Trong tuần qua, Thủ tướng Chính phủ đã có nhiều chỉ đạo quan trọng về các biện pháp phòng, chống dịch COVID-19; việc xuất khẩu gạo trong bối cảnh dịch bệnh và hạn hán, xâm nhập mặn; tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp.
Vừa thực hiện giãn cách xã hội, vừa tạo điều kiện phát triển sản xuất kinh doanh
Thông báo kết luận của Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc tại cuộc họp Thường trực Chính phủ về phòng, chống dịch COVID-19 diễn ra ngày 20 và 22/4/2020 nêu rõ: Cả nước đã chuyển sang giai đoạn mới phòng, chống dịch dài hơi hơn, căn cơ hơn cùng với phát triển kinh tế xã hội, bảo đảm người dân sẵn sàng thích nghi trong bối cảnh dịch bệnh COVID-19 được kiểm soát tốt. Trong giai đoạn mới, cả nước cần vừa thực hiện giãn cách xã hội, vừa tạo điều kiện cho lưu thông hàng hóa, phát triển sản xuất kinh doanh, việc làm và đời sống người dân.
Từ ngày 23/4/2020, Chủ tịch UBND tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chịu trách nhiệm tổ chức thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch tương ứng với các mức nguy cơ lây nhiễm dịch bệnh.
Các huyện Mê Linh, Thường Tín của Thành phố Hà Nội, huyện Đồng Văn của tỉnh Hà Giang, huyện Yên Phong của tỉnh Bắc Ninh là địa bàn có nguy cơ cao. Chủ tịch UBND tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương liên quan xác định phạm vi khu vực nguy cơ cao và thực hiện nghiêm các biện pháp phòng, chống dịch theo Chỉ thị số 16/CT-TTg.
Tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có nguy cơ: Thành phố Hà Nội.
Các tỉnh, thành phố còn lại thuộc nhóm nguy cơ thấp: tiếp tục nới lỏng các biện pháp hạn chế, từng bước khôi phục các hoạt động kinh tế - xã hội.
Xem xét kiến nghị về tiếp cận gói vay trả lương lãi suất 0%
Thủ tướng Chính phủ giao Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội nghiên cứu kiến nghị về việc doanh nghiệp khó tiếp cận gói vay trả lương lãi suất 0%, bảo đảm chính sách hỗ trợ được thực hiện nhanh, thuận lợi, đồng thời bảo đảm đúng đối tượng, không để lạm dụng, trục lợi.
Thủ tướng chỉ đạo sửa Nghị định 20: Hồi tố, bù trừ nghĩa vụ thuế cho DN
Thủ tướng Chính phủ yêu cầu Bộ Tài chính khẩn trương hoàn thiện dự thảo Nghị định sửa đổi khoản 3 Điều 8 Nghị định số 20/2017/NĐ-CP đối với nội dung xử lý hồi tố cho năm 2017, 2018 theo phương án như ý kiến của đa số thành viên Chính phủ theo đúng Quy chế làm việc của Chính phủ, bù trừ với nghĩa vụ thuế của các kỳ tính thuế tiếp theo nhưng tối đa không quá 5 năm, ký tắt dự thảo Nghị định, trình Thủ tướng Chính phủ ký, ban hành Nghị định trong ngày 20/4/2020.
Bộ Tài chính có giải pháp quản lý chặt chẽ, chống tiêu cực tham nhũng, lợi ích nhóm khi xử lý hồi tố theo quy định của Nghị định.
Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết về cách mạng 4.0
Chính phủ đã ban hành Nghị quyết số 50/NQ-CP chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết số 52-NQ/TW ngày 27/9/2019 của Bộ Chính trị về một số chủ trương, chính sách chủ động tham gia cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư.
Tại Nghị quyết này, Chính phủ yêu cầu các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương nâng cao hiệu quả và đưa công tác tuyên truyền về Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đi vào chiều sâu, phù hợp với từng nhóm đối tượng, phổ biến, nhân rộng kịp thời các mô hình thí điểm, các điển hình tiên tiến. Tận dụng triệt để công nghệ số để thực hiện tốt công tác tuyên truyền. Xây dựng cơ chế quản lý linh hoạt, phù hợp với môi trường kinh doanh số, tạo không gian thuận lợi cho đổi mới sáng tạo.
Nghị quyết cũng đưa ra giải pháp xây dựng và phát triển cơ sở hạ tầng thiết yếu; phát triển nguồn nhân lực thích ứng với yêu cầu cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư.
Bảo đảm trật tự ATGT dịp 30/4, 1/5
Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Công điện 480/CT-TTg về việc phục vụ nhu cầu đi lại của nhân dân và bảo đảm trật tự, an toàn giao thông trong dịp nghỉ Lễ 30/4 và 01/5/2020.
Công điện nêu rõ: Để phục vụ tốt nhu cầu đi lại của nhân dân và bảo đảm trật tự, an toàn giao thông đợt nghỉ Lễ 30/4 và 01/5 (từ 30/4 đến hết ngày 03/5/2020), đặc biệt là tiếp tục bảo đảm thực hiện nghiêm các giải pháp phòng chống đại dịch COVID-19, Thủ tướng Chính phủ yêu cầu các Bộ, cơ quan, địa phương có phương án vận tải phù hợp, tuân thủ quy định phòng chống dịch, bảo đảm năng lực, chất lượng dịch vụ vận tải phục vụ tốt nhu cầu đi lại của nhân dân trong dịp nghỉ Lễ, nhất là trên các tuyến kết nối Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh với các địa phương và đầu mối giao thông lớn; yêu cầu các đơn vị vận tải tuân thủ quy tắc giao thông và các biện pháp phòng ngừa tai nạn giao thông, đặc biệt là cần thường xuyên kiểm tra, ngăn ngừa lái xe vi phạm về nồng độ cồn, ma tuý, chở quá số người, tăng giá vé trái quy định; tăng cường bảo đảm an ninh, trật tự tại các đầu mối giao thông trọng điểm (cảng hàng không, nhà ga, bến xe..). Có phương án ngăn chặn, xử lý, trấn áp hiệu quả hành vi tụ tập đua xe trái phép, nhất là tại các đô thị...
Tạo điều kiện thuận lợi cho người chấp hành xong hình phạt tù ổn định cuộc sống
Chính phủ đã ban hành Nghị định số 49/2020/NĐ-CP quy định chi tiết thi hành Luật Thi hành án hình sự về tái hòa nhập cộng đồng. Nghị định này quy định cụ thể các biện pháp chuẩn bị tái hòa nhập cộng đồng cho phạm nhân; các biện pháp bảo đảm tái hòa nhập cộng đồng đối với người chấp hành xong hình phạt tù; trách nhiệm của các bộ, UBND các cấp và các cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan đến việc thực hiện các biện pháp bảo đảm tái hòa nhập cộng đồng.
Nghị định cũng quy định cụ thể về hỗ trợ đào tạo nghề, tạo việc làm cho người chấp hành xong hình phạt tù.
Quy định quản lý viện trợ quốc tế khẩn cấp để khắc phục hậu quả thiên tai
Chính phủ ban hành Nghị định số 50/2020/NĐ-CP quy định về tiếp nhận, quản lý và sử dụng viện trợ quốc tế khẩn cấp để cứu trợ và khắc phục hậu quả thiên tai.
Nghị định nêu rõ, việc tiếp nhận, quản lý và sử dụng viện trợ phải công khai, minh bạch, đúng mục đích, kịp thời, hiệu quả, đúng đối tượng; có sự phối hợp đồng bộ, chặt chẽ giữa các bộ, ngành, địa phương, tổ chức và cá nhân có liên quan.
Không tiếp nhận những hàng hóa không được phép nhập khẩu theo quy định của pháp luật, các khoản viện trợ gây ảnh hưởng xấu đến môi trường, sức khỏe cộng đồng, an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội, xâm hại đến lợi ích của nhà nước và của nhân dân.
Việc tiếp nhận, quản lý và sử dụng các khoản viện trợ phải thực hiện theo các quy định của pháp luật Việt Nam và cam kết với Bên viện trợ.
Tháo gỡ khó khăn cho xuất khẩu gạo
Văn phòng Chính phủ đã có Thông báo 163/TB-VPCP kết luận của Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng tại cuộc họp về công tác triển khai, thực hiện chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ về việc xuất khẩu gạo trong bối cảnh dịch bệnh và hạn hán, xâm nhập mặn tại văn bản số 2827/VPCP-KTTH ngày 10/4/2020; giải pháp điều hành xuất khẩu gạo trong thời gian tới.
Thông báo nêu rõ: Cho phép tạm ứng trước hạn ngạch xuất khẩu gạo là 100.000 tấn để xử lý cho các doanh nghiệp có gạo đưa vào cảng trước ngày 24/3/2020 nhưng chưa đăng ký tờ khai hải quan được xác nhận bởi doanh nghiệp, đơn vị kinh doanh cảng, cơ quan hải quan. Bộ Công Thương, Bộ Tài chính chịu trách nhiệm toàn diện trước Thủ tướng Chính phủ và các cơ quan thanh tra, kiểm tra về việc triển khai nhiệm vụ này, bảo đảm chặt chẽ, công khai, minh bạch, không để xảy ra tiêu cực trục lợi chính sách.
Đối với các doanh nghiệp đã được mở tờ khai hải quan xuất khẩu gạo (trong phạm vi 400.000 tấn), Bộ Tài chính chủ trì, phối hợp với Bộ Công Thương thực hiện rà soát, kiểm tra để phát hiện doanh nghiệp khai khống không có hàng (đăng ký hạn ngạch nhưng chưa có gạo); trên cơ sở đó xử lý cho phù hợp với chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ và quy định của pháp luật.
Phó Thủ tướng đồng ý với đề xuất của các Bộ: Công Thương, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Tài chính về việc cho phép xuất khẩu nếp (bao gồm: thóc nếp, gạo nếp, tấm nếp) trong tháng 4 năm 2020 theo nhu cầu thị trường, không chịu sự điều chỉnh của cơ chế điều hành xuất khẩu gạo tại văn bản số 2827/VPCP-KTTH ngày 10/4/2020.
* Thủ tướng Chính phủ cũng yêu cầu Thanh tra Chính phủ tiến hành thanh tra đột xuất việc chấp hành các quy định của pháp luật trong công tác quản lý nhà nước về xuất khẩu gạo thời gian qua, có hay không dấu hiệu trục lợi, tiêu cực để xử lý nghiêm theo quy định của pháp luật.
1006 lượt xem
Theo Chinhphu.vn
Trong tuần qua, Thủ tướng Chính phủ đã có nhiều chỉ đạo quan trọng về các biện pháp phòng, chống dịch COVID-19; việc xuất khẩu gạo trong bối cảnh dịch bệnh và hạn hán, xâm nhập mặn; tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp.
Vừa thực hiện giãn cách xã hội, vừa tạo điều kiện phát triển sản xuất kinh doanh
Thông báo kết luận của Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc tại cuộc họp Thường trực Chính phủ về phòng, chống dịch COVID-19 diễn ra ngày 20 và 22/4/2020 nêu rõ: Cả nước đã chuyển sang giai đoạn mới phòng, chống dịch dài hơi hơn, căn cơ hơn cùng với phát triển kinh tế xã hội, bảo đảm người dân sẵn sàng thích nghi trong bối cảnh dịch bệnh COVID-19 được kiểm soát tốt. Trong giai đoạn mới, cả nước cần vừa thực hiện giãn cách xã hội, vừa tạo điều kiện cho lưu thông hàng hóa, phát triển sản xuất kinh doanh, việc làm và đời sống người dân.
Từ ngày 23/4/2020, Chủ tịch UBND tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chịu trách nhiệm tổ chức thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch tương ứng với các mức nguy cơ lây nhiễm dịch bệnh.
Các huyện Mê Linh, Thường Tín của Thành phố Hà Nội, huyện Đồng Văn của tỉnh Hà Giang, huyện Yên Phong của tỉnh Bắc Ninh là địa bàn có nguy cơ cao. Chủ tịch UBND tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương liên quan xác định phạm vi khu vực nguy cơ cao và thực hiện nghiêm các biện pháp phòng, chống dịch theo Chỉ thị số 16/CT-TTg.
Tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có nguy cơ: Thành phố Hà Nội.
Các tỉnh, thành phố còn lại thuộc nhóm nguy cơ thấp: tiếp tục nới lỏng các biện pháp hạn chế, từng bước khôi phục các hoạt động kinh tế - xã hội.
Xem xét kiến nghị về tiếp cận gói vay trả lương lãi suất 0%
Thủ tướng Chính phủ giao Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội nghiên cứu kiến nghị về việc doanh nghiệp khó tiếp cận gói vay trả lương lãi suất 0%, bảo đảm chính sách hỗ trợ được thực hiện nhanh, thuận lợi, đồng thời bảo đảm đúng đối tượng, không để lạm dụng, trục lợi.
Thủ tướng chỉ đạo sửa Nghị định 20: Hồi tố, bù trừ nghĩa vụ thuế cho DN
Thủ tướng Chính phủ yêu cầu Bộ Tài chính khẩn trương hoàn thiện dự thảo Nghị định sửa đổi khoản 3 Điều 8 Nghị định số 20/2017/NĐ-CP đối với nội dung xử lý hồi tố cho năm 2017, 2018 theo phương án như ý kiến của đa số thành viên Chính phủ theo đúng Quy chế làm việc của Chính phủ, bù trừ với nghĩa vụ thuế của các kỳ tính thuế tiếp theo nhưng tối đa không quá 5 năm, ký tắt dự thảo Nghị định, trình Thủ tướng Chính phủ ký, ban hành Nghị định trong ngày 20/4/2020.
Bộ Tài chính có giải pháp quản lý chặt chẽ, chống tiêu cực tham nhũng, lợi ích nhóm khi xử lý hồi tố theo quy định của Nghị định.
Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết về cách mạng 4.0
Chính phủ đã ban hành Nghị quyết số 50/NQ-CP chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết số 52-NQ/TW ngày 27/9/2019 của Bộ Chính trị về một số chủ trương, chính sách chủ động tham gia cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư.
Tại Nghị quyết này, Chính phủ yêu cầu các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương nâng cao hiệu quả và đưa công tác tuyên truyền về Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đi vào chiều sâu, phù hợp với từng nhóm đối tượng, phổ biến, nhân rộng kịp thời các mô hình thí điểm, các điển hình tiên tiến. Tận dụng triệt để công nghệ số để thực hiện tốt công tác tuyên truyền. Xây dựng cơ chế quản lý linh hoạt, phù hợp với môi trường kinh doanh số, tạo không gian thuận lợi cho đổi mới sáng tạo.
Nghị quyết cũng đưa ra giải pháp xây dựng và phát triển cơ sở hạ tầng thiết yếu; phát triển nguồn nhân lực thích ứng với yêu cầu cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư.
Bảo đảm trật tự ATGT dịp 30/4, 1/5
Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Công điện 480/CT-TTg về việc phục vụ nhu cầu đi lại của nhân dân và bảo đảm trật tự, an toàn giao thông trong dịp nghỉ Lễ 30/4 và 01/5/2020.
Công điện nêu rõ: Để phục vụ tốt nhu cầu đi lại của nhân dân và bảo đảm trật tự, an toàn giao thông đợt nghỉ Lễ 30/4 và 01/5 (từ 30/4 đến hết ngày 03/5/2020), đặc biệt là tiếp tục bảo đảm thực hiện nghiêm các giải pháp phòng chống đại dịch COVID-19, Thủ tướng Chính phủ yêu cầu các Bộ, cơ quan, địa phương có phương án vận tải phù hợp, tuân thủ quy định phòng chống dịch, bảo đảm năng lực, chất lượng dịch vụ vận tải phục vụ tốt nhu cầu đi lại của nhân dân trong dịp nghỉ Lễ, nhất là trên các tuyến kết nối Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh với các địa phương và đầu mối giao thông lớn; yêu cầu các đơn vị vận tải tuân thủ quy tắc giao thông và các biện pháp phòng ngừa tai nạn giao thông, đặc biệt là cần thường xuyên kiểm tra, ngăn ngừa lái xe vi phạm về nồng độ cồn, ma tuý, chở quá số người, tăng giá vé trái quy định; tăng cường bảo đảm an ninh, trật tự tại các đầu mối giao thông trọng điểm (cảng hàng không, nhà ga, bến xe..). Có phương án ngăn chặn, xử lý, trấn áp hiệu quả hành vi tụ tập đua xe trái phép, nhất là tại các đô thị...
Tạo điều kiện thuận lợi cho người chấp hành xong hình phạt tù ổn định cuộc sống
Chính phủ đã ban hành Nghị định số 49/2020/NĐ-CP quy định chi tiết thi hành Luật Thi hành án hình sự về tái hòa nhập cộng đồng. Nghị định này quy định cụ thể các biện pháp chuẩn bị tái hòa nhập cộng đồng cho phạm nhân; các biện pháp bảo đảm tái hòa nhập cộng đồng đối với người chấp hành xong hình phạt tù; trách nhiệm của các bộ, UBND các cấp và các cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan đến việc thực hiện các biện pháp bảo đảm tái hòa nhập cộng đồng.
Nghị định cũng quy định cụ thể về hỗ trợ đào tạo nghề, tạo việc làm cho người chấp hành xong hình phạt tù.
Quy định quản lý viện trợ quốc tế khẩn cấp để khắc phục hậu quả thiên tai
Chính phủ ban hành Nghị định số 50/2020/NĐ-CP quy định về tiếp nhận, quản lý và sử dụng viện trợ quốc tế khẩn cấp để cứu trợ và khắc phục hậu quả thiên tai.
Nghị định nêu rõ, việc tiếp nhận, quản lý và sử dụng viện trợ phải công khai, minh bạch, đúng mục đích, kịp thời, hiệu quả, đúng đối tượng; có sự phối hợp đồng bộ, chặt chẽ giữa các bộ, ngành, địa phương, tổ chức và cá nhân có liên quan.
Không tiếp nhận những hàng hóa không được phép nhập khẩu theo quy định của pháp luật, các khoản viện trợ gây ảnh hưởng xấu đến môi trường, sức khỏe cộng đồng, an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội, xâm hại đến lợi ích của nhà nước và của nhân dân.
Việc tiếp nhận, quản lý và sử dụng các khoản viện trợ phải thực hiện theo các quy định của pháp luật Việt Nam và cam kết với Bên viện trợ.
Tháo gỡ khó khăn cho xuất khẩu gạo
Văn phòng Chính phủ đã có Thông báo 163/TB-VPCP kết luận của Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng tại cuộc họp về công tác triển khai, thực hiện chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ về việc xuất khẩu gạo trong bối cảnh dịch bệnh và hạn hán, xâm nhập mặn tại văn bản số 2827/VPCP-KTTH ngày 10/4/2020; giải pháp điều hành xuất khẩu gạo trong thời gian tới.
Thông báo nêu rõ: Cho phép tạm ứng trước hạn ngạch xuất khẩu gạo là 100.000 tấn để xử lý cho các doanh nghiệp có gạo đưa vào cảng trước ngày 24/3/2020 nhưng chưa đăng ký tờ khai hải quan được xác nhận bởi doanh nghiệp, đơn vị kinh doanh cảng, cơ quan hải quan. Bộ Công Thương, Bộ Tài chính chịu trách nhiệm toàn diện trước Thủ tướng Chính phủ và các cơ quan thanh tra, kiểm tra về việc triển khai nhiệm vụ này, bảo đảm chặt chẽ, công khai, minh bạch, không để xảy ra tiêu cực trục lợi chính sách.
Đối với các doanh nghiệp đã được mở tờ khai hải quan xuất khẩu gạo (trong phạm vi 400.000 tấn), Bộ Tài chính chủ trì, phối hợp với Bộ Công Thương thực hiện rà soát, kiểm tra để phát hiện doanh nghiệp khai khống không có hàng (đăng ký hạn ngạch nhưng chưa có gạo); trên cơ sở đó xử lý cho phù hợp với chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ và quy định của pháp luật.
Phó Thủ tướng đồng ý với đề xuất của các Bộ: Công Thương, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Tài chính về việc cho phép xuất khẩu nếp (bao gồm: thóc nếp, gạo nếp, tấm nếp) trong tháng 4 năm 2020 theo nhu cầu thị trường, không chịu sự điều chỉnh của cơ chế điều hành xuất khẩu gạo tại văn bản số 2827/VPCP-KTTH ngày 10/4/2020.
* Thủ tướng Chính phủ cũng yêu cầu Thanh tra Chính phủ tiến hành thanh tra đột xuất việc chấp hành các quy định của pháp luật trong công tác quản lý nhà nước về xuất khẩu gạo thời gian qua, có hay không dấu hiệu trục lợi, tiêu cực để xử lý nghiêm theo quy định của pháp luật.