CTTĐT - Vượt qua khó khăn do rét đậm, rét hại kèm theo băng tuyết xảy ra vào đầu vụ Đông xuân, thiên tai bão lũ xảy ra trong vụ Hè thu đã gây thiệt hại lớn về người, tài sản, cơ sở hạ tầng phục vụ sản xuất. Giá rét và mưa bão đã làm mất trắng nhiều diện tích lúa, ngô và hoa màu của nông dân, nhưng kết thúc năm 2016, nhờ áp dụng nhanh các giống tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất nên diện tích, năng suất và sản lượng cây lương thực có hạt đều vượt kế hoạch và tăng so với năm 2015. Cơ cấu giống tiếp tục có sự chuyển biến tích cực theo hướng tập trung đầu tư vào các vùng có điều kiện thâm canh cao.
Ứng dụng tiến bộ mới vào sản xuất cây lương thực có hạt
Thành công này có sự đóng góp lớn của Trung tâm Khuyến nông tỉnh (trực thuộc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) trong việc tổ chức tập huấn chuyển giao kỹ thuật, hướng dẫn nông dân phương pháp canh tác các loại cây trồng ứng phó với rét đậm, rét hại, hạn hán theo kế hoạch của tỉnh. Trong năm, Trung tâm Khuyến nông và các đơn vị trong ngành đã tổ chức tổ chức được 320 lớp đào tạo, tập huấn cho trên 16.200 lượt người về chuyển giao các tiến bộ khoa học kỹ thuật trong sản xuất nông, lâm nghiệp và thủy sản; vai trò của Hợp tác xã dịch vụ nông nghiệp; kiến thức về an toàn thực phẩm ... Qua đào tạo, tấp huấn đã góp phần nâng cao trình độ canh tác của người dân; thay đổi nhận thức về tổ chức sản xuất; bổ sung các kiến thức về sản xuất an toàn.
Về công tác thông tin tuyên truyền đã xây dựng, đăng tải 187 tin bài, 52 chuyên mục khuyến nông trên các báo, tập san, bản tin khuyến nông. Cổng Thông tin điện tử và Đài Phát thanh - Truyền hình tỉnh…; phát hành 04 số với 3.000 cuốn bản tin; cấp phát 3.000 tờ gấp kỹ thuật, 13 loại sách kỹ thuật với 1.000 cuốn và 1.000 đĩa VCD khuyến nông cho cán bộ, cộng tác viên khuyến nông và bà con nông dân. Nội dung tuyên truyền đa dạng, trong đó, tập trung vào phổ biến chủ trương, chính sách của tỉnh; chủ trương thực hiện Đề án tái cơ cấu ngành Nông nghiệp và Phát triển nông thôn gắn với xây dựng nông thôn mới; phản ánh các kết quả sản xuất nông lâm nghiệp; trao đổi kinh nghiệm, giới thiệu gương điển hình sản xuất giỏi... Thông qua đó, bà con nông dân đã nắm bắt được những kinh nghiệm quý để ứng dụng KHKT vào sản xuất.
Cũng trong năm qua, ngành Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cũng đã triển khai nhiều mô hình sản xuất có hiệu quả nhằm trình diễn, nhân rộng trong nhân dân như: Mô hình trồng mía tại xã Hồ Bốn, huyện Mù Cang Chải; mô hình vườn ươm nhân giống cây ăn quả có múi tại xã Hưng Thịnh, huyện Trấn Yên và xã Khánh Hòa, huyện Lục Yên với 7.000 gốc; mô hình 25ha lúa, ngô, đậu tương theo chương trình của tổ chức JICA; mô hình trồng bạch đàn lai cấy mô; mô hình áp dụng kỹ thuật thụ tinh nhân tạo kết hợp với thú y cộng đồng nhằm phát triển chăn nuôi lợn theo hướng VietGAP trong nông hộ; mô hình trồng mây K83; mô hình trình diễn giống lúa thuần DQ11, J02; mô hình sử dụng chế phẩm EMINA trong chăn nuôi lợn ...
Bước sang năm mới 2017, tỉnh Yên Bái phấn đấu tổng sản lượng lương thực có hạt đạt 290.000 tấn. Để hoàn thành chỉ tiêu kế hoạch đề ra, Ngành Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tiếp tục đa dạng hóa cây trồng, phát huy lợi thế vùng, miền; xây dựng và hình thành các vùng sản xuất hàng hóa chuyên canh, ứng dụng công nghệ cao để nâng cao năng suất, chất lượng nông sản, nâng cao hiệu quả sản xuất trên đơn vị diện tích đất nông nghiệp; tập trung hỗ trợ sản xuất khu vực vùng cao để đảm bảo an ninh lương thực và phát triển kinh tế. Cụ thể sẽ duy trì, sử dụng linh hoạt diện tích đất trồng lúa; xây dựng vùng sản xuất lúa hàng hóa chất lượng cao, ưu tiên phát triển cánh đồng một giống có quy mô vừa và lớn; hỗ trợ đồng bào vùng cao đầu tư thâm canh, đưa giống lúa lai có năng suất cao vào sản xuất.
Đối với cây ngô, sẽ tăng cường đầu tư thâm canh; sử dụng các giống ngô lai có tiềm năng, năng suất cao và áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật; phát triển vùng trồng ngô chuyên canh bền vững trên đất dốc và diện tích ngô trên đất hai vụ lúa. Xây dựng, quy hoạch vùng sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao.
2720 lượt xem
Lan Hương
Cổng thông tin điện tử tỉnh - Vượt qua khó khăn do rét đậm, rét hại kèm theo băng tuyết xảy ra vào đầu vụ Đông xuân, thiên tai bão lũ xảy ra trong vụ Hè thu đã gây thiệt hại lớn về người, tài sản, cơ sở hạ tầng phục vụ sản xuất. Giá rét và mưa bão đã làm mất trắng nhiều diện tích lúa, ngô và hoa màu của nông dân, nhưng kết thúc năm 2016, nhờ áp dụng nhanh các giống tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất nên diện tích, năng suất và sản lượng cây lương thực có hạt đều vượt kế hoạch và tăng so với năm 2015. Cơ cấu giống tiếp tục có sự chuyển biến tích cực theo hướng tập trung đầu tư vào các vùng có điều kiện thâm canh cao.Thành công này có sự đóng góp lớn của Trung tâm Khuyến nông tỉnh (trực thuộc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) trong việc tổ chức tập huấn chuyển giao kỹ thuật, hướng dẫn nông dân phương pháp canh tác các loại cây trồng ứng phó với rét đậm, rét hại, hạn hán theo kế hoạch của tỉnh. Trong năm, Trung tâm Khuyến nông và các đơn vị trong ngành đã tổ chức tổ chức được 320 lớp đào tạo, tập huấn cho trên 16.200 lượt người về chuyển giao các tiến bộ khoa học kỹ thuật trong sản xuất nông, lâm nghiệp và thủy sản; vai trò của Hợp tác xã dịch vụ nông nghiệp; kiến thức về an toàn thực phẩm ... Qua đào tạo, tấp huấn đã góp phần nâng cao trình độ canh tác của người dân; thay đổi nhận thức về tổ chức sản xuất; bổ sung các kiến thức về sản xuất an toàn.
Về công tác thông tin tuyên truyền đã xây dựng, đăng tải 187 tin bài, 52 chuyên mục khuyến nông trên các báo, tập san, bản tin khuyến nông. Cổng Thông tin điện tử và Đài Phát thanh - Truyền hình tỉnh…; phát hành 04 số với 3.000 cuốn bản tin; cấp phát 3.000 tờ gấp kỹ thuật, 13 loại sách kỹ thuật với 1.000 cuốn và 1.000 đĩa VCD khuyến nông cho cán bộ, cộng tác viên khuyến nông và bà con nông dân. Nội dung tuyên truyền đa dạng, trong đó, tập trung vào phổ biến chủ trương, chính sách của tỉnh; chủ trương thực hiện Đề án tái cơ cấu ngành Nông nghiệp và Phát triển nông thôn gắn với xây dựng nông thôn mới; phản ánh các kết quả sản xuất nông lâm nghiệp; trao đổi kinh nghiệm, giới thiệu gương điển hình sản xuất giỏi... Thông qua đó, bà con nông dân đã nắm bắt được những kinh nghiệm quý để ứng dụng KHKT vào sản xuất.
Cũng trong năm qua, ngành Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cũng đã triển khai nhiều mô hình sản xuất có hiệu quả nhằm trình diễn, nhân rộng trong nhân dân như: Mô hình trồng mía tại xã Hồ Bốn, huyện Mù Cang Chải; mô hình vườn ươm nhân giống cây ăn quả có múi tại xã Hưng Thịnh, huyện Trấn Yên và xã Khánh Hòa, huyện Lục Yên với 7.000 gốc; mô hình 25ha lúa, ngô, đậu tương theo chương trình của tổ chức JICA; mô hình trồng bạch đàn lai cấy mô; mô hình áp dụng kỹ thuật thụ tinh nhân tạo kết hợp với thú y cộng đồng nhằm phát triển chăn nuôi lợn theo hướng VietGAP trong nông hộ; mô hình trồng mây K83; mô hình trình diễn giống lúa thuần DQ11, J02; mô hình sử dụng chế phẩm EMINA trong chăn nuôi lợn ...
Bước sang năm mới 2017, tỉnh Yên Bái phấn đấu tổng sản lượng lương thực có hạt đạt 290.000 tấn. Để hoàn thành chỉ tiêu kế hoạch đề ra, Ngành Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tiếp tục đa dạng hóa cây trồng, phát huy lợi thế vùng, miền; xây dựng và hình thành các vùng sản xuất hàng hóa chuyên canh, ứng dụng công nghệ cao để nâng cao năng suất, chất lượng nông sản, nâng cao hiệu quả sản xuất trên đơn vị diện tích đất nông nghiệp; tập trung hỗ trợ sản xuất khu vực vùng cao để đảm bảo an ninh lương thực và phát triển kinh tế. Cụ thể sẽ duy trì, sử dụng linh hoạt diện tích đất trồng lúa; xây dựng vùng sản xuất lúa hàng hóa chất lượng cao, ưu tiên phát triển cánh đồng một giống có quy mô vừa và lớn; hỗ trợ đồng bào vùng cao đầu tư thâm canh, đưa giống lúa lai có năng suất cao vào sản xuất.
Đối với cây ngô, sẽ tăng cường đầu tư thâm canh; sử dụng các giống ngô lai có tiềm năng, năng suất cao và áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật; phát triển vùng trồng ngô chuyên canh bền vững trên đất dốc và diện tích ngô trên đất hai vụ lúa. Xây dựng, quy hoạch vùng sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao.