Phụ trách địa bàn huyện Mù Cang Chải, những năm qua, Đội Quản lý thị trường số 9 thường xuyên tổ chức các đợt kiểm tra theo kế hoạch và kiểm tra đột xuất phối hợp với các đoàn kiểm tra liên ngành.
Cán bộ Đội QLTT số 9 kiểm tra hàng hóa kinh doanh trên địa bàn.
Mù Cang Chải là huyện vùng cao có chợ đầu mối chính tại trung tâm huyện - nơi kinh doanh buôn bán các loại hàng hóa tiêu dùng, thu hút số lượng lớn người kinh doanh, mua bán. Hàng hóa ở đây được bày bán rất đa dạng với nhiều chủng loại như: quần, áo, giầy, dép, hàng tạp hóa, bánh, kẹo và các sản phẩm khô và thịt, cá các loại…
Lợi dụng vào sự kém hiểu biết về các loại sản phẩm hàng hóa của người tiêu dùng, các đối tượng kinh doanh đã dùng nhiều thủ đoạn tinh vi, vận chuyển hàng giả, hàng kém chất lượng, hàng cấm vào địa bàn để tiêu thụ.
Theo các cơ quan chức năng, gần đây, tình hình vi phạm về kinh doanh, đặc biệt là hàng quá hạn sử dụng, hàng giả, trên địa bàn huyện vẫn còn diễn biến khá phức tạp.
Nhiều vụ việc được phát hiện chủ yếu trên khâu lưu thông và các cơ sở kinh doanh cố định thuộc các ngành như: lương thực, thực phẩm, các sản phẩm bánh, kẹo, mì chính, bột giặt, dầu gội đầu, đồ chơi trẻ em mang tính kích động bạo lực...
Phụ trách địa bàn huyện Mù Cang Chải, những năm qua, Đội Quản lý thị trường (QLTT) số 9 thường xuyên tổ chức các đợt kiểm tra theo kế hoạch và kiểm tra đột xuất phối hợp với các đoàn kiểm tra liên ngành, nhằm sớm phát hiện, xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm.
Năm 2017, Đội đã kiểm tra 58 đợt, phát hiện xử lý 23 vụ vi phạm, xử phạt hành chính gần 80 triệu đồng, bán hàng tịch thu trên 40 triệu đồng, giá trị hàng tiêu hủy trên 10 triệu đồng. Trong 7 tháng năm 2018, tổ chức 31 đợt kiểm tra, xử lý vi phạm 27 vụ, xử phạt hành chính trên 34 triệu đồng, bán hàng tịch thu gần 3 triệu đồng và giá trị hàng tiêu hủy trên 21 triệu đồng.
Ông Lê Văn Tâm - Đội trưởng Đội QLTT số 9 cho biết: "Trên địa bàn huyện có 12 doanh nghiệp, 7 hợp tác xã và 296 hộ kinh doanh cá thể. Qua kiểm tra, cơ bản không có việc đầu cơ găm hàng bán phá giá, nhưng tình trạng vận chuyển hàng hóa nhập lậu, hàng quá hạn sử dụng, hàng giả nhãn mác, vi phạm về đăng ký kinh doanh vẫn còn xảy ra. Mặc dù, Đội chỉ có 4 cán bộ, nhưng để hoàn thành nhiệm vụ được giao, chúng tôi phân công mỗi cán bộ phụ trách 3 xã. Ngoài ra, thường xuyên phối hợp với lực lượng chức năng của tỉnh, huyện kiểm tra các phương tiện trên khâu lưu thông nhằm kịp thời phát hiện và xử lý các đối tượng vi phạm theo quy định của pháp luật”.
Cùng với tăng cường kiểm tra thường xuyên theo định kỳ tại các cơ sở sản xuất, kinh doanh cố định trên địa bàn thì công tác phối hợp với đoàn kiểm tra liên ngành chống buôn lậu của huyện trên khâu lưu thông cũng được tăng cường.
Nhiều vụ việc được phát hiện ngay trong đầu năm 2018, điển hình như ngày 5/1/2018, đoàn kiểm tra liên ngành của huyện kiểm tra xe ô tô tải biển kiểm soát 29C - 94774, do ông Thạch Thọ Hướng, trú tại xã Đinh Xuyên, huyện Gia Lâm, thành phố Hà Nội điều khiển. Qua kiểm tra phát hiện trên xe chở 10.800 gói dầu gội đầu giả mạo nhãn hiệu Sunsilk trị giá gần 4 triệu đồng. Đoàn đã lập biên bản, tịch thu toàn bộ số hàng trên và xử phạt hành chính ông Thạch Thọ Hướng 4 triệu đồng.
Vụ thứ 2 vào ngày 8/1/2018, đoàn kiểm tra liên ngành chống buôn lậu của huyện, kiểm tra xe ô tô biển kiểm soát 17C - 08481, do ông Nguyễn Đăng Mừng, trú tại xã Vũ Linh, huyện Kiến Xương, tỉnh Thái Bình điều khiển và phát hiện trên xe có 4 bộ bàn cầu giả mạo nhãn hiệu Linax, trị giá 2,8 triệu đồng. Đoàn đã lập biên bản tịch thu số hàng trên và xử phạt hành chính đối với ông Nguyễn Đăng Mừng số tiền 4 triệu đồng.
Để tiếp tục quản lý tốt thị trường từ nay đến cuối năm, Đội QLTT số 9 đã xây dựng kế hoạch và chủ động phối hợp với các ngành chức năng tăng cường quản lý kiểm soát chặt thị trường, chống mua bán hàng nhái, hàng giả, hàng kém chất lượng, nhất là chống tăng giá trong dịp lễ hội, tết Nguyên đán; tổ chức cho các hộ kinh doanh ký cam kết không buôn bán những mặt hàng không rõ xuất xứ, nguồn gốc, nhãn mác, không tích trữ hàng, không tự ý tăng giá; tăng cường kiểm tra thống kê giá ở từng thời điểm để có căn cứ xử lý nghiêm các trường hợp sai phạm, góp phần đảm bảo quyền, lợi ích hợp pháp của người tiêu dùng.
1410 lượt xem
Theo Báo Yên Bái
Phụ trách địa bàn huyện Mù Cang Chải, những năm qua, Đội Quản lý thị trường số 9 thường xuyên tổ chức các đợt kiểm tra theo kế hoạch và kiểm tra đột xuất phối hợp với các đoàn kiểm tra liên ngành. Mù Cang Chải là huyện vùng cao có chợ đầu mối chính tại trung tâm huyện - nơi kinh doanh buôn bán các loại hàng hóa tiêu dùng, thu hút số lượng lớn người kinh doanh, mua bán. Hàng hóa ở đây được bày bán rất đa dạng với nhiều chủng loại như: quần, áo, giầy, dép, hàng tạp hóa, bánh, kẹo và các sản phẩm khô và thịt, cá các loại…
Lợi dụng vào sự kém hiểu biết về các loại sản phẩm hàng hóa của người tiêu dùng, các đối tượng kinh doanh đã dùng nhiều thủ đoạn tinh vi, vận chuyển hàng giả, hàng kém chất lượng, hàng cấm vào địa bàn để tiêu thụ.
Theo các cơ quan chức năng, gần đây, tình hình vi phạm về kinh doanh, đặc biệt là hàng quá hạn sử dụng, hàng giả, trên địa bàn huyện vẫn còn diễn biến khá phức tạp.
Nhiều vụ việc được phát hiện chủ yếu trên khâu lưu thông và các cơ sở kinh doanh cố định thuộc các ngành như: lương thực, thực phẩm, các sản phẩm bánh, kẹo, mì chính, bột giặt, dầu gội đầu, đồ chơi trẻ em mang tính kích động bạo lực...
Phụ trách địa bàn huyện Mù Cang Chải, những năm qua, Đội Quản lý thị trường (QLTT) số 9 thường xuyên tổ chức các đợt kiểm tra theo kế hoạch và kiểm tra đột xuất phối hợp với các đoàn kiểm tra liên ngành, nhằm sớm phát hiện, xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm.
Năm 2017, Đội đã kiểm tra 58 đợt, phát hiện xử lý 23 vụ vi phạm, xử phạt hành chính gần 80 triệu đồng, bán hàng tịch thu trên 40 triệu đồng, giá trị hàng tiêu hủy trên 10 triệu đồng. Trong 7 tháng năm 2018, tổ chức 31 đợt kiểm tra, xử lý vi phạm 27 vụ, xử phạt hành chính trên 34 triệu đồng, bán hàng tịch thu gần 3 triệu đồng và giá trị hàng tiêu hủy trên 21 triệu đồng.
Ông Lê Văn Tâm - Đội trưởng Đội QLTT số 9 cho biết: "Trên địa bàn huyện có 12 doanh nghiệp, 7 hợp tác xã và 296 hộ kinh doanh cá thể. Qua kiểm tra, cơ bản không có việc đầu cơ găm hàng bán phá giá, nhưng tình trạng vận chuyển hàng hóa nhập lậu, hàng quá hạn sử dụng, hàng giả nhãn mác, vi phạm về đăng ký kinh doanh vẫn còn xảy ra. Mặc dù, Đội chỉ có 4 cán bộ, nhưng để hoàn thành nhiệm vụ được giao, chúng tôi phân công mỗi cán bộ phụ trách 3 xã. Ngoài ra, thường xuyên phối hợp với lực lượng chức năng của tỉnh, huyện kiểm tra các phương tiện trên khâu lưu thông nhằm kịp thời phát hiện và xử lý các đối tượng vi phạm theo quy định của pháp luật”.
Cùng với tăng cường kiểm tra thường xuyên theo định kỳ tại các cơ sở sản xuất, kinh doanh cố định trên địa bàn thì công tác phối hợp với đoàn kiểm tra liên ngành chống buôn lậu của huyện trên khâu lưu thông cũng được tăng cường.
Nhiều vụ việc được phát hiện ngay trong đầu năm 2018, điển hình như ngày 5/1/2018, đoàn kiểm tra liên ngành của huyện kiểm tra xe ô tô tải biển kiểm soát 29C - 94774, do ông Thạch Thọ Hướng, trú tại xã Đinh Xuyên, huyện Gia Lâm, thành phố Hà Nội điều khiển. Qua kiểm tra phát hiện trên xe chở 10.800 gói dầu gội đầu giả mạo nhãn hiệu Sunsilk trị giá gần 4 triệu đồng. Đoàn đã lập biên bản, tịch thu toàn bộ số hàng trên và xử phạt hành chính ông Thạch Thọ Hướng 4 triệu đồng.
Vụ thứ 2 vào ngày 8/1/2018, đoàn kiểm tra liên ngành chống buôn lậu của huyện, kiểm tra xe ô tô biển kiểm soát 17C - 08481, do ông Nguyễn Đăng Mừng, trú tại xã Vũ Linh, huyện Kiến Xương, tỉnh Thái Bình điều khiển và phát hiện trên xe có 4 bộ bàn cầu giả mạo nhãn hiệu Linax, trị giá 2,8 triệu đồng. Đoàn đã lập biên bản tịch thu số hàng trên và xử phạt hành chính đối với ông Nguyễn Đăng Mừng số tiền 4 triệu đồng.
Để tiếp tục quản lý tốt thị trường từ nay đến cuối năm, Đội QLTT số 9 đã xây dựng kế hoạch và chủ động phối hợp với các ngành chức năng tăng cường quản lý kiểm soát chặt thị trường, chống mua bán hàng nhái, hàng giả, hàng kém chất lượng, nhất là chống tăng giá trong dịp lễ hội, tết Nguyên đán; tổ chức cho các hộ kinh doanh ký cam kết không buôn bán những mặt hàng không rõ xuất xứ, nguồn gốc, nhãn mác, không tích trữ hàng, không tự ý tăng giá; tăng cường kiểm tra thống kê giá ở từng thời điểm để có căn cứ xử lý nghiêm các trường hợp sai phạm, góp phần đảm bảo quyền, lợi ích hợp pháp của người tiêu dùng.