến nông viên cơ sở thường xuyên bám sát địa bàn, khung lịch thời vụ để tuyên truyền, hướng dẫn nhân dân tích cực áp dụng tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất, trực tiếp chỉ đạo tại xã Mồ Dề.
ĐD2 là giống lúa mới, đã được Phòng NN&PTNT huyện phối hợp gieo cấy thử nghiệm tại xã Cao Phạ vào vụ đông xuân 2017. Thời gian đó, mặc dù thời tiết diễn biến phức tạp, thường xuyên xảy ra rét đậm, rét hại, làm chết trên 141 ha lúa cấy và 17,9 ha mạ, nhưng giống lúa ĐD2 chỉ bị ảnh hưởng nhẹ, không bị chết.
Cũng do ảnh hưởng của nhiệt độ thấp nhiều ngày nên thời gian sinh trưởng của cây lúa bị kéo dài hơn 20 ngày so với dự kiến, tuy nhiên vẫn tương đương với giống lúa Việt lai 20 và ngắn hơn giống lúa Nhị ưu 838 khoảng 10-15 ngày. Kết quả sau thu hoạch còn cho thấy, giống lúa này có tỷ lệ hạt lép thấp, tại điểm khảo nghiệm xã Cao Phạ đánh giá tỷ lệ hạt lép khoảng 12%, năng suất thực thu đạt 56,3 tạ/ha.
Anh Lương Văn Thư - Phó phòng NN&PTNT huyện cho biết: "Giống lúa ĐD2 là giống có khả năng sinh trưởng phát triển tốt, năng suất cao, khả năng chống đổ tốt và chỉ nhiễm sâu bệnh ở mức độ nhẹ, chất lượng gạo tốt, cơm mềm, dẻo. Đặc biệt, tiềm năng năng suất của giống lúa này là rất lớn, nếu áp dụng theo đúng quy trình kỹ thuật thì năng suất thực thu của giống có thể đạt được cao hơn nữa, trung bình từ 65-70 tạ/ha, thâm canh cao có thể đạt 75-80 tạ/ha”.
Việc trồng thí điểm giống lúa mới ĐD2 có năng suất, chất lượng cao, thích nghi rộng và có tính chống chịu cao đối với một số đối tượng sâu bệnh hại phổ biến đã góp phần đa dạng hóa bộ giống lúa, giúp người sản xuất sớm tiếp cận được các giống lúa thuần năng suất, chất lượng, phù hợp với các điều kiện khí hậu, thổ nhưỡng của địa phương, không ngừng nâng cao hiệu quả sản xuất, từng bước đưa sản xuất lúa theo hướng hàng hóa.