Ủy ban An toàn giao thông Quốc gia đã có công văn đề nghị các cơ quan thông tấn báo chí nâng cao công tác tuyên truyền về trật tự an toàn giao thông trong giai đoạn thiết lập trạng thái bình thường mới sau dịch bệnh COVID-19.
Ảnh minh họa
Ủy ban An toàn giao thông Quốc gia cho biết, hiện nay, tình hình dịch bệnh COVID-19 tại Việt Nam đã cơ bản được kiểm soát tốt, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ kêu gọi toàn xã hội thiết lập trạng thái bình thường mới, vừa tiếp tục phòng chống dịch bệnh hiệu quả đồng thời tập trung phát triển kinh tế xã hội. Theo đó, hoạt động giao thông vận tải, mật độ phương tiện và nhu cầu giao thông gia tăng dần trở lại bình thường như trước khi có dịch, nên tình hình tai nạn giao thông và ùn tắc giao thông diễn biến phức tạp trở lại.
Để dần thiết lập trạng thái bình thường mới về trật tự an toàn giao thông (TTATGT) trong xã hội với việc Luật Phòng chống tác hại của rượu bia và Nghị định số 100/2019/NĐ-CP đang dần đi vào đời sống, giúp kéo giảm tai nạn giao thông và ùn tắc giao thông, Ủy ban An toàn giao thông Quốc gia trân trọng đề nghị các cơ quan báo chí, truyền thông, các diễn đàn trên mạng xã hội dành sự quan tâm tăng cường công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật về TTATGT.
Cụ thể, thông tin đầy đủ, khách quan, kịp thời công tác hoàn thiện văn bản quy phạm pháp luật về trật tự an toàn giao thông, nhất là những nội dung đang được đề xuất trong Luật Giao thông đường bộ (sửa đổi); sự cần thiết của việc xây dựng mới Luật trật tự an toàn giao thông đường bộ cũng như việc sửa đổi, bổ sung Nghị định số 132/2015/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường thuỷ nội địa.
Tiếp tục tuyên truyền nội dung, ý nghĩa nhân văn của những quy định liên quan đến bảo đảm TTATGT trong Luật Phòng, chống tác hại của rượu, bia; Nghị định số 100/2019/NĐ-CP ngày 30/12/2019 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ và đường sắt, Nghị định số 10/2020/NĐ-CP ngày 17/01/2020 quy định về kinh doanh và điều kiện kinh doanh vận tải bằng xe ô tô.
Cảnh báo về nguyên nhân dẫn đến tai nạn giao thông và hướng dẫn các biện pháp phòng tránh tai nạn, các hành vi tham gia giao thông an toàn, thân thiện, nhất là của người điều khiển ô tô tham gia giao thông cùng với các đối tượng tham gia giao thông yếu thế hơn (mô tô, xe gắn máy, xe đạp điện, xe thô sơ, người đi bộ). Vận động, hướng dẫn người dân thực hiện những hành động thiết thực để bảo đảm an toàn giao thông, như: Đã uống rượu, bia không lái xe; không phóng nhanh vượt ẩu; không chở quá số người quy định; đội mũ bảo hiểm khi đi mô tô, xe máy, xe đạp điện; mặc áo phao hoặc sử dụng dụng cụ nổi khi đi trên phương tiện thủy gia dụng.
Bên cạnh đó, tuyên truyền, phản ánh đầy đủ, khách quan, kịp thời các hoạt động và kết quả bảo đảm TTATGT của các lực lượng chức năng, các đoàn thể chính trị, xã hội và các hoạt động tự nguyện, tự quản về bảo đảm TTATGT trong quần chúng, nhân dân. Phổ biến, tuyên truyền giúp người dân hiểu các quy định và cách thức ứng xử văn minh, đúng pháp luật trong quá trình tiếp xúc với lực lượng chức năng thi hành nhiệm vụ. Động viên, cổ vũ, khuyến khích những tổ chức, cá nhân điển hình tiên tiến gắn với việc phê bình, lên án những hành vi vi phạm quy định trong tham gia giao thông cũng như trong thực thi nhiệm vụ bảo đảm TTATGT.
1922 lượt xem
Theo Chinhphu.vn
Ủy ban An toàn giao thông Quốc gia đã có công văn đề nghị các cơ quan thông tấn báo chí nâng cao công tác tuyên truyền về trật tự an toàn giao thông trong giai đoạn thiết lập trạng thái bình thường mới sau dịch bệnh COVID-19.Ủy ban An toàn giao thông Quốc gia cho biết, hiện nay, tình hình dịch bệnh COVID-19 tại Việt Nam đã cơ bản được kiểm soát tốt, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ kêu gọi toàn xã hội thiết lập trạng thái bình thường mới, vừa tiếp tục phòng chống dịch bệnh hiệu quả đồng thời tập trung phát triển kinh tế xã hội. Theo đó, hoạt động giao thông vận tải, mật độ phương tiện và nhu cầu giao thông gia tăng dần trở lại bình thường như trước khi có dịch, nên tình hình tai nạn giao thông và ùn tắc giao thông diễn biến phức tạp trở lại.
Để dần thiết lập trạng thái bình thường mới về trật tự an toàn giao thông (TTATGT) trong xã hội với việc Luật Phòng chống tác hại của rượu bia và Nghị định số 100/2019/NĐ-CP đang dần đi vào đời sống, giúp kéo giảm tai nạn giao thông và ùn tắc giao thông, Ủy ban An toàn giao thông Quốc gia trân trọng đề nghị các cơ quan báo chí, truyền thông, các diễn đàn trên mạng xã hội dành sự quan tâm tăng cường công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật về TTATGT.
Cụ thể, thông tin đầy đủ, khách quan, kịp thời công tác hoàn thiện văn bản quy phạm pháp luật về trật tự an toàn giao thông, nhất là những nội dung đang được đề xuất trong Luật Giao thông đường bộ (sửa đổi); sự cần thiết của việc xây dựng mới Luật trật tự an toàn giao thông đường bộ cũng như việc sửa đổi, bổ sung Nghị định số 132/2015/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường thuỷ nội địa.
Tiếp tục tuyên truyền nội dung, ý nghĩa nhân văn của những quy định liên quan đến bảo đảm TTATGT trong Luật Phòng, chống tác hại của rượu, bia; Nghị định số 100/2019/NĐ-CP ngày 30/12/2019 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ và đường sắt, Nghị định số 10/2020/NĐ-CP ngày 17/01/2020 quy định về kinh doanh và điều kiện kinh doanh vận tải bằng xe ô tô.
Cảnh báo về nguyên nhân dẫn đến tai nạn giao thông và hướng dẫn các biện pháp phòng tránh tai nạn, các hành vi tham gia giao thông an toàn, thân thiện, nhất là của người điều khiển ô tô tham gia giao thông cùng với các đối tượng tham gia giao thông yếu thế hơn (mô tô, xe gắn máy, xe đạp điện, xe thô sơ, người đi bộ). Vận động, hướng dẫn người dân thực hiện những hành động thiết thực để bảo đảm an toàn giao thông, như: Đã uống rượu, bia không lái xe; không phóng nhanh vượt ẩu; không chở quá số người quy định; đội mũ bảo hiểm khi đi mô tô, xe máy, xe đạp điện; mặc áo phao hoặc sử dụng dụng cụ nổi khi đi trên phương tiện thủy gia dụng.
Bên cạnh đó, tuyên truyền, phản ánh đầy đủ, khách quan, kịp thời các hoạt động và kết quả bảo đảm TTATGT của các lực lượng chức năng, các đoàn thể chính trị, xã hội và các hoạt động tự nguyện, tự quản về bảo đảm TTATGT trong quần chúng, nhân dân. Phổ biến, tuyên truyền giúp người dân hiểu các quy định và cách thức ứng xử văn minh, đúng pháp luật trong quá trình tiếp xúc với lực lượng chức năng thi hành nhiệm vụ. Động viên, cổ vũ, khuyến khích những tổ chức, cá nhân điển hình tiên tiến gắn với việc phê bình, lên án những hành vi vi phạm quy định trong tham gia giao thông cũng như trong thực thi nhiệm vụ bảo đảm TTATGT.