Phó Thủ tướng Thường trực Trương Hòa Bình - Trưởng Ban Chỉ đạo quốc gia chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả (Ban Chỉ đạo 389) ban hành Quy chế tiếp nhận, xử lý tin báo về buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả.
Ảnh minh họa
Quy chế này áp dụng đối với Ban Chỉ đạo 389 các bộ, ngành, các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương; Văn phòng Thường trực Ban Chỉ đạo 389 quốc gia; các bộ, ngành có thành viên tham gia Ban Chỉ đạo 389 quốc gia; cán bộ, công chức, sĩ quan, chiến sĩ thuộc các đơn vị.
Theo quy chế, tin báo về buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả thông qua các hình thức điện thoại, thư điện tử (email), văn bản, trực tiếp. Người tiếp nhận, xử lý tin báo về buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả là cán bộ, công chức, sĩ quan, chiến sĩ thuộc các đơn vị quy định được giao nhiệm vụ tiếp nhận, đề xuất xử lý các tin báo đã tiếp nhận theo đúng quy định của pháp luật.
Tin báo về buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả phải được tiếp nhận kịp thời, đầy đủ, chính xác, xử lý theo đúng quy định của pháp luật. Chỉ tiếp nhận, xử lý tin báo được quy định do các các tổ chức, cá nhân phản ánh qua các hình thức điện thoại, thư điện tử (email), văn bản, trực tiếp. Số điện thoại đường dây nóng hoạt động 24/24 giờ trong ngày và 7 ngày trong tuần. Giữ bí mật các thông tin riêng của tổ chức, cá nhân báo tin và nội dung tin báo.
Các cơ quan, đơn vị có trách nhiệm lập và công bố số điện thoại đường dây nóng, địa chỉ thư điện tử của mình trên các phương tiện thông tin truyền thông, trên cơ sở số điện thoại đường dây nóng, thư điện tử đã có, hoặc lập đường dây nóng, thư điện tử mới để tiếp nhận tin báo; tổ chức nhận tin báo bằng văn bản và phản ánh trực tiếp của tổ chức, cá nhân. Các cơ quan, đơn vị, người tiếp nhận, xử lý tin báo phải mở sổ theo dõi việc tiếp nhận tin báo.
Khi người tiếp nhận, xử lý tin báo vắng mặt hoặc thay đổi công tác phải báo cáo và bàn giao lại các trang thiết bị, tài liệu, sổ theo dõi theo sự chỉ đạo của lãnh đạo cơ quan, đơn vị. Việc bàn giao phải được ghi nhận bằng văn bản.
Người tiếp nhận tin báo về buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả có trách nhiệm tiếp nhận kịp thời, đầy đủ, chính xác nội dung tin báo. Đối với tin báo không thuộc lĩnh vực, người tiếp nhận tin báo có trách nhiệm tư vấn, hướng dẫn người báo tin liên hệ với các cơ quan, đơn vị có thẩm quyền xử lý theo quy định.
Người tiếp nhận tin báo có quyền từ chối, không xử lý những tin báo có tính chất hoang báo; sử dụng tiếng nước ngoài, dùng từ ngữ thô tục, nội dung bôi nhọ, xúc phạm người khác; quấy rối điện thoại.
Sau khi tiếp nhận nội dung tin báo thì lãnh đạo được giao nhiệm vụ phụ trách căn cứ vào nội dung, độ tin cậy của tin báo để cử cán bộ, công chức, sĩ quan, chiến sĩ của cơ quan, đơn vị mình tiến hành xác minh, kiểm tra, thẩm định nội dung tin báo hoặc xét thấy không thuộc thẩm quyền của cơ quan, đơn vị mình thì chuyển tin báo đến các cơ quan, đơn vị có thẩm quyền xử lý theo quy định.
927 lượt xem
Theo Chinhphu.vn
Phó Thủ tướng Thường trực Trương Hòa Bình - Trưởng Ban Chỉ đạo quốc gia chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả (Ban Chỉ đạo 389) ban hành Quy chế tiếp nhận, xử lý tin báo về buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả.Quy chế này áp dụng đối với Ban Chỉ đạo 389 các bộ, ngành, các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương; Văn phòng Thường trực Ban Chỉ đạo 389 quốc gia; các bộ, ngành có thành viên tham gia Ban Chỉ đạo 389 quốc gia; cán bộ, công chức, sĩ quan, chiến sĩ thuộc các đơn vị.
Theo quy chế, tin báo về buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả thông qua các hình thức điện thoại, thư điện tử (email), văn bản, trực tiếp. Người tiếp nhận, xử lý tin báo về buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả là cán bộ, công chức, sĩ quan, chiến sĩ thuộc các đơn vị quy định được giao nhiệm vụ tiếp nhận, đề xuất xử lý các tin báo đã tiếp nhận theo đúng quy định của pháp luật.
Tin báo về buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả phải được tiếp nhận kịp thời, đầy đủ, chính xác, xử lý theo đúng quy định của pháp luật. Chỉ tiếp nhận, xử lý tin báo được quy định do các các tổ chức, cá nhân phản ánh qua các hình thức điện thoại, thư điện tử (email), văn bản, trực tiếp. Số điện thoại đường dây nóng hoạt động 24/24 giờ trong ngày và 7 ngày trong tuần. Giữ bí mật các thông tin riêng của tổ chức, cá nhân báo tin và nội dung tin báo.
Các cơ quan, đơn vị có trách nhiệm lập và công bố số điện thoại đường dây nóng, địa chỉ thư điện tử của mình trên các phương tiện thông tin truyền thông, trên cơ sở số điện thoại đường dây nóng, thư điện tử đã có, hoặc lập đường dây nóng, thư điện tử mới để tiếp nhận tin báo; tổ chức nhận tin báo bằng văn bản và phản ánh trực tiếp của tổ chức, cá nhân. Các cơ quan, đơn vị, người tiếp nhận, xử lý tin báo phải mở sổ theo dõi việc tiếp nhận tin báo.
Khi người tiếp nhận, xử lý tin báo vắng mặt hoặc thay đổi công tác phải báo cáo và bàn giao lại các trang thiết bị, tài liệu, sổ theo dõi theo sự chỉ đạo của lãnh đạo cơ quan, đơn vị. Việc bàn giao phải được ghi nhận bằng văn bản.
Người tiếp nhận tin báo về buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả có trách nhiệm tiếp nhận kịp thời, đầy đủ, chính xác nội dung tin báo. Đối với tin báo không thuộc lĩnh vực, người tiếp nhận tin báo có trách nhiệm tư vấn, hướng dẫn người báo tin liên hệ với các cơ quan, đơn vị có thẩm quyền xử lý theo quy định.
Người tiếp nhận tin báo có quyền từ chối, không xử lý những tin báo có tính chất hoang báo; sử dụng tiếng nước ngoài, dùng từ ngữ thô tục, nội dung bôi nhọ, xúc phạm người khác; quấy rối điện thoại.
Sau khi tiếp nhận nội dung tin báo thì lãnh đạo được giao nhiệm vụ phụ trách căn cứ vào nội dung, độ tin cậy của tin báo để cử cán bộ, công chức, sĩ quan, chiến sĩ của cơ quan, đơn vị mình tiến hành xác minh, kiểm tra, thẩm định nội dung tin báo hoặc xét thấy không thuộc thẩm quyền của cơ quan, đơn vị mình thì chuyển tin báo đến các cơ quan, đơn vị có thẩm quyền xử lý theo quy định.