Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chủ trì, phối hợp với các địa phương, cơ quan liên quan kiên quyết đẩy mạnh triển khai các giải pháp để ngay trong tháng 4/2020 đưa giá lợn hơi về mức bình thường như trước khi có dịch bệnh tả lợn Châu Phi (khoảng 60 nghìn đồng/kg), bằng các biện pháp phù hợp.
Ảnh minh họa.
Đây là nội dung Thông báo kết luận của Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc tại cuộc họp Thường trực Chính phủ với Ban Chỉ đạo điều hành giá ngày 20/3/2020 về giải pháp bình ổn giá thịt lợn, thúc đẩy sản xuất và chế biến nông sản.
Thông báo nêu rõ, Thủ tướng Chính phủ yêu cầu các Bộ, ngành, địa phương theo chức năng, nhiệm vụ được giao tích cực, quyết liệt triển khai đồng bộ các giải pháp đề ra và tập trung phối hợp chặt chẽ thực hiện hiệu quả các nhiệm vụ được giao.
Trong đó, các Bộ, ngành, cơ quan chức năng và các địa phương thực hiện quản lý mặt hàng thịt lợn theo nguyên tắc: đây là mặt hàng quan trọng phục vụ nhu cầu tiêu dùng của người dân, văn hóa tiêu dùng thực phẩm của người Việt Nam; trong bối cảnh dịch bệnh phức tạp, nguồn cung chưa bảo đảm thì giá thịt lợn là giá thị trường có sự quản lý của Nhà nước, trong đó tập trung thúc đẩy sản xuất, chăn nuôi, tái đàn, chế biến, điều hòa và cân đối cung cầu để bình ổn giá thịt lợn; đồng thời thực hiện đồng bộ các giải pháp điều hành kinh tế vĩ mô, chính sách tiền tệ và quản lý giá cả để kiểm soát lạm phát theo mục tiêu đã đề ra; quyết liệt thực hiện các giải pháp chống đầu cơ, trục lợi, thao túng và nâng giá bất hợp lý, xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm.
Cơ quan chức năng tăng cường kiểm tra, kiểm soát thị trường, ngăn chặn việc vận chuyển, kinh doanh lợn thịt và thịt lợn không rõ nguồn gốc; giám sát chặt chẽ và hạn chế tối đa việc đầu cơ, tích trữ, thu mua, buôn bán, vận chuyển lợn sống và thịt lợn trái phép qua biên giới; kiểm soát chặt chẽ việc xuất khẩu và phải tính toán phù hợp theo từng thời điểm nhằm bảo đảm nguồn cung cho thị trường trong nước và tránh tình trạng lây lan dịch bệnh. Bên cạnh đó, tăng cường các hoạt động truyền thông, tuyên truyền về giá cả thị trường, tình hình nguồn cung và phòng chống dịch bệnh; vận động người dân sử dụng các thực phẩm thay thế cho thịt lợn và sử dụng sản phẩm thịt lợn đông lạnh thay cho thịt nóng nhằm giảm áp lực cho nguồn cung thị trường trong nước.
Các địa phương định hướng các doanh nghiệp chế biến thực phẩm trên địa bàn tăng cường cung cấp các sản phẩm thịt lợn chế biến sẵn từ nguồn thịt lợn nhập khẩu nhằm đáp ứng tốt hơn nhu cầu, thị hiếu của người dân và thay thế một phần nhu cầu sử dụng thịt nóng trên thị trường.
Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chủ trì, phối hợp với các địa phương, cơ quan liên quan chỉ đạo, hướng dẫn địa phương, các lực lượng chức năng, các tổ chức và cá nhân sản xuất chăn nuôi lợn tiếp tục nâng cao trách nhiệm, năng lực và áp dụng khoa học công nghệ tiên tiến trong chăn nuôi và thực hiện tốt công tác phòng, chống bệnh dịch tả lợn Châu Phi; khẩn trương tái đàn theo hướng bền vững, chăn nuôi theo mô hình khép kín và an toàn sinh học; đẩy mạnh sản xuất con giống bảo đảm nguồn cung tái đàn, đảm bảo tổng đàn lợn cả nước đáp ứng đủ nhu cầu tiêu dùng trong nước; nghiên cứu, chế biến thực phẩm phù hợp khác để bổ sung nhu cầu tiêu dùng thực phẩm của người dân.
Bên cạnh đó, tiếp tục phối hợp với Bộ Công Thương và các cơ quan liên quan triển khai nhập khẩu mặt hàng thịt lợn ngay trong tháng 4/2020 đảm bảo tổng số lượng nhập khẩu theo chủ trương khoảng 100 nghìn tấn theo tinh thần chỉ đạo của Trưởng Ban Chỉ đạo điều hành giá tại Thông báo số 35/TB-VPCP ngày 02/2/2020 của Văn phòng Chính phủ; tăng cường phối hợp chặt chẽ với Bộ Công Thương và các cơ quan kiểm tra, kiểm soát chợ đầu mối và khâu giết mổ, không để đầu cơ trục lợi đẩy giá ở 2 khâu này.
Thủ tướng giao Bộ Công Thương chủ trì, phối hợp với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và các địa phương, cơ quan liên quan chủ trì kiểm tra, rà soát, đánh giá thực trạng hệ thống kênh phân phối, cung ứng, lò mổ và đầu mối bán buôn, bán lẻ đối với mặt hàng thịt lợn tính từ cửa trại, cửa chuồng của doanh nghiệp, người chăn nuôi đến doanh nghiệp, siêu thị, người bán cuối cùng trực tiếp cung ứng cho người tiêu dùng.
Bên cạnh đó, làm rõ những bất cập, hạn chế (nếu có) đề xuất giải pháp khắc phục đảm bảo giảm thiểu các khâu trung gian đẩy chi phí lưu thông, tăng giá bán, tiến tới hoàn thiện hệ thống phân phối, bán buôn bán lẻ tinh gọn hiệu quả, có chi phí lưu thông hợp lý trong cơ cấu giá bán hàng.
Trong trường hợp việc cung cấp thịt lợn trong nước cố tình đẩy giá lên làm ảnh hưởng đến đời sống nhân dân, Bộ Công Thương chủ trì cùng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn để nhập khẩu khi cần thiết.
Bộ Tài chính chủ trì, phối hợp với các địa phương, cơ quan liên quan tổng hợp tình hình giả cả thị trường để kịp thời báo cáo Thủ tướng Chính phủ, Trưởng Ban Chỉ đạo điều hành giá những diễn biến mặt bằng giá khi có biến động, phát sinh và các đề xuất, kiến nghị giải pháp nhằm kiểm soát lạm phát theo mục tiêu Quốc hội, Chính phủ đã đề ra; rà soát, trình cấp có thẩm quyền về cơ chế, chính sách, đối tượng hỗ trợ, mức hỗ trợ kinh phí trong phòng, chống dịch tả lợn Châu Phi năm 2020 và thực hiện giao, phân bổ kinh phí kịp thời cho các địa phương sau khi được phê duyệt.
Bộ Công Thương, Bộ Tài chính khẩn trương thực hiện kiểm tra việc chấp hành pháp luật về độc quyền, cạnh tranh… làm rõ việc hạch toán chi phí, giá thành, lợi nhuận, nộp ngân sách Nhà nước của các doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh thịt lợn theo tinh thần chỉ đạo của Trưởng Ban Chỉ đạo điều hành giá tại Thông báo số 35/TB-VPCP ngày 02/2/2020 của Văn phòng Chính phủ.
Thủ tướng phân công Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng chủ trì họp với những doanh nghiệp, trang trại chăn nuôi lợn lớn, đại diện hộ nông dân tiêu biểu của ngành chăn nuôi để quán triệt và thống nhất chủ trương, đồng thời đề xuất những vấn đề cụ thể, những nhiệm vụ, giải pháp cần thiết, phù hợp tiếp tục phát triển đàn lợn ở Việt Nam, nhất là những giống lợn quý, tốt, góp phần thúc đẩy phát triển nông nghiệp bền vững và mang lại lợi ích cho nhà sản xuất và người tiêu dùng.
1109 lượt xem
Theo Dangcongsan.vn
Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chủ trì, phối hợp với các địa phương, cơ quan liên quan kiên quyết đẩy mạnh triển khai các giải pháp để ngay trong tháng 4/2020 đưa giá lợn hơi về mức bình thường như trước khi có dịch bệnh tả lợn Châu Phi (khoảng 60 nghìn đồng/kg), bằng các biện pháp phù hợp.Đây là nội dung Thông báo kết luận của Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc tại cuộc họp Thường trực Chính phủ với Ban Chỉ đạo điều hành giá ngày 20/3/2020 về giải pháp bình ổn giá thịt lợn, thúc đẩy sản xuất và chế biến nông sản.
Thông báo nêu rõ, Thủ tướng Chính phủ yêu cầu các Bộ, ngành, địa phương theo chức năng, nhiệm vụ được giao tích cực, quyết liệt triển khai đồng bộ các giải pháp đề ra và tập trung phối hợp chặt chẽ thực hiện hiệu quả các nhiệm vụ được giao.
Trong đó, các Bộ, ngành, cơ quan chức năng và các địa phương thực hiện quản lý mặt hàng thịt lợn theo nguyên tắc: đây là mặt hàng quan trọng phục vụ nhu cầu tiêu dùng của người dân, văn hóa tiêu dùng thực phẩm của người Việt Nam; trong bối cảnh dịch bệnh phức tạp, nguồn cung chưa bảo đảm thì giá thịt lợn là giá thị trường có sự quản lý của Nhà nước, trong đó tập trung thúc đẩy sản xuất, chăn nuôi, tái đàn, chế biến, điều hòa và cân đối cung cầu để bình ổn giá thịt lợn; đồng thời thực hiện đồng bộ các giải pháp điều hành kinh tế vĩ mô, chính sách tiền tệ và quản lý giá cả để kiểm soát lạm phát theo mục tiêu đã đề ra; quyết liệt thực hiện các giải pháp chống đầu cơ, trục lợi, thao túng và nâng giá bất hợp lý, xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm.
Cơ quan chức năng tăng cường kiểm tra, kiểm soát thị trường, ngăn chặn việc vận chuyển, kinh doanh lợn thịt và thịt lợn không rõ nguồn gốc; giám sát chặt chẽ và hạn chế tối đa việc đầu cơ, tích trữ, thu mua, buôn bán, vận chuyển lợn sống và thịt lợn trái phép qua biên giới; kiểm soát chặt chẽ việc xuất khẩu và phải tính toán phù hợp theo từng thời điểm nhằm bảo đảm nguồn cung cho thị trường trong nước và tránh tình trạng lây lan dịch bệnh. Bên cạnh đó, tăng cường các hoạt động truyền thông, tuyên truyền về giá cả thị trường, tình hình nguồn cung và phòng chống dịch bệnh; vận động người dân sử dụng các thực phẩm thay thế cho thịt lợn và sử dụng sản phẩm thịt lợn đông lạnh thay cho thịt nóng nhằm giảm áp lực cho nguồn cung thị trường trong nước.
Các địa phương định hướng các doanh nghiệp chế biến thực phẩm trên địa bàn tăng cường cung cấp các sản phẩm thịt lợn chế biến sẵn từ nguồn thịt lợn nhập khẩu nhằm đáp ứng tốt hơn nhu cầu, thị hiếu của người dân và thay thế một phần nhu cầu sử dụng thịt nóng trên thị trường.
Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chủ trì, phối hợp với các địa phương, cơ quan liên quan chỉ đạo, hướng dẫn địa phương, các lực lượng chức năng, các tổ chức và cá nhân sản xuất chăn nuôi lợn tiếp tục nâng cao trách nhiệm, năng lực và áp dụng khoa học công nghệ tiên tiến trong chăn nuôi và thực hiện tốt công tác phòng, chống bệnh dịch tả lợn Châu Phi; khẩn trương tái đàn theo hướng bền vững, chăn nuôi theo mô hình khép kín và an toàn sinh học; đẩy mạnh sản xuất con giống bảo đảm nguồn cung tái đàn, đảm bảo tổng đàn lợn cả nước đáp ứng đủ nhu cầu tiêu dùng trong nước; nghiên cứu, chế biến thực phẩm phù hợp khác để bổ sung nhu cầu tiêu dùng thực phẩm của người dân.
Bên cạnh đó, tiếp tục phối hợp với Bộ Công Thương và các cơ quan liên quan triển khai nhập khẩu mặt hàng thịt lợn ngay trong tháng 4/2020 đảm bảo tổng số lượng nhập khẩu theo chủ trương khoảng 100 nghìn tấn theo tinh thần chỉ đạo của Trưởng Ban Chỉ đạo điều hành giá tại Thông báo số 35/TB-VPCP ngày 02/2/2020 của Văn phòng Chính phủ; tăng cường phối hợp chặt chẽ với Bộ Công Thương và các cơ quan kiểm tra, kiểm soát chợ đầu mối và khâu giết mổ, không để đầu cơ trục lợi đẩy giá ở 2 khâu này.
Thủ tướng giao Bộ Công Thương chủ trì, phối hợp với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và các địa phương, cơ quan liên quan chủ trì kiểm tra, rà soát, đánh giá thực trạng hệ thống kênh phân phối, cung ứng, lò mổ và đầu mối bán buôn, bán lẻ đối với mặt hàng thịt lợn tính từ cửa trại, cửa chuồng của doanh nghiệp, người chăn nuôi đến doanh nghiệp, siêu thị, người bán cuối cùng trực tiếp cung ứng cho người tiêu dùng.
Bên cạnh đó, làm rõ những bất cập, hạn chế (nếu có) đề xuất giải pháp khắc phục đảm bảo giảm thiểu các khâu trung gian đẩy chi phí lưu thông, tăng giá bán, tiến tới hoàn thiện hệ thống phân phối, bán buôn bán lẻ tinh gọn hiệu quả, có chi phí lưu thông hợp lý trong cơ cấu giá bán hàng.
Trong trường hợp việc cung cấp thịt lợn trong nước cố tình đẩy giá lên làm ảnh hưởng đến đời sống nhân dân, Bộ Công Thương chủ trì cùng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn để nhập khẩu khi cần thiết.
Bộ Tài chính chủ trì, phối hợp với các địa phương, cơ quan liên quan tổng hợp tình hình giả cả thị trường để kịp thời báo cáo Thủ tướng Chính phủ, Trưởng Ban Chỉ đạo điều hành giá những diễn biến mặt bằng giá khi có biến động, phát sinh và các đề xuất, kiến nghị giải pháp nhằm kiểm soát lạm phát theo mục tiêu Quốc hội, Chính phủ đã đề ra; rà soát, trình cấp có thẩm quyền về cơ chế, chính sách, đối tượng hỗ trợ, mức hỗ trợ kinh phí trong phòng, chống dịch tả lợn Châu Phi năm 2020 và thực hiện giao, phân bổ kinh phí kịp thời cho các địa phương sau khi được phê duyệt.
Bộ Công Thương, Bộ Tài chính khẩn trương thực hiện kiểm tra việc chấp hành pháp luật về độc quyền, cạnh tranh… làm rõ việc hạch toán chi phí, giá thành, lợi nhuận, nộp ngân sách Nhà nước của các doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh thịt lợn theo tinh thần chỉ đạo của Trưởng Ban Chỉ đạo điều hành giá tại Thông báo số 35/TB-VPCP ngày 02/2/2020 của Văn phòng Chính phủ.
Thủ tướng phân công Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng chủ trì họp với những doanh nghiệp, trang trại chăn nuôi lợn lớn, đại diện hộ nông dân tiêu biểu của ngành chăn nuôi để quán triệt và thống nhất chủ trương, đồng thời đề xuất những vấn đề cụ thể, những nhiệm vụ, giải pháp cần thiết, phù hợp tiếp tục phát triển đàn lợn ở Việt Nam, nhất là những giống lợn quý, tốt, góp phần thúc đẩy phát triển nông nghiệp bền vững và mang lại lợi ích cho nhà sản xuất và người tiêu dùng.
Các bài khác
- Tăng cường công tác quản lý đê điều và chuẩn bị sẵn sàng hộ đê, chống lũ, bão năm 2020 (27/03/2020)
- Giảm hàng loạt lãi suất điều hành từ ngày 17/3 (17/03/2020)
- Gia hạn nộp thuế cho hộ, cá nhân kinh doanh do ảnh hưởng Covid-19 (17/03/2020)
- Bộ, ngành, địa phương khẩn trương xây dựng chương trình tiết kiệm, chống lãng phí (13/03/2020)
- Thủ tướng chỉ thị quyết liệt phòng chống dịch bệnh gia súc, gia cầm (10/03/2020)
- Đẩy mạnh hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp nhỏ và vừa (27/02/2020)
- Cấm khai thác cát, sỏi tại khu vực bờ sông có nguy cơ sạt, lở (26/02/2020)
- UBND tỉnh yêu cầu đẩy nhanh tiến độ thực hiện và tháo gỡ khó khăn đối với các dự án được cấp quyết định chủ trương đầu tư trên địa bàn tỉnh (25/02/2020)
- Cơ cấu lại ngành dịch vụ để phát triển nhanh, bền vững (21/02/2020)
- Quyết liệt phòng, chống dịch bệnh, kiên định mục tiêu ổn định kinh tế (17/02/2020)
Xem thêm »