Mưa lũ sau hoàn lưu bão số 3 trên địa bàn huyện đã làm 1 người chết, 5 người bị thương, hàng trăm ngôi nhà bị lũ cuốn trôi, đổ sập và hư hỏng nặng, trên 760 ha lúa và hoa màu bị mất trắng và thiệt hại, hàng chục công trình giao thông, thủy lợi... bị phá hủy.
Nông dân Trấn Yên cấy dặm lại diện tích lúa bị ngập úng do ảnh hưởng bão lũ.
Do ảnh hưởng của hoàn lưu bão số 3, từ ngày 18 - 22/7/2018 trên địa bàn huyện Trấn Yên đã xảy ra mưa lớn nội vùng, kết hợp lũ thượng nguồn làm mực nước sông Hồng dâng cao, gây ra ngập úng, lũ quét, sạt lở đất ở hầu hết các xã trên địa bàn huyện và để lại hậu quả nặng nề.
Bão lũ đã làm 1 người chết, 5 người bị thương, hàng trăm ngôi nhà bị lũ cuốn trôi, đổ sập và hư hỏng nặng, trên 760 ha lúa và hoa màu bị mất trắng và thiệt hại, hàng chục công trình giao thông, thủy lợi... bị phá hủy, ước thiệt hại kinh tế trên 64 tỷ đồng.
Hơn một tháng qua, với sự vào cuộc tích cực của cả hệ thống chính trị, cùng sự nỗ lực của người dân và những chính sách hỗ trợ thiết thực, hiệu quả, cuộc sống người dân đang dần hồi sinh.
Trưởng phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Trấn Yên Triệu Thị Bích Liệu cho hay: "Không nằm trong tâm bão nhưng người dân Trấn Yên phải chịu ảnh hưởng rất nặng nề do hoàn lưu bão số 3, tổng giá trị thiệt hại ước tính 64,4 tỷ đồng. Trong đó, hơn 760 ha lúa và hoa màu bị vùi lấp, ảnh hưởng; gần 5.000 con gia súc, gia cầm chết; 312 ha nuôi thủy sản bị thiệt hại, nhiều công trình giao thông, thủy lợi bị hư hỏng…”.
Để giúp người dân sớm ổn định cuộc sống và sản xuất, ngay trong mưa lũ huyện Trấn Yên đã thành lập các đoàn công tác về các xã bị bão lũ để chỉ huy và ứng cứu, tìm kiếm cứu nạn và khắc phục hậu quả kịp thời.
Theo Chủ tịch UBND huyện Nguyễn Đình Chiến, ngay trong bão lũ, huyện đã tổ chức thăm hỏi, động viên và hỗ trợ các gia đình có người chết, bị thương và nhà bị sập đổ hoàn toàn, tổng kinh phí đã hỗ trợ hơn 505 triệu đồng và 1,11 tấn gạo. Huyện xác định việc quan trọng nhất là phải tập trung ổn định đời sống bà con nhân dân, không để hộ nào phải sống trong cảnh đói, rét.
Do đó, những ngày đầu sau lũ, huyện đã tập trung hỗ trợ nhu yếu phẩm, lương thực, thực phẩm để người dân yên tâm ổn định đời sống. Tổ chức di dời các hộ dân sống trong vùng nguy hiểm có nguy cơ sạt lở đất và ngập úng, kịp thời đảm bảo an toàn cho nhân dân; chỉ đạo công tác khắc phục thiệt hại về nhà ở đối với các hộ bị sập đổ hoàn toàn và hư hỏng nặng.
Đồng thời, huy động các lực lượng sửa chữa khôi phục hệ thống giao thông, thủy lợi, đồng ruộng... đáp ứng nhu cầu đi lại và sản xuất nông nghiệp. Công tác khắc phục, hót dọn và vận chuyển đất đá để thông các tuyến đường bị sạt lở cũng như khôi phục sửa chữa hệ thống kênh mương, công trình thủy lợi được tiến hành khẩn trương, bảo đảm lưu thông và sản xuất.
Trong sản xuất nông nghiệp, phân công cán bộ kỹ thuật xuống cơ sở, phối hợp với UBND các xã hướng dẫn nhân dân các biện pháp chăm sóc lúa vụ mùa và cây màu vụ hè thu sau ngập úng; các biện pháp vệ sinh đồng ruộng, cơ cấu giống, thời vụ gieo cấy lại lúa…
Đến nay, diện tích lúa bị thiệt hại đã khắc phục gieo cấy dồn dặm và gieo cấy lại 321,2 ha. Đối với diện tích bị đất đá vùi lấp phải cải tạo, không có khả năng khắc phục bằng gieo cấy lúa ngay trong vụ mùa 2018, tập trung hướng dẫn nhân dân cải tạo đồng ruộng chuyển đổi sang trồng cây trồng khác phù hợp.
Trước thiệt hại nặng nề, Trấn Yên vẫn còn nhiều khó khăn cần sự hỗ trợ của Nhà nước, các mạnh thường quân nhưng trước hết chính sự chủ động và nỗ lực khắc phục hậu quả bão lũ của huyện và cộng đồng đã giúp nhân dân sớm ổn định cuộc sống và sản xuất.
1252 lượt xem
Theo Báo Yên Bái
Mưa lũ sau hoàn lưu bão số 3 trên địa bàn huyện đã làm 1 người chết, 5 người bị thương, hàng trăm ngôi nhà bị lũ cuốn trôi, đổ sập và hư hỏng nặng, trên 760 ha lúa và hoa màu bị mất trắng và thiệt hại, hàng chục công trình giao thông, thủy lợi... bị phá hủy. Do ảnh hưởng của hoàn lưu bão số 3, từ ngày 18 - 22/7/2018 trên địa bàn huyện Trấn Yên đã xảy ra mưa lớn nội vùng, kết hợp lũ thượng nguồn làm mực nước sông Hồng dâng cao, gây ra ngập úng, lũ quét, sạt lở đất ở hầu hết các xã trên địa bàn huyện và để lại hậu quả nặng nề.
Bão lũ đã làm 1 người chết, 5 người bị thương, hàng trăm ngôi nhà bị lũ cuốn trôi, đổ sập và hư hỏng nặng, trên 760 ha lúa và hoa màu bị mất trắng và thiệt hại, hàng chục công trình giao thông, thủy lợi... bị phá hủy, ước thiệt hại kinh tế trên 64 tỷ đồng.
Hơn một tháng qua, với sự vào cuộc tích cực của cả hệ thống chính trị, cùng sự nỗ lực của người dân và những chính sách hỗ trợ thiết thực, hiệu quả, cuộc sống người dân đang dần hồi sinh.
Trưởng phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Trấn Yên Triệu Thị Bích Liệu cho hay: "Không nằm trong tâm bão nhưng người dân Trấn Yên phải chịu ảnh hưởng rất nặng nề do hoàn lưu bão số 3, tổng giá trị thiệt hại ước tính 64,4 tỷ đồng. Trong đó, hơn 760 ha lúa và hoa màu bị vùi lấp, ảnh hưởng; gần 5.000 con gia súc, gia cầm chết; 312 ha nuôi thủy sản bị thiệt hại, nhiều công trình giao thông, thủy lợi bị hư hỏng…”.
Để giúp người dân sớm ổn định cuộc sống và sản xuất, ngay trong mưa lũ huyện Trấn Yên đã thành lập các đoàn công tác về các xã bị bão lũ để chỉ huy và ứng cứu, tìm kiếm cứu nạn và khắc phục hậu quả kịp thời.
Theo Chủ tịch UBND huyện Nguyễn Đình Chiến, ngay trong bão lũ, huyện đã tổ chức thăm hỏi, động viên và hỗ trợ các gia đình có người chết, bị thương và nhà bị sập đổ hoàn toàn, tổng kinh phí đã hỗ trợ hơn 505 triệu đồng và 1,11 tấn gạo. Huyện xác định việc quan trọng nhất là phải tập trung ổn định đời sống bà con nhân dân, không để hộ nào phải sống trong cảnh đói, rét.
Do đó, những ngày đầu sau lũ, huyện đã tập trung hỗ trợ nhu yếu phẩm, lương thực, thực phẩm để người dân yên tâm ổn định đời sống. Tổ chức di dời các hộ dân sống trong vùng nguy hiểm có nguy cơ sạt lở đất và ngập úng, kịp thời đảm bảo an toàn cho nhân dân; chỉ đạo công tác khắc phục thiệt hại về nhà ở đối với các hộ bị sập đổ hoàn toàn và hư hỏng nặng.
Đồng thời, huy động các lực lượng sửa chữa khôi phục hệ thống giao thông, thủy lợi, đồng ruộng... đáp ứng nhu cầu đi lại và sản xuất nông nghiệp. Công tác khắc phục, hót dọn và vận chuyển đất đá để thông các tuyến đường bị sạt lở cũng như khôi phục sửa chữa hệ thống kênh mương, công trình thủy lợi được tiến hành khẩn trương, bảo đảm lưu thông và sản xuất.
Trong sản xuất nông nghiệp, phân công cán bộ kỹ thuật xuống cơ sở, phối hợp với UBND các xã hướng dẫn nhân dân các biện pháp chăm sóc lúa vụ mùa và cây màu vụ hè thu sau ngập úng; các biện pháp vệ sinh đồng ruộng, cơ cấu giống, thời vụ gieo cấy lại lúa…
Đến nay, diện tích lúa bị thiệt hại đã khắc phục gieo cấy dồn dặm và gieo cấy lại 321,2 ha. Đối với diện tích bị đất đá vùi lấp phải cải tạo, không có khả năng khắc phục bằng gieo cấy lúa ngay trong vụ mùa 2018, tập trung hướng dẫn nhân dân cải tạo đồng ruộng chuyển đổi sang trồng cây trồng khác phù hợp.
Trước thiệt hại nặng nề, Trấn Yên vẫn còn nhiều khó khăn cần sự hỗ trợ của Nhà nước, các mạnh thường quân nhưng trước hết chính sự chủ động và nỗ lực khắc phục hậu quả bão lũ của huyện và cộng đồng đã giúp nhân dân sớm ổn định cuộc sống và sản xuất.