Sáng 15/9, UBND tỉnh Yên Bái tổ chức sơ kết công tác phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn 8 tháng đầu năm, triển khai nhiệm vụ 4 tháng cuối năm 2018.
Chủ tịch UBND tỉnh Đỗ Đức Duy phát biểu kết luận Hội nghị.
Đồng chí Đỗ Đức Duy - Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh, Trưởng ban Chỉ huy phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn (PCTT-TKCN) tỉnh chủ trì Hội nghị.
Từ đầu năm đến nay, trên địa bàn tỉnh Yên Bái xuất hiện 15 đợt thiên tai, trong đó có đến 13 trận mưa kèm theo giông lốc, lũ quét, gây ngập úng, sạt lở đất, lũ ống, lũ quét khiến 22 người chết và mất tích, 25 người bị thương, gần 6.000 ngôi nhà bị hư hỏng; nhiều diện tích đất trồng trọt, 29.000 con gia súc, gia cầm, ao hồ cùng nhiều công trình thủy lợi, giao thông bị thiệt hại. Tổng giá trị thiệt hại do thiên tai gây ra là 1.020 tỷ đồng.
Đồng chí Trần Thế Hùng - Giám đốc Sở Nông nghiệp-Phát triển nông thôn báo cáo công tác phòng, chống thiên tai 8 tháng đầu năm và phương hướng, nhiệm vụ 4 tháng cuối năm trên địa bàn tỉnh.
Với sự quyết tâm, nỗ lực rất cao, các lực lượng của tỉnh đã triển khai đồng bộ, quyết liệt các biện pháp để tìm kiếm cứu nạn, khắc phục hậu quả thiên tai. Toàn tỉnh huy động khoảng 18 ngàn lượt người với hàng nghìn lượt phương tiện, máy móc tham gia công tác tìm kiếm cứu nạn, khắc phục hậu quả thiên tai; làm tốt công tác di dời các hộ bị ảnh hưởng, rà soát các hộ phải di dời, đảm bảo an sinh xã hội và phân bổ cứu trợ.
Tại Hội nghị, các đại biểu đã đóng góp nhiều ý kiến, kinh nghiệm trong công tác PCTT - TKCN tại địa phương như: công tác dự báo phải đảm bảo chính xác, kiên quyết di dời các hộ trong vùng có nguy cơ cao bị ảnh hưởng, tổ chức tốt công tác tái định cư, tăng cường tuyên truyền nâng cao nhận thức của nhân dân về PCTT - TKCN, sẵn sàng các phương án theo phương châm "4 tại chỗ", nhanh chóng tiếp cận hiện trường khi có thiên tai xảy ra.
Lãnh đạo huyện Văn Yên chia sẻ kinh nghiệm kinh nghiệm công tác PCTT - TKCN tại địa phương.
Các đại biểu cũng nêu những khó khăn, vướng mắc trong công tác PCTT - TKCN như công tác hậu cần tại chỗ ở các xã, nguồn lực cho công tác truyền thông, vật tư phương tiện tìm kiếm cứu nạn tại các địa phương còn hạn chế…
Tại Hội nghị, Chủ tịch UBND tỉnh Đỗ Đức Duy đánh giá cao nỗ lực của các địa phương, các ban ngành trong công tác PCTT - TKCN thời gian qua, biểu dương các doanh nghiệp đã đồng hành cùng chính quyền hỗ trợ nhân dân vùng lũ.
Dự báo từ nay đến hết năm 2018, tỉnh Yên Bái còn khả năng tiếp tục xảy ra mưa, lũ lớn, hiện tại là hoàn lưu của cơn bão số 5 và siêu bão Mangkhut, cuối năm xuất hiện rét đậm, rét hại.
Để chủ động PCTT - TKCN, hạn chế thiệt hại do thiên tai gây ra, đồng chí Chủ tịch UBND tỉnh yêu cầu cả hệ thống chính trị cần tiếp tục vào cuộc thực hiện tốt công tác chỉ đạo điều hành PCTT - TKCN sát với tình hình thực tiễn, các địa phương tiếp tục thực hiện tốt phương châm "4 tại chỗ". Tiếp tục khẩn trương khắc phục hậu quả thiên tai xảy ra: hỗ trợ an sinh, hỗ trợ khôi phục sản xuất, sớm ban hành quy định thống nhất quy định mức hỗ trợ và hỗ trợ xong trong tháng 9, đảm bảo công khai, minh bạch. Có kế hoạch cụ thể hỗ trợ tái định cư, ít nhất phải đảm bảo nhà bán kiên cố.
Quan tâm khắc phục các công trình hạ tầng, đặc biệt ưu tiên các công trình cầu dân sinh, ngầm tràn và một số công trình thủy lợi thiết yếu, các công trình nước sạch đầu mối, quy mô lớn, các công trình kè sông, kè suối.
Đồng thời, các địa phương cần chủ động, linh hoạt đảm bảo giao thông, triển khai xây dựng tổ xung kích, làm tốt công tác thông tin, tuyên truyền; kiểm tra, rà soát, đánh giá các công trình hồ đập, thủy lợi để có phương án xử lý kịp thời.
Các địa phương cần có danh sách cụ thể các hộ phải di dời khi có sự cố xảy ra và di dời đến địa điểm nào.
Song song với đó, cần triển khai các giải pháp khôi phục sản xuất; xây dựng các phương án ứng phó với thời tiết cực đoan. Tiếp tục khắc phục, khôi phục các công trình hạ tầng thiết yếu. Thực hiện tốt công tác dự báo, cảnh báo để có phương án chủ động di dời người và tài sản đến nơi an toàn khi có thiên tai xảy ra.
1961 lượt xem
Theo Báo Yên Bái
Sáng 15/9, UBND tỉnh Yên Bái tổ chức sơ kết công tác phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn 8 tháng đầu năm, triển khai nhiệm vụ 4 tháng cuối năm 2018.Đồng chí Đỗ Đức Duy - Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh, Trưởng ban Chỉ huy phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn (PCTT-TKCN) tỉnh chủ trì Hội nghị.
Từ đầu năm đến nay, trên địa bàn tỉnh Yên Bái xuất hiện 15 đợt thiên tai, trong đó có đến 13 trận mưa kèm theo giông lốc, lũ quét, gây ngập úng, sạt lở đất, lũ ống, lũ quét khiến 22 người chết và mất tích, 25 người bị thương, gần 6.000 ngôi nhà bị hư hỏng; nhiều diện tích đất trồng trọt, 29.000 con gia súc, gia cầm, ao hồ cùng nhiều công trình thủy lợi, giao thông bị thiệt hại. Tổng giá trị thiệt hại do thiên tai gây ra là 1.020 tỷ đồng.
Đồng chí Trần Thế Hùng - Giám đốc Sở Nông nghiệp-Phát triển nông thôn báo cáo công tác phòng, chống thiên tai 8 tháng đầu năm và phương hướng, nhiệm vụ 4 tháng cuối năm trên địa bàn tỉnh.
Với sự quyết tâm, nỗ lực rất cao, các lực lượng của tỉnh đã triển khai đồng bộ, quyết liệt các biện pháp để tìm kiếm cứu nạn, khắc phục hậu quả thiên tai. Toàn tỉnh huy động khoảng 18 ngàn lượt người với hàng nghìn lượt phương tiện, máy móc tham gia công tác tìm kiếm cứu nạn, khắc phục hậu quả thiên tai; làm tốt công tác di dời các hộ bị ảnh hưởng, rà soát các hộ phải di dời, đảm bảo an sinh xã hội và phân bổ cứu trợ.
Tại Hội nghị, các đại biểu đã đóng góp nhiều ý kiến, kinh nghiệm trong công tác PCTT - TKCN tại địa phương như: công tác dự báo phải đảm bảo chính xác, kiên quyết di dời các hộ trong vùng có nguy cơ cao bị ảnh hưởng, tổ chức tốt công tác tái định cư, tăng cường tuyên truyền nâng cao nhận thức của nhân dân về PCTT - TKCN, sẵn sàng các phương án theo phương châm "4 tại chỗ", nhanh chóng tiếp cận hiện trường khi có thiên tai xảy ra.
Lãnh đạo huyện Văn Yên chia sẻ kinh nghiệm kinh nghiệm công tác PCTT - TKCN tại địa phương.
Các đại biểu cũng nêu những khó khăn, vướng mắc trong công tác PCTT - TKCN như công tác hậu cần tại chỗ ở các xã, nguồn lực cho công tác truyền thông, vật tư phương tiện tìm kiếm cứu nạn tại các địa phương còn hạn chế…
Tại Hội nghị, Chủ tịch UBND tỉnh Đỗ Đức Duy đánh giá cao nỗ lực của các địa phương, các ban ngành trong công tác PCTT - TKCN thời gian qua, biểu dương các doanh nghiệp đã đồng hành cùng chính quyền hỗ trợ nhân dân vùng lũ.
Dự báo từ nay đến hết năm 2018, tỉnh Yên Bái còn khả năng tiếp tục xảy ra mưa, lũ lớn, hiện tại là hoàn lưu của cơn bão số 5 và siêu bão Mangkhut, cuối năm xuất hiện rét đậm, rét hại.
Để chủ động PCTT - TKCN, hạn chế thiệt hại do thiên tai gây ra, đồng chí Chủ tịch UBND tỉnh yêu cầu cả hệ thống chính trị cần tiếp tục vào cuộc thực hiện tốt công tác chỉ đạo điều hành PCTT - TKCN sát với tình hình thực tiễn, các địa phương tiếp tục thực hiện tốt phương châm "4 tại chỗ". Tiếp tục khẩn trương khắc phục hậu quả thiên tai xảy ra: hỗ trợ an sinh, hỗ trợ khôi phục sản xuất, sớm ban hành quy định thống nhất quy định mức hỗ trợ và hỗ trợ xong trong tháng 9, đảm bảo công khai, minh bạch. Có kế hoạch cụ thể hỗ trợ tái định cư, ít nhất phải đảm bảo nhà bán kiên cố.
Quan tâm khắc phục các công trình hạ tầng, đặc biệt ưu tiên các công trình cầu dân sinh, ngầm tràn và một số công trình thủy lợi thiết yếu, các công trình nước sạch đầu mối, quy mô lớn, các công trình kè sông, kè suối.
Đồng thời, các địa phương cần chủ động, linh hoạt đảm bảo giao thông, triển khai xây dựng tổ xung kích, làm tốt công tác thông tin, tuyên truyền; kiểm tra, rà soát, đánh giá các công trình hồ đập, thủy lợi để có phương án xử lý kịp thời.
Các địa phương cần có danh sách cụ thể các hộ phải di dời khi có sự cố xảy ra và di dời đến địa điểm nào.
Song song với đó, cần triển khai các giải pháp khôi phục sản xuất; xây dựng các phương án ứng phó với thời tiết cực đoan. Tiếp tục khắc phục, khôi phục các công trình hạ tầng thiết yếu. Thực hiện tốt công tác dự báo, cảnh báo để có phương án chủ động di dời người và tài sản đến nơi an toàn khi có thiên tai xảy ra.