Trong những năm qua, Đảng và Nhà nước rất quan tâm đến các chính sách ưu đãi đối với người có công (NCC). Việc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội (LĐTB&XH) xây dựng một cơ sở dữ liệu về việc quản lý hồ sơ NCC là một nhiệm vụ tất yếu, đáp ứng công tác quản lý trong điều kiện mới.
Chị Đoàn Thị Hiền - Phó trưởng Phòng Người có công, Sở LĐTB&XH tỉnh kiểm tra hồ sơ người có công đã được số hóa.
Trong những năm qua, Đảng và Nhà nước rất quan tâm đến các chính sách ưu đãi đối với người có công (NCC). Các chế độ, chính sách được ban hành ngày càng hoàn thiện. Do đó, việc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội (LĐTB&XH) xây dựng một cơ sở dữ liệu về việc quản lý hồ sơ NCC là một nhiệm vụ tất yếu, đáp ứng công tác quản lý trong điều kiện mới.
Hiện tại, Sở LĐTB&XH đang quản lý khoảng 67.847 bộ hồ sơ đối tượng NCC tại Phòng Hồ sơ lưu trữ của Sở. Đa phần hồ sơ quản lý NCC trên địa bàn tỉnh được lưu trữ chủ yếu dưới dạng các văn bản bằng giấy, nhiều loại giấy tờ được hình thành từ lâu, có loại trong thời kỳ chiến tranh (chất lượng giấy, mực kém, bản viết tay mờ), công tác quản lý lưu trữ còn thủ công, chưa khoa học.
Việc tra cứu hồ sơ trong kho đang được thực hiện chủ yếu bằng thủ công nên mất rất nhiều thời gian để tìm kiếm, mặt khác cần nhiều diện tích để lưu trữ, bảo quản và có thể gây hư hỏng, xuống cấp hồ sơ gốc…
Bên cạnh đó, trong quá trình xử lý các công việc chuyên môn hàng ngày, hồ sơ gốc phải rút ra tra cứu, đối soát thường xuyên nên nhanh xuống cấp, hư hỏng. Thông tin, tổng hợp, báo cáo phục vụ quản lý và thực hiện các chính sách cho NCC cũng đang gặp khó khăn do số lượng hồ sơ đang quản lý là rất lớn. Vì vậy, số hóa hồ sơ bằng hệ thống công nghệ thông tin là rất cần thiết trong quản lý NCC một cách tiên tiến, hiện đại, thân thiện với người sử dụng, tổng thể, đa chiều, trên một quy mô lớn các đối tượng.
Chị Đoàn Thị Hiền - Phó trưởng Phòng NCC, Sở LĐTB&XH cho biết: "Việc ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động quản lý hồ sơ NCC với cách mạng nhằm xây dựng cơ sở dữ liệu thông tin về hồ sơ NCC của tỉnh để bảo quản, lưu trữ hồ sơ lâu dài; đồng thời từng bước nâng cao hiệu quả quản lý Nhà nước trong lĩnh vực NCC và giải quyết các dịch vụ hành chính liên quan đến thực hiện chính sách ưu đãi NCC, bảo đảm công khai, minh bạch, dễ kiểm tra, kiểm soát. Qua đây, giúp cho việc bảo quản tài liệu NCC một cách toàn vẹn thông qua quy trình số hóa hồ sơ, tài liệu từ dạng thông thường sang dạng tài liệu số hoặc dữ liệu số nhằm kéo dài tuổi thọ của tài liệu lưu trữ bản gốc, thực hiện giải pháp của quy trình bảo quản và đồng nhất các loại hình tài liệu; quản lý và khai thác tập trung”.
Việc chuyển đổi, cập nhật dữ liệu được thực hiện đối với các hồ sơ có giá trị bảo quản, lưu trữ lâu dài như: hồ sơ người hoạt động cách mạng trước ngày 01/01/1945 (41 đối tượng); hồ sơ người hoạt động cách mạng từ ngày 01/01/1945 đến trước ngày Cách mạng Tháng Tám năm 1945 (483 đối tượng); hồ sơ liệt sỹ (5.831 đối tượng); hồ sơ Mẹ Việt Nam anh hùng (280 đối tượng); hồ sơ thương binh và người hưởng chính sách như thương binh (4.441 đối tượng); hồ sơ bệnh binh (1.421 đối tượng).
Hồ sơ người tham gia hoạt động kháng chiến bị nhiễm chất độc hóa học (1.682 đối tượng); hồ sơ người hoạt động cách mạng, hoạt động kháng chiến bị địch bắt tù, đày (115 đối tượng); hồ sơ người tham gia kháng chiến giải phóng dân tộc, bảo vệ Tổ quốc và làm nghĩa vụ quốc tế (22.031 đối tượng)…
Đến hết năm 2018 đã cập nhật, số hóa được 12 loại dữ liệu hồ sơ NCC và ứng dụng quản lý hai nhóm mục tiêu chính: hỗ trợ cán bộ trực tiếp tham gia công tác quản lý NCC; công khai thông tin cho mọi tầng lớp nhân dân, các đối tượng chính sách và thân nhân NCC. Hỗ trợ mọi tổ chức, công dân dễ dàng tiếp cận thông tin, các chế độ chính sách, mức ưu đãi, trợ cấp, đảm bảo công bằng trong thực hiện chính sách NCC.
835 lượt xem
Theo Báo Yên Bái
Trong những năm qua, Đảng và Nhà nước rất quan tâm đến các chính sách ưu đãi đối với người có công (NCC). Việc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội (LĐTB&XH) xây dựng một cơ sở dữ liệu về việc quản lý hồ sơ NCC là một nhiệm vụ tất yếu, đáp ứng công tác quản lý trong điều kiện mới.Trong những năm qua, Đảng và Nhà nước rất quan tâm đến các chính sách ưu đãi đối với người có công (NCC). Các chế độ, chính sách được ban hành ngày càng hoàn thiện. Do đó, việc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội (LĐTB&XH) xây dựng một cơ sở dữ liệu về việc quản lý hồ sơ NCC là một nhiệm vụ tất yếu, đáp ứng công tác quản lý trong điều kiện mới.
Hiện tại, Sở LĐTB&XH đang quản lý khoảng 67.847 bộ hồ sơ đối tượng NCC tại Phòng Hồ sơ lưu trữ của Sở. Đa phần hồ sơ quản lý NCC trên địa bàn tỉnh được lưu trữ chủ yếu dưới dạng các văn bản bằng giấy, nhiều loại giấy tờ được hình thành từ lâu, có loại trong thời kỳ chiến tranh (chất lượng giấy, mực kém, bản viết tay mờ), công tác quản lý lưu trữ còn thủ công, chưa khoa học.
Việc tra cứu hồ sơ trong kho đang được thực hiện chủ yếu bằng thủ công nên mất rất nhiều thời gian để tìm kiếm, mặt khác cần nhiều diện tích để lưu trữ, bảo quản và có thể gây hư hỏng, xuống cấp hồ sơ gốc…
Bên cạnh đó, trong quá trình xử lý các công việc chuyên môn hàng ngày, hồ sơ gốc phải rút ra tra cứu, đối soát thường xuyên nên nhanh xuống cấp, hư hỏng. Thông tin, tổng hợp, báo cáo phục vụ quản lý và thực hiện các chính sách cho NCC cũng đang gặp khó khăn do số lượng hồ sơ đang quản lý là rất lớn. Vì vậy, số hóa hồ sơ bằng hệ thống công nghệ thông tin là rất cần thiết trong quản lý NCC một cách tiên tiến, hiện đại, thân thiện với người sử dụng, tổng thể, đa chiều, trên một quy mô lớn các đối tượng.
Chị Đoàn Thị Hiền - Phó trưởng Phòng NCC, Sở LĐTB&XH cho biết: "Việc ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động quản lý hồ sơ NCC với cách mạng nhằm xây dựng cơ sở dữ liệu thông tin về hồ sơ NCC của tỉnh để bảo quản, lưu trữ hồ sơ lâu dài; đồng thời từng bước nâng cao hiệu quả quản lý Nhà nước trong lĩnh vực NCC và giải quyết các dịch vụ hành chính liên quan đến thực hiện chính sách ưu đãi NCC, bảo đảm công khai, minh bạch, dễ kiểm tra, kiểm soát. Qua đây, giúp cho việc bảo quản tài liệu NCC một cách toàn vẹn thông qua quy trình số hóa hồ sơ, tài liệu từ dạng thông thường sang dạng tài liệu số hoặc dữ liệu số nhằm kéo dài tuổi thọ của tài liệu lưu trữ bản gốc, thực hiện giải pháp của quy trình bảo quản và đồng nhất các loại hình tài liệu; quản lý và khai thác tập trung”.
Việc chuyển đổi, cập nhật dữ liệu được thực hiện đối với các hồ sơ có giá trị bảo quản, lưu trữ lâu dài như: hồ sơ người hoạt động cách mạng trước ngày 01/01/1945 (41 đối tượng); hồ sơ người hoạt động cách mạng từ ngày 01/01/1945 đến trước ngày Cách mạng Tháng Tám năm 1945 (483 đối tượng); hồ sơ liệt sỹ (5.831 đối tượng); hồ sơ Mẹ Việt Nam anh hùng (280 đối tượng); hồ sơ thương binh và người hưởng chính sách như thương binh (4.441 đối tượng); hồ sơ bệnh binh (1.421 đối tượng).
Hồ sơ người tham gia hoạt động kháng chiến bị nhiễm chất độc hóa học (1.682 đối tượng); hồ sơ người hoạt động cách mạng, hoạt động kháng chiến bị địch bắt tù, đày (115 đối tượng); hồ sơ người tham gia kháng chiến giải phóng dân tộc, bảo vệ Tổ quốc và làm nghĩa vụ quốc tế (22.031 đối tượng)…
Đến hết năm 2018 đã cập nhật, số hóa được 12 loại dữ liệu hồ sơ NCC và ứng dụng quản lý hai nhóm mục tiêu chính: hỗ trợ cán bộ trực tiếp tham gia công tác quản lý NCC; công khai thông tin cho mọi tầng lớp nhân dân, các đối tượng chính sách và thân nhân NCC. Hỗ trợ mọi tổ chức, công dân dễ dàng tiếp cận thông tin, các chế độ chính sách, mức ưu đãi, trợ cấp, đảm bảo công bằng trong thực hiện chính sách NCC.