Ngày 07/11/2019, Ủy ban nhân dân tỉnh Yên Bái đã ban hành Quyết định số 2657/QĐ-UBND công nhận làng nghề trồng, chế biến và bảo quản chè đặc sản Suối Giàng, thôn Giàng B, xã Suối Giàng, huyện Văn Chấn tỉnh Yên Bái.
Đặc sản chè Suối Giàng
1. Tên làng nghề: Làng nghề truyền thống, chế biến và bảo quản chè đặc sản Suối Giàng, thôn Giàng B.
2. Địa chỉ: Xã Suối Giàng, huyện Văn Chấn, tỉnh Yên Bái.
3. Quyết định công bố: Quyết định số 2657/QĐ-UBND ngày 07/11/2019 của Ủy ban nhân dân tỉnh Yên Bái.
4. Đường đến làng nghề: Xã Suối Giàng cách trung tâm huyện Văn Chấn 12 km, phía Bắc giáp với xã Suối Quyền và An Lương; phía Nam giáp xã Sơn Thịnh; phía Tây giáp xã Phù Nham; phía Đông giáp xã Suối Bu và xã Hồng Ca của huyện Trấn Yên. Thôn Giàng B có vị trí địa lý nằm ở trung tâm xã Suối Giàng; phía Bắc giáp thôn Giàng A; Phía nam giáp thôn Văn Thi 3, xã Sơn Thịnh; Phía Đông giáp xã Suối Bu; Phía Tây giáp thôn Pang Cáng.
5. Quá trình hình thành và phát triển:
Xã Suối Giàng cách trung tâm huyện Văn Chấn 12 km. Diện tích tự nhiên 6.033,65 ha, trong đó: Đất sản xuất nông nghiệp 2.637,28 ha (43,71%); đất lâm nghiệp 3.099,50 ha (51,37%); đất thủy sản 1,28 ha (0,021%); đất phi nông nghiệp 293,48 ha (4,86%); đất chưa sử dụng 2,1 ha (0,034%). Độ cao trung bình so với mặt nước biển trên 1.000m.
Suối Giàng nằm ở độ cao trên 1.371 m so với mặt nước biển nên nơi đây có khí hậu mát mẻ quanh năm. Nhiệt độ trung bình thường thấp hơn khu vực huyện Văn Chấn, thị xã Nghĩa Lộ từ 8 0 C-9 0 C. Nếu như mùa hè ở Nghĩa Lộ, Văn Chấn nhiệt độ từ 34 0 C-350C thì ở Suối Giàng chỉ khoảng từ 25-260C.
Diện tích chè tại xã Suối Giàng hiện có 465 ha; trong 465 ha chè có 193 ha đất chè cổ thụ, tập trung chủ yếu tại 4 thôn: Pang Káng, Bản Mới, Giàng A và Giàng B. Số lượng chè cổ thụ tập trung nhiều nhất tại 31 hộ trong xã, hộ có diện tích lớn nhất có trên 3,0 ha với mật độ bình quân của diện tích chè cổ thụ từ 600-800 cây/ha.
Sản lượng chè búp tươi Suối Giàng trong những năm qua có sự biến động đáng kể phụ thuộc vào hình thức quản lý và tiêu chuẩn chè búp tươi, trung bình đạt 1,3 - 1,5 tấn/ha, sản lượng chè búp tươi hàng năm đạt khoảng 600 tấn. Trong những năm qua sản lượng chè búp tươi được một số doanh nghiệp đóng trên địa bàn xã và các hộ gia đình trong và ngoài xã thu mua để chế biến chè xanh.
Về tập quán canh tác, thu hái của người dân: Các hộ dân không sử dụng các loại phân bón hay thuốc trừ sâu. Hàng năm thực hiện phát cỏ hai lần (lần 1 vào tháng 12 và tháng 1, lần 2 vào tháng 6 và tháng 7). Công tác thu hái chè hoàn toàn bằng thủ công (không có hiện tượng cắt chè).
Trên địa bàn xã đã thành lập được 18 tổ với 417 hộ trồng chè – chủ yếu là trồng và bảo vệ chè, nhân dân đã chú trọng trong việc đầu tư thâm canh, chăm sóc, chế biến coi cây chè là một trong những nguồn thu nhập chính của hộ.
Thôn Giàng B có vị trí địa lý nằm ở trung tâm xã phía Bắc giáp thôn Giàng A; Phía nam giáp thôn Văn Thi 3, xã Sơn Thịnh; Phía Đông giáp xã Suối Bu; phía Tây giáp thôn Pang Cáng với tổng số hộ dân 125 hộ, 495 nhân khẩu có tổng diện tích đất tự nhiên 886 ha, trong đó đất sản xuất nông nghiệp 80,7 ha.
Diện tích cây chè hiện có 88,4 ha, Cây chè nơi đây được nhân dân trồng từ rất lâu đời bằng giống chè Shan tuyết, về thổ nhưỡng nơi đây rất phù hợp cho cây chè sinh trưởng và phát triển, cho năng xuất và chất lượng tốt. Trong những năm gần đây được sự quan tâm của Nhà nước, cùng với sự chỉ đạo của Đảng ủy, chính quyền địa phương đã vận động, tuyên truyền nhân dân chăm sóc và thu hái chè theo đúng quy cách phẩm cấp để đảm bảo nuôi dưỡng cây, đồng thời đảm chất lượng và năng suất chè búp tươi; Từ năm 2010 đến nay nhân dân dần chuyển từ bán chè búp tươi sang xây dựng xưởng, mua máy chế biến mi ni tự chế biến sản xuất chè đặc sản. Sản phẩm chè đặc sản của các hộ trong thôn đã được người tiêu dùng trong và ngoài tỉnh đánh giá chất lượng tốt, đã tạo được công ăn việc làm tại chỗ cho các lao động trong thôn và hiện nay cây chè là một trong nguồn thu nhập chính của các hộ gia đình làm chè trong thôn.
Giá trị sản xuất doanh thu, thu nhập từ nghề của làng 2 năm liên tiếp: Trong hai năm 2023 và năm 2024 doanh thu đạt được từ thu hái, sản xuất chế biến chè của thôn Giàng B đạt trên 6 tỷ đồng.
Hiện trong thôn có 72 hộ tham gia sản xuất chè với sản lượng khoảng 115 tấn mang lại doanh thu trên 3 tỷ đồng ( cả hoạt động bán chè búp tươi và các sản phẩm chè sau chế biến).
- Vốn đầu tư lao động: Tổng vốn đầu tư của 72 hộ khoảng 1.440 triệu đồng, bình quân mỗi hộ từ khoảng 20 triệu đồng, trong đó vốn cố định khoảng 20 triệu đồng, vốn lưu động khoảng 10 đồng.
- Tổng số lao động tham gia làng nghề 165 lao động, bình quân mỗi hộ có từ 1- 2 lao động chính, một số hộ có thêm các em nhỏ và người cao tuổi phụ giúp, số lao động bình quân khoảng 2 lao động.
-- Thu nhập: Thu nhập của người dân trong thôn cơ bản là từ sản xuất chế biến chè.
- Máy móc thiết bị và nguồn nguyên liệu: Trên địa bàn thôn Giàng B được dự án QSEAP tỉnh Yên Bái đầu tư một dây chuyền sản xuất chè xanh với công suất 2 tấn chè búp tươi/ ngày.
- Thôn có 72hộ/125 hộ trồng chè, có 15 hộ gia đình có máy chế biến chè xanh mi ni tại hộ đảm bảo cho việc chế biến sản phẩm chè đặc sản Suối Giàng của hộ.
- Nguồn nguyên liệu: Với diện tích chè của thôn 88,4 ha đủ nguyên liệu cung cấp sản xuất chế biến tại các hộ gia đình.
- Chất lượng sản phẩm: Các hộ trong thôn đã tham gia vào các nhóm hộ sản xuất, chế biến chè an toàn và đã được tập huấn sản xuất, chế biến chè theo tiêu chuẩn VieGap. Sản phẩm sản xuất ra đã được các hộ áp dụng theo đúng quy trình kỹ thuật, chất lượng sản phảm chè đặc sản của nhân dân trong thôn được người tiêu dùng đánh giá đảm bảo chất lượng.
- Tình hình tiêu thụ sản phẩm: Hiện nay sản phẩm chè sản xuất ra chủ yếu bán trên thị trường tự do và bán cho các lái mua buôn, liên kết với công ty Sổng Gia trà, Hợp tác xã Suối Giàng và công ty Dragon tea Suối Giàng hợp đồng bao tiêu sản phẩm chè búp tươi.
- Ảnh hưởng đến môi trường: Nhân dân sản xuất chè theo quy trình đã được tập huấn. Các hộ sử dụng máy chế biến chè mili hoặc bằng thủ công để sao sấy thành sản phẩm chè khô, chủ yếu tận dụng củi tại địa phương do vậy ảnh hưởng đến môi trường là rất ít.
6. Phương hướng xây dựng, duy trì và phát triển ngành nghề trong những năm tiếp theo
Nhân dân trong thôn coi việc sản xuất chế biến chè là một trong những công việc mang lại nguồn thu nhập chính của kinh tế hộ gia đình. Do vậy các hộ duy trì diện tích chè đã có và vẫn có kế hoạch trồng mới để mở rộng vùng nguyên liệu. Đầu tư thâm canh chăm sóc diện tích chè hiện có và duy trì bền vững vùng nguyên liệu, bảo vệ thương hiệu chè đặc sản xã Suối Giàng.
( Bài viết có sử dụng tài liệu do Chi cục Phát triển Nông thôn; Phòng Kinh tế và Hạ tầng huyện Văn Chấn; UBND xã Suối Giàng cung cấp)
28 lượt xem
Ban Biên tập
Ngày 07/11/2019, Ủy ban nhân dân tỉnh Yên Bái đã ban hành Quyết định số 2657/QĐ-UBND công nhận làng nghề trồng, chế biến và bảo quản chè đặc sản Suối Giàng, thôn Giàng B, xã Suối Giàng, huyện Văn Chấn tỉnh Yên Bái. 1. Tên làng nghề: Làng nghề truyền thống, chế biến và bảo quản chè đặc sản Suối Giàng, thôn Giàng B.
2. Địa chỉ: Xã Suối Giàng, huyện Văn Chấn, tỉnh Yên Bái.
3. Quyết định công bố: Quyết định số 2657/QĐ-UBND ngày 07/11/2019 của Ủy ban nhân dân tỉnh Yên Bái.
4. Đường đến làng nghề: Xã Suối Giàng cách trung tâm huyện Văn Chấn 12 km, phía Bắc giáp với xã Suối Quyền và An Lương; phía Nam giáp xã Sơn Thịnh; phía Tây giáp xã Phù Nham; phía Đông giáp xã Suối Bu và xã Hồng Ca của huyện Trấn Yên. Thôn Giàng B có vị trí địa lý nằm ở trung tâm xã Suối Giàng; phía Bắc giáp thôn Giàng A; Phía nam giáp thôn Văn Thi 3, xã Sơn Thịnh; Phía Đông giáp xã Suối Bu; Phía Tây giáp thôn Pang Cáng.
5. Quá trình hình thành và phát triển:
Xã Suối Giàng cách trung tâm huyện Văn Chấn 12 km. Diện tích tự nhiên 6.033,65 ha, trong đó: Đất sản xuất nông nghiệp 2.637,28 ha (43,71%); đất lâm nghiệp 3.099,50 ha (51,37%); đất thủy sản 1,28 ha (0,021%); đất phi nông nghiệp 293,48 ha (4,86%); đất chưa sử dụng 2,1 ha (0,034%). Độ cao trung bình so với mặt nước biển trên 1.000m.
Suối Giàng nằm ở độ cao trên 1.371 m so với mặt nước biển nên nơi đây có khí hậu mát mẻ quanh năm. Nhiệt độ trung bình thường thấp hơn khu vực huyện Văn Chấn, thị xã Nghĩa Lộ từ 8 0 C-9 0 C. Nếu như mùa hè ở Nghĩa Lộ, Văn Chấn nhiệt độ từ 34 0 C-350C thì ở Suối Giàng chỉ khoảng từ 25-260C.
Diện tích chè tại xã Suối Giàng hiện có 465 ha; trong 465 ha chè có 193 ha đất chè cổ thụ, tập trung chủ yếu tại 4 thôn: Pang Káng, Bản Mới, Giàng A và Giàng B. Số lượng chè cổ thụ tập trung nhiều nhất tại 31 hộ trong xã, hộ có diện tích lớn nhất có trên 3,0 ha với mật độ bình quân của diện tích chè cổ thụ từ 600-800 cây/ha.
Sản lượng chè búp tươi Suối Giàng trong những năm qua có sự biến động đáng kể phụ thuộc vào hình thức quản lý và tiêu chuẩn chè búp tươi, trung bình đạt 1,3 - 1,5 tấn/ha, sản lượng chè búp tươi hàng năm đạt khoảng 600 tấn. Trong những năm qua sản lượng chè búp tươi được một số doanh nghiệp đóng trên địa bàn xã và các hộ gia đình trong và ngoài xã thu mua để chế biến chè xanh.
Về tập quán canh tác, thu hái của người dân: Các hộ dân không sử dụng các loại phân bón hay thuốc trừ sâu. Hàng năm thực hiện phát cỏ hai lần (lần 1 vào tháng 12 và tháng 1, lần 2 vào tháng 6 và tháng 7). Công tác thu hái chè hoàn toàn bằng thủ công (không có hiện tượng cắt chè).
Trên địa bàn xã đã thành lập được 18 tổ với 417 hộ trồng chè – chủ yếu là trồng và bảo vệ chè, nhân dân đã chú trọng trong việc đầu tư thâm canh, chăm sóc, chế biến coi cây chè là một trong những nguồn thu nhập chính của hộ.
Thôn Giàng B có vị trí địa lý nằm ở trung tâm xã phía Bắc giáp thôn Giàng A; Phía nam giáp thôn Văn Thi 3, xã Sơn Thịnh; Phía Đông giáp xã Suối Bu; phía Tây giáp thôn Pang Cáng với tổng số hộ dân 125 hộ, 495 nhân khẩu có tổng diện tích đất tự nhiên 886 ha, trong đó đất sản xuất nông nghiệp 80,7 ha.
Diện tích cây chè hiện có 88,4 ha, Cây chè nơi đây được nhân dân trồng từ rất lâu đời bằng giống chè Shan tuyết, về thổ nhưỡng nơi đây rất phù hợp cho cây chè sinh trưởng và phát triển, cho năng xuất và chất lượng tốt. Trong những năm gần đây được sự quan tâm của Nhà nước, cùng với sự chỉ đạo của Đảng ủy, chính quyền địa phương đã vận động, tuyên truyền nhân dân chăm sóc và thu hái chè theo đúng quy cách phẩm cấp để đảm bảo nuôi dưỡng cây, đồng thời đảm chất lượng và năng suất chè búp tươi; Từ năm 2010 đến nay nhân dân dần chuyển từ bán chè búp tươi sang xây dựng xưởng, mua máy chế biến mi ni tự chế biến sản xuất chè đặc sản. Sản phẩm chè đặc sản của các hộ trong thôn đã được người tiêu dùng trong và ngoài tỉnh đánh giá chất lượng tốt, đã tạo được công ăn việc làm tại chỗ cho các lao động trong thôn và hiện nay cây chè là một trong nguồn thu nhập chính của các hộ gia đình làm chè trong thôn.
Giá trị sản xuất doanh thu, thu nhập từ nghề của làng 2 năm liên tiếp: Trong hai năm 2023 và năm 2024 doanh thu đạt được từ thu hái, sản xuất chế biến chè của thôn Giàng B đạt trên 6 tỷ đồng.
Hiện trong thôn có 72 hộ tham gia sản xuất chè với sản lượng khoảng 115 tấn mang lại doanh thu trên 3 tỷ đồng ( cả hoạt động bán chè búp tươi và các sản phẩm chè sau chế biến).
- Vốn đầu tư lao động: Tổng vốn đầu tư của 72 hộ khoảng 1.440 triệu đồng, bình quân mỗi hộ từ khoảng 20 triệu đồng, trong đó vốn cố định khoảng 20 triệu đồng, vốn lưu động khoảng 10 đồng.
- Tổng số lao động tham gia làng nghề 165 lao động, bình quân mỗi hộ có từ 1- 2 lao động chính, một số hộ có thêm các em nhỏ và người cao tuổi phụ giúp, số lao động bình quân khoảng 2 lao động.
-- Thu nhập: Thu nhập của người dân trong thôn cơ bản là từ sản xuất chế biến chè.
- Máy móc thiết bị và nguồn nguyên liệu: Trên địa bàn thôn Giàng B được dự án QSEAP tỉnh Yên Bái đầu tư một dây chuyền sản xuất chè xanh với công suất 2 tấn chè búp tươi/ ngày.
- Thôn có 72hộ/125 hộ trồng chè, có 15 hộ gia đình có máy chế biến chè xanh mi ni tại hộ đảm bảo cho việc chế biến sản phẩm chè đặc sản Suối Giàng của hộ.
- Nguồn nguyên liệu: Với diện tích chè của thôn 88,4 ha đủ nguyên liệu cung cấp sản xuất chế biến tại các hộ gia đình.
- Chất lượng sản phẩm: Các hộ trong thôn đã tham gia vào các nhóm hộ sản xuất, chế biến chè an toàn và đã được tập huấn sản xuất, chế biến chè theo tiêu chuẩn VieGap. Sản phẩm sản xuất ra đã được các hộ áp dụng theo đúng quy trình kỹ thuật, chất lượng sản phảm chè đặc sản của nhân dân trong thôn được người tiêu dùng đánh giá đảm bảo chất lượng.
- Tình hình tiêu thụ sản phẩm: Hiện nay sản phẩm chè sản xuất ra chủ yếu bán trên thị trường tự do và bán cho các lái mua buôn, liên kết với công ty Sổng Gia trà, Hợp tác xã Suối Giàng và công ty Dragon tea Suối Giàng hợp đồng bao tiêu sản phẩm chè búp tươi.
- Ảnh hưởng đến môi trường: Nhân dân sản xuất chè theo quy trình đã được tập huấn. Các hộ sử dụng máy chế biến chè mili hoặc bằng thủ công để sao sấy thành sản phẩm chè khô, chủ yếu tận dụng củi tại địa phương do vậy ảnh hưởng đến môi trường là rất ít.
6. Phương hướng xây dựng, duy trì và phát triển ngành nghề trong những năm tiếp theo
Nhân dân trong thôn coi việc sản xuất chế biến chè là một trong những công việc mang lại nguồn thu nhập chính của kinh tế hộ gia đình. Do vậy các hộ duy trì diện tích chè đã có và vẫn có kế hoạch trồng mới để mở rộng vùng nguyên liệu. Đầu tư thâm canh chăm sóc diện tích chè hiện có và duy trì bền vững vùng nguyên liệu, bảo vệ thương hiệu chè đặc sản xã Suối Giàng.
( Bài viết có sử dụng tài liệu do Chi cục Phát triển Nông thôn; Phòng Kinh tế và Hạ tầng huyện Văn Chấn; UBND xã Suối Giàng cung cấp)