CTTĐT - Ngày 18/9, Sở Lao động, Thương binh và Xã hội tỉnh phối hợp với Tổ chức Tầm nhìn thế giới Quốc tế tại Việt Nam tổ chức Hội nghị tổng kết Dự án chấm dứt bạo lực đối với trẻ em năm 2018 và triển khai kế hoạch tài chính năm 2018.
Quang cảnh Hội nghị
Dự Hội nghị có đồng chí Phạm Tuấn Chung - Phó Giám đốc Sở Lao động Thương binh và Xã hội tỉnh; ông Dương Ngọc Khánh - Quản lý Dự án EVAC, nhân viên Dự án EVAC; đại diện các sở, ban, ngành, đoàn thể của tỉnh; đại biểu của huyện Lục Yên và huyện Văn Chấn - tỉnh Yên Bái.
Dự án "Chấm dứt bạo lực ở trẻ em” (EVAC) giai đoạn 2016-2020 do Tổ chức Tầm nhìn thế giới Quốc tế tại Việt Nam tài trợ. Tại tỉnh Yên Bái, Dự án chính thức được khởi động từ tháng 10/2016, trên địa bàn 10 xã của hai huyện Văn Chấn và Lục Yên.
Mục tiêu của Dự án là giúp thanh thiếu niên dễ bị tổn thương được chăm sóc và bảo vệ khỏi nạn mua bán người, xâm hại, xao nhãng, bóc lột và những hình thức bạo lực khác thông qua sự hỗ trợ của gia đình và cộng đồng. Mong muốn đạt được là trẻ em, thanh thiếu niên, đặc biệt nhóm đối tượng dễ bị tổn thương thay đổi về thái độ, hành vi để tự bảo vệ mình nhằm giảm thiểu nguy cơ bị mua bán và các hình thức bạo lực; gia đình và người chăm sóc trẻ được trao quyền để tạo môi trường hỗ trợ thông qua việc tiếp cận các dịch vụ phù hợp để chăm sóc và bảo vệ trẻ em (BVTE); cộng đồng trở nên vững mạnh, tạo ra một môi trường an toàn và BVTE; giảm thiểu các rào cản nhằm giải quyết nạn bạo lực trẻ em, bao gồm cả mua bán người.
Trên địa bàn tỉnh Yên Bái, Dự án tập trung vào các hoạt động như: tăng cường năng lực cho cơ quan đối tác, đặc biệt là tăng cường năng lực cán bộ làm công tác BVTE với các hoạt động tập huấn tập trung vào tập huấn cho giảng viên nguồn để tập huấn lại cho cộng đồng về các vấn đề liên quan đến phòng chống bạo lực, xâm hại tình dục trẻ em, di cư an toàn, phòng chống mua bán người, tập huấn kỷ luật tích cực; tăng cường sự hiểu biết, khả năng sẵn sàng tố cáo sự việc xảy ra trong cộng đồng...
Cụ thể trong thời gian qua, tại tỉnh Yên Bái không xảy ra tình trạng mua bán trẻ em; giảm tình trạng bạo lực đối với trẻ em; nhận thức của trẻ em đã được cải thiện đáng kể. Có 11/200 trẻ em (chiếm 5,5%) từng bị bạo lực/xâm hại/bóc lột sức lao động/bỏ rơi trong 12 tháng qua; có 17 trẻ em (chiếm 8,5%) cho biết tại nơi các em sống có khả ra hiện tượng trẻ em bị bạo lực, xâm hại tình dục hoặc ép buộc trẻ lao động nặng; có 97,0% cha mẹ tham gia khảo sát cho biết ở địa phương họ sinh sống không có hiện tượng trẻ em bị bạo lực, xâm hại, bóc lột hoặc bỏ rơi.
Tại Hội nghị, các đại biểu đã thảo luận về tiến độ, hiệu quả Dự án; Các vấn đề tồn tại cần cải thiện; Công tác bảo vệ trẻ em; hiện trạng trẻ em cần bảo vệ. Các huyện Dự án cũng trình bày ý kiến thảo luận góp ý dự thảo Kế hoạch hoạt động của Dự án EVAC trong năm tài chính 2019.
911 lượt xem
Lan Hương
Cổng thông tin điện tử tỉnh - Ngày 18/9, Sở Lao động, Thương binh và Xã hội tỉnh phối hợp với Tổ chức Tầm nhìn thế giới Quốc tế tại Việt Nam tổ chức Hội nghị tổng kết Dự án chấm dứt bạo lực đối với trẻ em năm 2018 và triển khai kế hoạch tài chính năm 2018.Dự Hội nghị có đồng chí Phạm Tuấn Chung - Phó Giám đốc Sở Lao động Thương binh và Xã hội tỉnh; ông Dương Ngọc Khánh - Quản lý Dự án EVAC, nhân viên Dự án EVAC; đại diện các sở, ban, ngành, đoàn thể của tỉnh; đại biểu của huyện Lục Yên và huyện Văn Chấn - tỉnh Yên Bái.
Dự án "Chấm dứt bạo lực ở trẻ em” (EVAC) giai đoạn 2016-2020 do Tổ chức Tầm nhìn thế giới Quốc tế tại Việt Nam tài trợ. Tại tỉnh Yên Bái, Dự án chính thức được khởi động từ tháng 10/2016, trên địa bàn 10 xã của hai huyện Văn Chấn và Lục Yên.
Mục tiêu của Dự án là giúp thanh thiếu niên dễ bị tổn thương được chăm sóc và bảo vệ khỏi nạn mua bán người, xâm hại, xao nhãng, bóc lột và những hình thức bạo lực khác thông qua sự hỗ trợ của gia đình và cộng đồng. Mong muốn đạt được là trẻ em, thanh thiếu niên, đặc biệt nhóm đối tượng dễ bị tổn thương thay đổi về thái độ, hành vi để tự bảo vệ mình nhằm giảm thiểu nguy cơ bị mua bán và các hình thức bạo lực; gia đình và người chăm sóc trẻ được trao quyền để tạo môi trường hỗ trợ thông qua việc tiếp cận các dịch vụ phù hợp để chăm sóc và bảo vệ trẻ em (BVTE); cộng đồng trở nên vững mạnh, tạo ra một môi trường an toàn và BVTE; giảm thiểu các rào cản nhằm giải quyết nạn bạo lực trẻ em, bao gồm cả mua bán người.
Trên địa bàn tỉnh Yên Bái, Dự án tập trung vào các hoạt động như: tăng cường năng lực cho cơ quan đối tác, đặc biệt là tăng cường năng lực cán bộ làm công tác BVTE với các hoạt động tập huấn tập trung vào tập huấn cho giảng viên nguồn để tập huấn lại cho cộng đồng về các vấn đề liên quan đến phòng chống bạo lực, xâm hại tình dục trẻ em, di cư an toàn, phòng chống mua bán người, tập huấn kỷ luật tích cực; tăng cường sự hiểu biết, khả năng sẵn sàng tố cáo sự việc xảy ra trong cộng đồng...
Cụ thể trong thời gian qua, tại tỉnh Yên Bái không xảy ra tình trạng mua bán trẻ em; giảm tình trạng bạo lực đối với trẻ em; nhận thức của trẻ em đã được cải thiện đáng kể. Có 11/200 trẻ em (chiếm 5,5%) từng bị bạo lực/xâm hại/bóc lột sức lao động/bỏ rơi trong 12 tháng qua; có 17 trẻ em (chiếm 8,5%) cho biết tại nơi các em sống có khả ra hiện tượng trẻ em bị bạo lực, xâm hại tình dục hoặc ép buộc trẻ lao động nặng; có 97,0% cha mẹ tham gia khảo sát cho biết ở địa phương họ sinh sống không có hiện tượng trẻ em bị bạo lực, xâm hại, bóc lột hoặc bỏ rơi.
Tại Hội nghị, các đại biểu đã thảo luận về tiến độ, hiệu quả Dự án; Các vấn đề tồn tại cần cải thiện; Công tác bảo vệ trẻ em; hiện trạng trẻ em cần bảo vệ. Các huyện Dự án cũng trình bày ý kiến thảo luận góp ý dự thảo Kế hoạch hoạt động của Dự án EVAC trong năm tài chính 2019.