Welcome to Yen Bai Portal
  • Đường dây nóng: 02163.818.555
  • English

Tin trong tỉnh >> Kinh tế

Lãnh đạo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn trả lời chất vấn tại kỳ họp thứ 11 - HĐND tỉnh

13/12/2018 10:21:15 Xem cỡ chữ Google
CTTĐT - Trong phiên chất vấn và trả lời chất vấn tại kỳ họp thứ 11 - HĐND tỉnh Yên Bái khóa XVIII, các đại biểu HĐND tỉnh đã chất vấn lãnh đạo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn. Cổng Thông tin điện tử Yên Bái đăng tải nội dung trả lời chất vấn của ông Trần Thế Hùng - Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tại kỳ họp.

Ông Trần Thế Hùng - Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

* Đại biểu Phạm Thanh Huyền, tổ đại biểu huyện Yên Bình chất vấn: Trong thời gian qua, việc cơ cấu lại ngành Nông nghiệp đã đạt được một số kết quả tích cực. Tuy nhiên, tiến độ triển khai thực hiện một số sản phẩm chủ lực của tỉnh đạt được còn thấp so với mục tiêu đề ra đến năm 2020 (như trồng mới: măng tre Bát Độ đạt 35% kế hoạch, Sơn tra đạt 37,8% kế hoạch, chè vùng cao đạt 41,2% kế hoạch; nuôi cá eo ngách đạt 17,5% kế hoạch. Bên canhjd dó, công tác quản lý chất lượng, xây dựng thương hiệu và xúc tiến thị trường tiêu thụ sản phẩm chưa quan tâm đúng mức, hiệu quả sản xuất đạt được còn hạn chế. Đề nghị đồng chí Giám đốc Sở cho biết trách nhiệm và biện pháp giải quyết những vấn đề trên?

* Ông Trần Thế Hùng - Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn trả lời:

I. Về tiến độ triển khai một số đề án tính đến năm 2018 như sau:

1. Đề án phát triển cây sơn tra: Theo kế hoạch của tỉnh đến năm 2020 trồng mới 6.200ha cây sơn tra. Đến nay diện tích trồng mới đạt 4.162,8ha, đạt 67,14% kế hoạch Đề án.

- Theo Nghị quyết số 11/NQ-HĐND tỉnh ngày 02/8/2018 đã điều chỉnh đề án. Tổng diện tích trồng cây Sơn tra phấn đấu đạt 10.000ha. Diện tích đến thời điểm hiện nay là trên 8.320ha/10.000ha, đạt 83% (trong đó diện tích trồng mới 4.500ha và 3.820 ha đã có). Như vậy năm 2019 và 2020, toàn tỉnh phấn đấu trồng thêm hơn 1.660ha nữa thì đạt mục tiêu Nghị quyết 11 của HĐND tỉnh. Như vậy sẽ vượt Đề án.

- Trách nhiệm và các giải pháp của ngành: theo sự lãnh đạo và chỉ đạo của Tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh thì với tiến độ thực hiện đề án như hiện nay, có thể khẳng định mỗi năm chúng ta trồng bình quân 830ha/năm là hoàn toàn có thể thực hiện được để đảm bảo mục tiêu đến năm 2020 đạt 10.000ha cây Sơn tra. Vì giống và đất chúng ta đã chuẩn bị, ngành đã hướng dẫn đầy đủ. Đặc biệt là chính sách chúng ta đề ra là được nông dân đồng thuận nên nhiệm vụ chúng ta sẽ thoàn thành tốt.

2. Đề án măng tre Bát Độ: Theo Đề án đến năm 2020 sẽ trồng mới 10.000ha. Đến nay đã thực hiện được 1.469ha, đạt 19,32% kế hoạch Đề án.

- Theo Nghị quyết số 11/NQ-HĐND đã điều chỉnh đề án, tổng diện tích trồng tre măng Bát Độ phấn đấu đạt 6.600ha. Diện tích đến thời điểm hiện nay là 3.969 ha/6.600ha, đạt 60,13% (trong đó diện tích trồng mới 1.469ha và 2.500ha đã có).

- Nguyên nhân đạt thấp: Công tác bố trí quy hoạch chuẩn bị đất, phát triển trồng măng tre Bát Độ ban đầu là chưa đáp ứng được mục tiêu đề ra, việc chủ động về giống tre măng Bát Độ đảm bảo chất lượng chưa đáp ứng được nhu cầu tổ chức thực hiện, chưa cụ thể, đúng thời gian dẫn đến tiến độ thực hiện đạt chưa cao (riêng có Trấn Yên trồng vượt kế hoạch và đạt chất lượng cao). Như vậy, năm 2019 và năm 2020, chúng ta phấn đấu trồng thêm 2.631ha nữa thì đạt mục tiêu Nghị quyết số 11 của HĐND tỉnh, tập trung ở các huyện Văn Yên, Lục Yên, Văn Chấn và Yên Bình.

- Trách nhiệm và các giải pháp của ngành: trong thời gian tới, ngành nông nghiệp sẽ phối hợp chặt chẽ với các huyện để giải quyết 3 vấn đề là: diện tích đất trồng; vấn đề giống; vấn đề kỹ thuật và thời vụ trồng măng tre Bát Độ. Tại Diễn đàn này, ngành nông nghiệp cũng xin đề nghị với huyệ chuẩn bị vườn để ươm giống ngay từ bây giờ mới kịp thời vụ, đồng thời rà soát lại diện tích đất trồng phù hợp, tổ chức thực hiện Đề án sát sao hơn nữa đảm bảo mục tiêu đề ra vì sản phẩm măng tre Bát Độ có doanh nghiệp thu mua hết, không sợ ế mà thu nhập lại khá cao.

3. Đề án phát triển chè vùng cao: theo đề án đến năm 2020 sẽ trồng 950ha chè vùng cao. Đến nay đã trồng mới đạt 400ha, đạt 42,13% kế hoạch Đề án. Như vậy năm 2019 và năm 2020 toàn tỉnh phấn đấu trồng thêm 549ha nữa thì đạt mục tiêu đề án.

- Nguyên nhân đạt thấp: lý do ở 3 khâu là chuẩn bị đất, giống và tổ chức triển khai thực hiện Đề án.

- Trách nhiệm và các giải pháp của ngành: Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn sẽ phối hợp chặt chẽ với các huyện để giải quyết vấn đề giống và đất trồng, đó là phải hướng dẫn để ươm giống, đồng thời việc tổ chức thực hiện đề án tại cơ sở phải sát sao và cụ thể ở từng khâu để đạt hiệu quả cao nhất, cần phân công cụ thể cá nhân phụ trách để thực hiện nhiệm vụ này.

4. Về nuôi cá eo ngách: theo đề án đến năm 2020 sẽ hỗ trợ 200 cơ sở. Đến nay đã hỗ trợ được 36 cơ sở, đạt 18% kế hoạch đề ra (quy đổi ra ha là 158,8ha/400ha, đạt 39,7% kế hoạch đề án).

- Nguyên nhân đạt thấp: mực nước hồ Thác Bà lên xuống thất thường, các eo ngách nuôi cá không còn nhiều, đồng thời nuôi cá eo ngách không an toàn, hiệu quả thu hoạch thấp, vì vậy người dân ít nuôi và chuyển sang nuôi cá lồng hiệu quả hơn.

- Trách nhiệm và các giải pháp của ngành: đề xuất tăng cường nuôi cá theo hình thực nuôi cá lồng, để bù đắp vào sản lượng thủy sản và tạo công ăn việc làm cho người lao động. Tuy nhiên hiện nay đang chờ kết luận đánh giá tác động môi trường của Sở Tài nguyên và Môi trường.

II. Công tác quản lý chất lượng, xây dựng thương hiệu và xúc tiến thị trường tiêu thụ sản phẩm:

1. Về trách nhiệm: Hiện nay, công tác quản lý chất lượng và xây dựng nhãn mác hàng hóa, chỉ dẫn địa lý sản phẩm cũng như thu hút doanh nghiệp vào sản xuất nông, lâm nghiệp và thủy sản là làm chưa cập với xu thế và yêu cầu hiện tại, ngành xin nhận trách nhiệm là chưa tham mưu hiệu quả để tháo gỡ vấn đề này.

2. Các giải pháp của ngành trong thời gian tới: Hiện nay ngành đã tham mưu cho UBND tỉnh và đã xây dựng Đề án “Hỗ trợ nâng cao chất lượng và xúc tiến thương mại cho các sản phẩm nông lâm sản và thủy sản tỉnh Yên Bái giai đoạn 2018-2020” để trình HĐND trong kỳ họp này. Cụ thể là các chính sách về đăng ký chỉ dẫn địa lý cho các sản phẩm đặc sản địa phương, hỗ trợ kinh phí cho các đơn vị sản xuất và được cấp giấy chứng nhận VietGap cho các sản phẩm chủ lực; hỗ trợ cho các đơn vị tham gia các hoạt động tuyên truyền, quảng bá sản phẩm, tìm kiếm thị trường, xúc tiến thương mại.

- Về công tác tổ chức thực hiện: Ngành sẽ hướng dẫn hỗ trợ các đơn vị tiếp cận với chính sách, tổ chức thực hiện theo các quy định về tiêu chuẩn chất lượng phù hợp với các loại sản phẩm. Riêng về khâu xúc tiến thương mại, ngành nông nghiệp sẽ phối hợp chặt chẽ với Sở Công thương để thực hiện nhiệm vụ này theo phân cấp chức năng nhiệm vụ của ngành. Trên tinh thần với mục tiêu trong giai đoạn 2019-2020 sẽ xây dựng hồ sơ đăng ký chứng nhận một số sản phẩm chỉ dẫn địa lý, hỗ trợ một số đơn vị sản xuất được cấp giấy chứng nhận VietGap hoặc các chứng nhận tương đương, tổ chức một số cuộc hoạt động để quảng bá, giới thiệu thị trường nông sản, liên kết sản xuất với các đơn vị phân phối sản phẩm và thị trường

* Đại biểu Nguyễn Thị Mến, tổ đại biểu huyện Trấn Yên chất vấn: Thời gian qua, phong trào xây dựng nông thôn mới trên địa bàn tỉnh đã đạt được những kết quả tích cực. Song cũng đặt ra một số vấn đề cần giải quyết như: Việc duy trì xã đạt chuẩn nông thôn mới còn thiếu bền vững (như tiêu chí môi trường và an toàn thực phẩm, tiêu chí tổ chức sản xuất, tiêu cí thu nhập? Việc triển khai xây dựng xã đạt chuẩn nông thôn mới kiểu mẫu cần thực chất và có sức lan tỏa sâu rộng. Đề nghị đồng chí cho biết công tác tham mưu, chỉ đạo giải quyết vấn đề nêu trên của ngành như thế nào?

* Ông Trần Thế Hùng - Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn trả lời:

Hiện nay, toàn tỉnh đã xây dnwgj được 46 xã đạt chuẩn nông thôn mới và đến năm 2020 phấn đấu huyện Trấn Yên sẽ hoàn thành đạt huyện nông thôn mới. Phong trào này đang được lan tỏa và chuyển đổi tư duy sâu sắc trong tầng lớp nông dân trong tỉnh “đang chuyển từ phải làm sang muốn làm nông thôn mới và từ yêu cầu chuyển sang nhu cầu của nông dân trong việc xây dựng nông thôn mới”. Đời sống người dân ngày càng được nâng cao, nhân dân ngày càng tin tưởng vào sự lãnh đạo của Đảng, cũng như điều hành của Nhà nước. Tuy nhiên, vấn đề đặt ra cần duy trì xã đạt chuẩn nông thôn mới mà cụ thể ở một số tiêu chí: tổ chức sản xuất - thu nhập - môi trường và an toàn thực phẩm mà đại biểu nêu là hoàn toàn sát thực và đúng với yêu cầu hiện nay. Vấn đề này, ngành đã báo cáo và tham mưu để UBND tỉnh chỉ đạo giải quyết như sau: với phương châm xây dựng nông thôn mới là chỉ có điểm bắt đầu chức không có điểm cuối, vậy việc xây dựng nông thôn mới là việc làm thường xuyên, hàng ngày vì xã hội ngày càng văn minh tốt đẹp thì nhu cầu cuộc sống của người dân ngày càng cao. Nên ngành đang tham mưu xây dựng các tiêu chí để thực hiện về xã nông thôn mới nâng cao - xã nông thôn mới kiểu mẫu - thôn nông thôn mới và mô hình Rừng - Vườn - Ao - Chuồng mẫu để thúc đẩy hướng dẫn sản xuất theo chuối giá trị để sản xuất nông nghiệp bền vững và đạt hiệu quả cao. Đồng thời Sở tham mưu xây dựng mức thưởng cho những đơn vị, xã đạt danh hiệu xã nâng cao kiểu mẫu cũng như thôn nông thôn và mô hình rừng vườn ao chuồng mẫu ở trê địa bàn, nhằm tiếp tục để người dân áp dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất và tăng thu nhập cho ngưừi dân, đồng thời sẽ tham mưu cho UBND tỉnh chỉ đạo các ngành chức năng liên quan nắm chắc tiêu chí thuộc ngành mình phụ trách, để hướng dẫn, tuyên truyền nâng cao nhận thức, chuyển đổi tư duy trong phong trào xây dựng nông thôn mới, duy trì và phát triển tốt hơn nữa các tiêu chí trong xây dựng nông thôn mới trên địa bàn.

660 lượt xem
Ban Biên tập

15oC

Thấp nhất 13°C, cao nhất 17°C. Trời nhiều mây, . Áp suất không khí hPa.
Độ ẩm trung bình %. Tốc độ gió km/h