Với quan điểm không để đất trống, đổi mới cơ cấu cây lâm nghiệp bằng các loại giống chính như: keo lai, bạch đàn mô... những năm qua, cùng với việc phát huy thế mạnh phát triển dịch vụ, thương mại - du lịch, thị trấn Thác Bà, huyện Yên Bình luôn coi đồi rừng là điểm nhấn phát triển kinh tế.
Nhờ trồng rừng, mỗi năm gia đình anh Đặng Văn Thọ ở khu phố 3, thị trấn Thác Bà thu về trên 100 triệu đồng.
Trước đây, sau khi xuất ngũ, cuộc sống của gia đình anh Đặng Văn Thọ ở khu phố 3 gặp không ít khó khăn. Tuy nhiên, những năm gần đây, nhờ phát huy tiềm năng trồng rừng nên đời sống gia đình anh không những ổn định mà còn vươn lên làm giàu bền vững.
"Chịu khó, lấy ngắn nuôi dài, hiện gia đình tôi có gần 5 ha trồng rừng chủ yếu là keo, bạch đàn và hàng năm thu về trên 100 triệu đồng. Nhờ rừng mà gia đình làm được nhà, mua sắm nhiều vật dụng có giá trị” - anh Thọ cho biết.
Ông Đỗ Đức Huy cùng ở khu phố 3 cũng nhờ kinh tế đồi rừng mà trở nên khá giả. Hiện, hơn 30 ha rừng của ông Huy chủ yếu là keo, bạch đàn mỗi năm cho thu nhập hàng trăm triệu đồng. "Biết rõ lợi ích kinh tế rừng, tôi luôn chăm sóc, khai thác rừng đúng quy trình. Cùng với trồng rừng, tôi còn nuôi gà, dê, trồng ngô nên luôn có thu nhập ổn định và tăng dần” - ông Huy chia sẻ.
Thực hiện nghị quyết đại hội Đảng các cấp, đặc biệt là thực hiện có hiệu quả các chương trình kinh tế trọng điểm của huyện Yên Bình, thời gian qua, cùng với tập trung sản xuất nông nghiệp, Đảng bộ thị trấn Thác Bà chú trọng phát triển kinh tế đồi rừng theo mô hình nông lâm kết hợp; chăn nuôi thủy sản; khai thác vật liệu xây dựng; chế biến nông lâm sản.
Đồng chí Hoàng Công Thành - Chủ tịch UBND thị trấn Thác Bà cho biết: "Nắm bắt lợi thế của địa phương, thị trấn đã tập trung tuyên truyền về lợi ích kinh tế từ trồng rừng và xác định kinh tế rừng là mũi nhọn trong xóa đói, giảm nghèo và vươn lên làm giàu. Trong đó, tập trung vào phát triển các loại cây có giá trị kinh tế cao như: keo, bạch đàn mô... với diện tích trồng mới hàng năm từ 45 - 50 ha. Hiện, thị trấn có trên 560 ha rừng trồng, với trên 350 hộ trồng rừng và hàng năm thu về hàng tỷ đồng. Đầu ra ổn định, khai thác đến đâu bán hết đến đấy".
Nhờ trồng rừng mà đời sống của nhân dân không ngừng được khởi sắc; thu nhập bình quân đầu người đạt trên 33 triệu đồng/năm, tỷ lệ hộ nghèo giảm còn 7%.
1559 lượt xem
Theo Báo Yên Bái
Với quan điểm không để đất trống, đổi mới cơ cấu cây lâm nghiệp bằng các loại giống chính như: keo lai, bạch đàn mô... những năm qua, cùng với việc phát huy thế mạnh phát triển dịch vụ, thương mại - du lịch, thị trấn Thác Bà, huyện Yên Bình luôn coi đồi rừng là điểm nhấn phát triển kinh tế. Trước đây, sau khi xuất ngũ, cuộc sống của gia đình anh Đặng Văn Thọ ở khu phố 3 gặp không ít khó khăn. Tuy nhiên, những năm gần đây, nhờ phát huy tiềm năng trồng rừng nên đời sống gia đình anh không những ổn định mà còn vươn lên làm giàu bền vững.
"Chịu khó, lấy ngắn nuôi dài, hiện gia đình tôi có gần 5 ha trồng rừng chủ yếu là keo, bạch đàn và hàng năm thu về trên 100 triệu đồng. Nhờ rừng mà gia đình làm được nhà, mua sắm nhiều vật dụng có giá trị” - anh Thọ cho biết.
Ông Đỗ Đức Huy cùng ở khu phố 3 cũng nhờ kinh tế đồi rừng mà trở nên khá giả. Hiện, hơn 30 ha rừng của ông Huy chủ yếu là keo, bạch đàn mỗi năm cho thu nhập hàng trăm triệu đồng. "Biết rõ lợi ích kinh tế rừng, tôi luôn chăm sóc, khai thác rừng đúng quy trình. Cùng với trồng rừng, tôi còn nuôi gà, dê, trồng ngô nên luôn có thu nhập ổn định và tăng dần” - ông Huy chia sẻ.
Thực hiện nghị quyết đại hội Đảng các cấp, đặc biệt là thực hiện có hiệu quả các chương trình kinh tế trọng điểm của huyện Yên Bình, thời gian qua, cùng với tập trung sản xuất nông nghiệp, Đảng bộ thị trấn Thác Bà chú trọng phát triển kinh tế đồi rừng theo mô hình nông lâm kết hợp; chăn nuôi thủy sản; khai thác vật liệu xây dựng; chế biến nông lâm sản.
Đồng chí Hoàng Công Thành - Chủ tịch UBND thị trấn Thác Bà cho biết: "Nắm bắt lợi thế của địa phương, thị trấn đã tập trung tuyên truyền về lợi ích kinh tế từ trồng rừng và xác định kinh tế rừng là mũi nhọn trong xóa đói, giảm nghèo và vươn lên làm giàu. Trong đó, tập trung vào phát triển các loại cây có giá trị kinh tế cao như: keo, bạch đàn mô... với diện tích trồng mới hàng năm từ 45 - 50 ha. Hiện, thị trấn có trên 560 ha rừng trồng, với trên 350 hộ trồng rừng và hàng năm thu về hàng tỷ đồng. Đầu ra ổn định, khai thác đến đâu bán hết đến đấy".
Nhờ trồng rừng mà đời sống của nhân dân không ngừng được khởi sắc; thu nhập bình quân đầu người đạt trên 33 triệu đồng/năm, tỷ lệ hộ nghèo giảm còn 7%.