Cả nước đã bước sang giai đoạn mới phòng, chống dịch bệnh đồng thời với khôi phục, phát triển nền kinh tế. Từ các cấp, các ngành cho đến từng người dân, doanh nghiệp đều cần xác lập tình trạng bình thường mới trong các hoạt động kinh tế - xã hội để dần đưa xã hội trở lại bình thường trên tinh thần tập trung đẩy mạnh các hoạt động phục hồi kinh tế.
Ảnh minh họa
Nội dung trên tại Thông báo 177/TB-VPCP kết luận của Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc tại cuộc họp Thường trực Chính phủ về phòng, chống dịch COVID-19 sáng ngày 7/5.
Về thực hiện nới lỏng các hạn chế, kết luận nêu rõ: Dỡ bỏ giãn cách và giới hạn số chỗ trên phương tiện giao thông công cộng (máy bay, xe khách, tàu thủy, tàu hỏa…).
Thủ tướng Chính phủ đồng ý cho mở lại và bỏ quy định giãn cách đối với các cơ sở sản xuất kinh doanh, thương mại, dịch vụ với yêu cầu thực hiện các biện pháp bảo đảm an toàn như đeo khẩu trang, sát khuẩn tay; riêng đối với các cơ sở dịch vụ như nhà hàng, quán ăn thì chỉ yêu cầu sát khuẩn tay. Chưa cho mở lại vũ trường, dịch vụ karaoke.
Đồng ý tổ chức các hoạt động thể dục thể thao, hoạt động có tập trung đông người với yêu cầu phải thực hiện các biện pháp bảo đảm an toàn như đeo khẩu trang, sát khuẩn tay; đồng ý các cơ sở khám chữa bệnh trở lại hoạt động bình thường, bảo đảm phục vụ nhu cầu khám chữa bệnh cho nhân dân.
Không bắt buộc giãn cách trong trường, lớp học; không bắt buộc học sinh đeo khẩu trang trong lớp học. Nhà trường tăng cường thực hiện các biện pháp lau khử khuẩn bề mặt, vệ sinh phòng, lớp học, nhà vệ sinh, bảo đảm phòng, lớp học thông thoáng, học sinh giữ gìn vệ sinh cá nhân, thường xuyên rửa tay sát khuẩn.
Bộ Giáo dục và Đào tạo, Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương phải có kế hoạch và tổ chức tốt kỳ thi tốt nghiệp phổ thông trung học, bảo đảm kết quả trung thực, khách quan.
Thường trực Chính phủ yêu cầu các Bộ, cơ quan, Ủy ban nhân dân các địa phương nghiêm túc thực hiện các biện pháp, nhiệm vụ được giao, trong đó có các nhiệm vụ quan trọng như: tập trung tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp, thúc đẩy phát triển các hoạt động đầu tư, sản xuất kinh doanh; các gói tài khóa, tiền tệ phải có hiệu lực trước khi khai mạc Hội nghị của Chính phủ với các doanh nghiệp vào ngày 09 tháng 5 tới đây; đặc biệt phải tập trung đẩy nhanh các biện pháp hỗ trợ người dân gặp khó khăn do đại dịch COVID-19 theo Nghị quyết số 42/NQ-CP của Chính phủ, bảo đảm công khai, minh bạch, đúng đối tượng, không để lợi dụng, trục lợi chính sách.
Các Bộ, ngành có liên quan, nhất là các Bộ: Kế hoạch và Đầu tư, Công Thương, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn,… và các địa phương đều phải tập trung chỉ đạo thu hút, xúc tiến mạnh mẽ hoạt động đầu tư từ các doanh nghiệp, tập đoàn trong và ngoài nước.
*Cũng về công tác phòng, chống dịch COVID-19, tại Thông báo kết luận của Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam về việc tổ chức, nghiên cứu, sản xuất vắc xin phòng bệnh viêm đường hô hấp cấp do chủng mới của vi rút Corona (SARS CoV2) gây ra, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam giao Bộ Khoa học và Công nghệ chủ trì, phối hợp với Bộ Y tế, Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam, các Bộ, cơ quan liên quan khẩn trương tổ chức, nghiên cứu và sản xuất vắc xin phòng bệnh do SARS CoV2 gây ra, báo cáo Thủ tướng Chính phủ kết quả thực hiện.
Tăng cường tiết kiệm điện
Thủ tướng Chính phủ ban hành Chỉ thị số 20/CT-TTg về việc tăng cường tiết kiệm điện giai đoạn 2020 - 2025; trong đó yêu cầu cả nước phải phấn đấu hằng năm tiết kiệm tối thiểu 2,0% tổng điện năng tiêu thụ.
Để đạt được mục tiêu này, Thủ tướng Chính phủ yêu cầu các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, các doanh nghiệp và các tổ chức đoàn thể - xã hội thực hiện 5 giải pháp sau: 1- Thực hiện tiết kiệm điện tại cơ quan, công sở; 2- Thực hiện tiết kiệm điện trong chiếu sáng công cộng, chiếu sáng cho mục đích quảng cáo, trang trí ngoài trời; 3- Thực hiện tiết kiệm điện tại các hộ gia đình; 4- Thực hiện tiết kiệm điện tại các cơ sở kinh doanh thương mại và dịch vụ; 5- Thực hiện tiết kiệm điện tại doanh nghiệp sản xuất.
Quy định mới về phí bảo vệ môi trường đối với nước thải
Chính phủ ban hành Nghị định 53/2020/NĐ-CP quy định phí bảo vệ môi trường đối với nước thải, trong đó, mức phí bảo vệ môi trường đối với nước thải sinh hoạt là 10% trên giá bán của 1m3 nước sạch chưa bao gồm thuế giá trị gia tăng. Trường hợp cần áp dụng mức phí cao hơn, Hội đồng nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương quyết định mức phí cụ thể cao hơn đối với từng đối tượng chịu phí.
Xử lý thông tin báo nêu
Trong tuần Thủ tướng Chính phủ đã có những chỉ đạo về xử lý thông tin báo nêu, trong đó, báo The LEADER điện tử ngày 02/5/2020 có bài viết “Du lịch làm gì để tăng tốc sau đại dịch”. Thủ tướng Chính phủ giao Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch nghiên cứu, đề xuất giải pháp đẩy mạnh quảng bá, phát triển du lịch; báo cáo Thủ tướng Chính phủ.
Thời báo kinh tế Sài Gòn ngày 28/4/2020 có bài viết phản ánh việc Chính phủ đưa ra nhiều giải pháp hỗ trợ doanh nghiệp, phục hồi và phát triển kinh tế ứng phó với tác động của đại dịch COVID-19 nhưng đây cũng là lúc dễ nảy sinh tiêu cực; nhiều bộ, ngành, địa phương rầm rộ "phong trào" xin cơ chế đặc thù như thay vì đấu thầu thì chuyển qua hình thức chỉ định thầu dẫn đến nguy cơ thất thoát, tiêu cực, lợi ích nhóm.
Về việc này, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc yêu cầu Bộ Kế hoạch và Đầu tư nghiên cứu, đề xuất giải pháp trong công tác quản lý đấu thầu nhằm ngăn chặn thất thoát, tiêu cực, lợi ích nhóm.
Ngày 28/4/2020, Đài Truyền hình Việt Nam và báo điện tử VTV có bài "Phá rừng quy mô lớn tại Kon Tum", phản ánh nạn phá rừng vẫn diễn ra vô cùng phức tạp, đi sâu vào tâm lõi các khu rừng mới thấy sự tàn phá của lâm tặc với dấu vết còn rất mới, có dấu hiệu bao che của chính quyền địa phương. Về việc này, Thủ tướng Chính phủ giao đồng chí Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh, Trưởng Ban Chỉ đạo 138 tỉnh Kon Tum trực tiếp chỉ đạo, xử lý nghiêm theo quy định pháp luật.
1970 lượt xem
Theo Chinhphu.vn
Cả nước đã bước sang giai đoạn mới phòng, chống dịch bệnh đồng thời với khôi phục, phát triển nền kinh tế. Từ các cấp, các ngành cho đến từng người dân, doanh nghiệp đều cần xác lập tình trạng bình thường mới trong các hoạt động kinh tế - xã hội để dần đưa xã hội trở lại bình thường trên tinh thần tập trung đẩy mạnh các hoạt động phục hồi kinh tế.
Nội dung trên tại Thông báo 177/TB-VPCP kết luận của Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc tại cuộc họp Thường trực Chính phủ về phòng, chống dịch COVID-19 sáng ngày 7/5.
Về thực hiện nới lỏng các hạn chế, kết luận nêu rõ: Dỡ bỏ giãn cách và giới hạn số chỗ trên phương tiện giao thông công cộng (máy bay, xe khách, tàu thủy, tàu hỏa…).
Thủ tướng Chính phủ đồng ý cho mở lại và bỏ quy định giãn cách đối với các cơ sở sản xuất kinh doanh, thương mại, dịch vụ với yêu cầu thực hiện các biện pháp bảo đảm an toàn như đeo khẩu trang, sát khuẩn tay; riêng đối với các cơ sở dịch vụ như nhà hàng, quán ăn thì chỉ yêu cầu sát khuẩn tay. Chưa cho mở lại vũ trường, dịch vụ karaoke.
Đồng ý tổ chức các hoạt động thể dục thể thao, hoạt động có tập trung đông người với yêu cầu phải thực hiện các biện pháp bảo đảm an toàn như đeo khẩu trang, sát khuẩn tay; đồng ý các cơ sở khám chữa bệnh trở lại hoạt động bình thường, bảo đảm phục vụ nhu cầu khám chữa bệnh cho nhân dân.
Không bắt buộc giãn cách trong trường, lớp học; không bắt buộc học sinh đeo khẩu trang trong lớp học. Nhà trường tăng cường thực hiện các biện pháp lau khử khuẩn bề mặt, vệ sinh phòng, lớp học, nhà vệ sinh, bảo đảm phòng, lớp học thông thoáng, học sinh giữ gìn vệ sinh cá nhân, thường xuyên rửa tay sát khuẩn.
Bộ Giáo dục và Đào tạo, Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương phải có kế hoạch và tổ chức tốt kỳ thi tốt nghiệp phổ thông trung học, bảo đảm kết quả trung thực, khách quan.
Thường trực Chính phủ yêu cầu các Bộ, cơ quan, Ủy ban nhân dân các địa phương nghiêm túc thực hiện các biện pháp, nhiệm vụ được giao, trong đó có các nhiệm vụ quan trọng như: tập trung tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp, thúc đẩy phát triển các hoạt động đầu tư, sản xuất kinh doanh; các gói tài khóa, tiền tệ phải có hiệu lực trước khi khai mạc Hội nghị của Chính phủ với các doanh nghiệp vào ngày 09 tháng 5 tới đây; đặc biệt phải tập trung đẩy nhanh các biện pháp hỗ trợ người dân gặp khó khăn do đại dịch COVID-19 theo Nghị quyết số 42/NQ-CP của Chính phủ, bảo đảm công khai, minh bạch, đúng đối tượng, không để lợi dụng, trục lợi chính sách.
Các Bộ, ngành có liên quan, nhất là các Bộ: Kế hoạch và Đầu tư, Công Thương, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn,… và các địa phương đều phải tập trung chỉ đạo thu hút, xúc tiến mạnh mẽ hoạt động đầu tư từ các doanh nghiệp, tập đoàn trong và ngoài nước.
*Cũng về công tác phòng, chống dịch COVID-19, tại Thông báo kết luận của Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam về việc tổ chức, nghiên cứu, sản xuất vắc xin phòng bệnh viêm đường hô hấp cấp do chủng mới của vi rút Corona (SARS CoV2) gây ra, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam giao Bộ Khoa học và Công nghệ chủ trì, phối hợp với Bộ Y tế, Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam, các Bộ, cơ quan liên quan khẩn trương tổ chức, nghiên cứu và sản xuất vắc xin phòng bệnh do SARS CoV2 gây ra, báo cáo Thủ tướng Chính phủ kết quả thực hiện.
Tăng cường tiết kiệm điện
Thủ tướng Chính phủ ban hành Chỉ thị số 20/CT-TTg về việc tăng cường tiết kiệm điện giai đoạn 2020 - 2025; trong đó yêu cầu cả nước phải phấn đấu hằng năm tiết kiệm tối thiểu 2,0% tổng điện năng tiêu thụ.
Để đạt được mục tiêu này, Thủ tướng Chính phủ yêu cầu các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, các doanh nghiệp và các tổ chức đoàn thể - xã hội thực hiện 5 giải pháp sau: 1- Thực hiện tiết kiệm điện tại cơ quan, công sở; 2- Thực hiện tiết kiệm điện trong chiếu sáng công cộng, chiếu sáng cho mục đích quảng cáo, trang trí ngoài trời; 3- Thực hiện tiết kiệm điện tại các hộ gia đình; 4- Thực hiện tiết kiệm điện tại các cơ sở kinh doanh thương mại và dịch vụ; 5- Thực hiện tiết kiệm điện tại doanh nghiệp sản xuất.
Quy định mới về phí bảo vệ môi trường đối với nước thải
Chính phủ ban hành Nghị định 53/2020/NĐ-CP quy định phí bảo vệ môi trường đối với nước thải, trong đó, mức phí bảo vệ môi trường đối với nước thải sinh hoạt là 10% trên giá bán của 1m3 nước sạch chưa bao gồm thuế giá trị gia tăng. Trường hợp cần áp dụng mức phí cao hơn, Hội đồng nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương quyết định mức phí cụ thể cao hơn đối với từng đối tượng chịu phí.
Xử lý thông tin báo nêu
Trong tuần Thủ tướng Chính phủ đã có những chỉ đạo về xử lý thông tin báo nêu, trong đó, báo The LEADER điện tử ngày 02/5/2020 có bài viết “Du lịch làm gì để tăng tốc sau đại dịch”. Thủ tướng Chính phủ giao Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch nghiên cứu, đề xuất giải pháp đẩy mạnh quảng bá, phát triển du lịch; báo cáo Thủ tướng Chính phủ.
Thời báo kinh tế Sài Gòn ngày 28/4/2020 có bài viết phản ánh việc Chính phủ đưa ra nhiều giải pháp hỗ trợ doanh nghiệp, phục hồi và phát triển kinh tế ứng phó với tác động của đại dịch COVID-19 nhưng đây cũng là lúc dễ nảy sinh tiêu cực; nhiều bộ, ngành, địa phương rầm rộ "phong trào" xin cơ chế đặc thù như thay vì đấu thầu thì chuyển qua hình thức chỉ định thầu dẫn đến nguy cơ thất thoát, tiêu cực, lợi ích nhóm.
Về việc này, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc yêu cầu Bộ Kế hoạch và Đầu tư nghiên cứu, đề xuất giải pháp trong công tác quản lý đấu thầu nhằm ngăn chặn thất thoát, tiêu cực, lợi ích nhóm.
Ngày 28/4/2020, Đài Truyền hình Việt Nam và báo điện tử VTV có bài "Phá rừng quy mô lớn tại Kon Tum", phản ánh nạn phá rừng vẫn diễn ra vô cùng phức tạp, đi sâu vào tâm lõi các khu rừng mới thấy sự tàn phá của lâm tặc với dấu vết còn rất mới, có dấu hiệu bao che của chính quyền địa phương. Về việc này, Thủ tướng Chính phủ giao đồng chí Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh, Trưởng Ban Chỉ đạo 138 tỉnh Kon Tum trực tiếp chỉ đạo, xử lý nghiêm theo quy định pháp luật.
Các bài khác
- Chỉ đạo, điều hành của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ nổi bật tháng 4/2020 (06/05/2020)
- Tăng cường kiểm tra việc thực hiện các biện pháp phòng, chống COVID-19 (29/04/2020)
- Tỉnh ủy Yên Bái chỉ đạo tiếp tục làm tốt công tác chuẩn bị và tổ chức đại hội theo kế hoạch (27/04/2020)
- Chính phủ lên phương án tiết kiệm, cắt mạnh hội họp, đi nước ngoài (21/04/2020)
- Chỉ đạo, điều hành của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ nổi bật tuần từ 11-17/4 (19/04/2020)
- Nghị quyết của HĐND tỉnh về việc điều chỉnh kế hoạch đầu tư trung hạn vốn ngân sách trung ương thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia; điều chỉnh, bổ sung kế hoạch đầu tư công trung hạn ngân sách địa phương giai đoạn 2016-2020; điều chỉnh, bổ sung kế hoạch vốn ngân sách địa phương năm 2020 (17/04/2020)
- Khẩn trương, khẩn trương hơn nữa, quyết liệt ngăn chặn lây nhiễm trong cộng đồng (23/03/2020)
- Chỉ đạo, điều hành của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ nổi bật tuần từ 2-6/3/2020 (09/03/2020)
- Ban Bí thư yêu cầu: Phòng, chống dịch nCoV là nhiệm vụ trọng tâm, cấp bách (30/01/2020)
- Nghị quyết phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 12/2019 (14/01/2020)
Xem thêm »