Đẩy mạnh cải cách hành chính, những năm qua, việc triển khai cơ chế một cửa (CCMC), một cửa liên thông (MCLT) đã được áp dụng thực hiện và thu được nhiều kết quả quan trọng trong cải cách thủ tục hành chính (TTHC), giúp cho tổ chức, cá nhân thuận lợi hơn trong giải quyết TTHC.
Cán bộ bộ phận một cửa xã Gia Hội, huyện Văn Chấn giải quyết công việc cho người dân.
Để các cơ chế này tiếp tục thực hiện hiệu quả, Chính phủ đã tiếp tục ban hành Nghị định số 61 ngày 23/4/2018 về thực hiện CCMC, MCLT trong giải quyết TTHC (gọi tắt là Nghị định số 61). Đưa Nghị định vào cuộc sống, UBND tỉnh Yên Bái đã ban hành Kế hoạch số 180 ngày 27/9/2018 về triển khai thực hiện Nghị định số 61.
Theo đó, cùng nêu rõ mục đích yêu cầu, Kế hoạch đã nêu rõ các nội dung cụ thể để triển khai thực hiện Nghị định số 61.
Cụ thể là việc xây dựng, ban hành các văn bản chỉ đạo, triển khai thực hiện Nghị định; kiện toàn, nâng cao chất lượng hoạt động của tổ chức bộ máy, thực hiện tốt nhiệm vụ, quyền hạn và bố trí trụ sở, trang thiết bị làm việc của Trung tâm Phục vụ hành chính công của tỉnh và bộ phận phục vụ hành chính công cấp huyện, xã; triển khai ứng dụng công nghệ thông tin đáp ứng yêu cầu thực hiện CCMC, MCLT; tập huấn, tuyên truyền, phổ biến, kiểm tra, đôn đốc và xử lý kịp thời những vướng mắc, khó khăn trong quá trình thực hiện…
Để triển khai tốt nội dung trên, Kế hoạch đã nêu rõ những nhiệm vụ của các sở, ban, ngành thuộc UBND tỉnh, trong đó giao rõ những công việc thuộc chức năng, nhiệm vụ của từng ngành như: nội vụ, xây dựng, tài chính, Văn phòng UBND tỉnh.
Ngoài nhiệm vụ riêng, các sở, ban, ngành, UBND các huyện, thị, thành phố có nhiệm vụ rà soát, tham mưu với UBND tỉnh chỉ đạo đưa các TTHC vào thực hiện tại Trung tâm Phục vụ hành chính công của tỉnh và bộ phận phục vụ hành chính công cấp huyện, xã theo hướng nâng tỷ lệ thực hiện tại chỗ việc tiếp nhận, thẩm định, phê duyệt và trả kết quả.
Đảm bảo tại Trung tâm Phục vụ hành chính công của tỉnh thực hiện tại chỗ đối với tối thiểu 20% TTHC thường xuyên phát sinh hồ sơ; tại bộ phận phục vụ hành chính công cấp huyện thực hiện tối thiểu 50% TTHC thường xuyên phát sinh hồ sơ. Bên cạnh đó, các sở, ngành, địa phương phải nghiên cứu triển khai việc chuyển đổi hồ sơ, tài liệu giấy liên quan đến hoạt động giải quyết TTHC của tổ chức, cá nhân thành hồ sơ điện tử; định kỳ hàng quý báo cáo tình hình triển khai thực hiện…
Với nguyên tắc của cơ chế là: lấy sự hài lòng của tổ chức, cá nhân là thước đo chất lượng và hiệu quả phục vụ của cán bộ, công chức, viên chức và cơ quan có thẩm quyền; việc giải quyết TTHC cho tổ chức, cá nhân được quản lý tập trung, thống nhất.
Giải quyết TTHC kịp thời, nhanh chóng, thuận tiện, đúng pháp luật, công bằng, bình đẳng, khách quan, công khai, minh bạch và có sự phối hợp chặt chẽ giữa các cơ quan có thẩm quyền; quá trình giải quyết TTHC được đôn đốc, kiểm tra, theo dõi, giám sát, đánh giá bằng các phương thức khác nhau trên cơ sở đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin và có sự tham gia của tổ chức, cá nhân; không làm phát sinh chi phí thực hiện TTHC cho tổ chức, cá nhân ngoài quy định của pháp luật; cán bộ, công chức, viên chức cơ quan có thẩm quyền thực hiện trách nhiệm giải trình về thực thi công vụ trong giải quyết TTHC theo quy định của pháp luật…
Việc triển khai thực hiện CCMC, MCLT theo tinh thần Nghị định số 61 của Chính phủ tại Yên Bái được làm tốt sẽ là một bước tiến dài trong cải cách TTHC, phục vụ tốt hơn tổ chức và cá nhân khi liên quan đến TTHC, góp phần xây dựng chính quyền liêm chính, hành động và kiến tạo, đẩy mạnh phát triển kinh tế - xã hội ở địa phương.
Giải quyết TTHC là phương thức tiếp nhận hồ sơ, giải quyết và trả kết quả giải quyết TTHC, theo dõi, giám sát, đánh giá việc giải quyết TTHC cho tổ chức, cá nhân của một cơ quan có thẩm quyền thông qua bộ phận một cửa.
Cơ chế MCLT là phương thức phối hợp giữa các cơ quan có thẩm quyền trong tiếp nhận hồ sơ, giải quyết và trả kết quả giải quyết một TTHC hoặc một nhóm TTHC có liên quan với nhau, theo dõi, giám sát, đánh giá việc giải quyết TTHC cho tổ chức, cá nhân thông qua bộ phận một cửa.
|
845 lượt xem
Theo Báo Yên Bái
Đẩy mạnh cải cách hành chính, những năm qua, việc triển khai cơ chế một cửa (CCMC), một cửa liên thông (MCLT) đã được áp dụng thực hiện và thu được nhiều kết quả quan trọng trong cải cách thủ tục hành chính (TTHC), giúp cho tổ chức, cá nhân thuận lợi hơn trong giải quyết TTHC.Để các cơ chế này tiếp tục thực hiện hiệu quả, Chính phủ đã tiếp tục ban hành Nghị định số 61 ngày 23/4/2018 về thực hiện CCMC, MCLT trong giải quyết TTHC (gọi tắt là Nghị định số 61). Đưa Nghị định vào cuộc sống, UBND tỉnh Yên Bái đã ban hành Kế hoạch số 180 ngày 27/9/2018 về triển khai thực hiện Nghị định số 61.
Theo đó, cùng nêu rõ mục đích yêu cầu, Kế hoạch đã nêu rõ các nội dung cụ thể để triển khai thực hiện Nghị định số 61.
Cụ thể là việc xây dựng, ban hành các văn bản chỉ đạo, triển khai thực hiện Nghị định; kiện toàn, nâng cao chất lượng hoạt động của tổ chức bộ máy, thực hiện tốt nhiệm vụ, quyền hạn và bố trí trụ sở, trang thiết bị làm việc của Trung tâm Phục vụ hành chính công của tỉnh và bộ phận phục vụ hành chính công cấp huyện, xã; triển khai ứng dụng công nghệ thông tin đáp ứng yêu cầu thực hiện CCMC, MCLT; tập huấn, tuyên truyền, phổ biến, kiểm tra, đôn đốc và xử lý kịp thời những vướng mắc, khó khăn trong quá trình thực hiện…
Để triển khai tốt nội dung trên, Kế hoạch đã nêu rõ những nhiệm vụ của các sở, ban, ngành thuộc UBND tỉnh, trong đó giao rõ những công việc thuộc chức năng, nhiệm vụ của từng ngành như: nội vụ, xây dựng, tài chính, Văn phòng UBND tỉnh.
Ngoài nhiệm vụ riêng, các sở, ban, ngành, UBND các huyện, thị, thành phố có nhiệm vụ rà soát, tham mưu với UBND tỉnh chỉ đạo đưa các TTHC vào thực hiện tại Trung tâm Phục vụ hành chính công của tỉnh và bộ phận phục vụ hành chính công cấp huyện, xã theo hướng nâng tỷ lệ thực hiện tại chỗ việc tiếp nhận, thẩm định, phê duyệt và trả kết quả.
Đảm bảo tại Trung tâm Phục vụ hành chính công của tỉnh thực hiện tại chỗ đối với tối thiểu 20% TTHC thường xuyên phát sinh hồ sơ; tại bộ phận phục vụ hành chính công cấp huyện thực hiện tối thiểu 50% TTHC thường xuyên phát sinh hồ sơ. Bên cạnh đó, các sở, ngành, địa phương phải nghiên cứu triển khai việc chuyển đổi hồ sơ, tài liệu giấy liên quan đến hoạt động giải quyết TTHC của tổ chức, cá nhân thành hồ sơ điện tử; định kỳ hàng quý báo cáo tình hình triển khai thực hiện…
Với nguyên tắc của cơ chế là: lấy sự hài lòng của tổ chức, cá nhân là thước đo chất lượng và hiệu quả phục vụ của cán bộ, công chức, viên chức và cơ quan có thẩm quyền; việc giải quyết TTHC cho tổ chức, cá nhân được quản lý tập trung, thống nhất.
Giải quyết TTHC kịp thời, nhanh chóng, thuận tiện, đúng pháp luật, công bằng, bình đẳng, khách quan, công khai, minh bạch và có sự phối hợp chặt chẽ giữa các cơ quan có thẩm quyền; quá trình giải quyết TTHC được đôn đốc, kiểm tra, theo dõi, giám sát, đánh giá bằng các phương thức khác nhau trên cơ sở đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin và có sự tham gia của tổ chức, cá nhân; không làm phát sinh chi phí thực hiện TTHC cho tổ chức, cá nhân ngoài quy định của pháp luật; cán bộ, công chức, viên chức cơ quan có thẩm quyền thực hiện trách nhiệm giải trình về thực thi công vụ trong giải quyết TTHC theo quy định của pháp luật…
Việc triển khai thực hiện CCMC, MCLT theo tinh thần Nghị định số 61 của Chính phủ tại Yên Bái được làm tốt sẽ là một bước tiến dài trong cải cách TTHC, phục vụ tốt hơn tổ chức và cá nhân khi liên quan đến TTHC, góp phần xây dựng chính quyền liêm chính, hành động và kiến tạo, đẩy mạnh phát triển kinh tế - xã hội ở địa phương.
Giải quyết TTHC là phương thức tiếp nhận hồ sơ, giải quyết và trả kết quả giải quyết TTHC, theo dõi, giám sát, đánh giá việc giải quyết TTHC cho tổ chức, cá nhân của một cơ quan có thẩm quyền thông qua bộ phận một cửa.
Cơ chế MCLT là phương thức phối hợp giữa các cơ quan có thẩm quyền trong tiếp nhận hồ sơ, giải quyết và trả kết quả giải quyết một TTHC hoặc một nhóm TTHC có liên quan với nhau, theo dõi, giám sát, đánh giá việc giải quyết TTHC cho tổ chức, cá nhân thông qua bộ phận một cửa.