Bộ Y tế đã có văn bản yêu cầu tăng cường phòng chống dịch bệnh do vi rút Zika, sốt xuất huyết.
Ảnh minh họa
Ảnh minh họa
Hiện thời tiết đang bắt đầu vào mùa mưa, tạo điều kiện thuận lợi cho muỗi truyền bệnh sốt xuất huyết và bệnh do vi rút Zika phát triển mạnh, để kịp thời triển khai các biện pháp chủ động phòng, chống dịch bệnh, không để dịch bùng phát, lan rộng, Bộ Y tế đề nghị UBND tỉnh, thành phố tăng cường chỉ đạo công tác phòng chống dịch bệnh do vi rút Zika, sốt xuất huyết.
Cụ thể, chỉ đạo các cấp, các ngành, các tổ chức chính trị - xã hội triển khai quyết liệt các biện pháp phòng chống dịch bệnh nhằm ngăn chặn sự gia tăng, bùng phát của dịch bệnh. Triển khai mạnh mẽ chiến dịch diệt lăng quăng (bọ gậy), huy động các ban, ngành, các tổ chức chính trị - xã hội tích cực tham gia triển khai chiến dịch diệt lăng quăng (bọ gậy), đảm bảo tất cả các hộ gia đình tại vùng dịch và có nguy cơ phải được kiểm tra, giám sát các bể, dụng cụ chứa nước, các vật dụng, đồ phế thải... là nơi sinh sản của muỗi để tiến hành các hình thức loại bỏ và tiêu diệt bọ gậy.
Sở Y tế cần thực hiện tốt các nội dung sau: Xây dựng kế hoạch và tổ chức chuỗi hoạt động hưởng ứng Ngày ASEAN phòng chống sốt xuất huyết lần thứ 10 (ngày 15/6/2020). Chủ động triển khai công tác truyền thông phòng chống sốt xuất huyết trước mùa dịch với các hoạt động thiết thực nhằm huy động chính quyền, ban, ngành, đoàn thể và người dân tích cực tham gia vào công tác phòng, chống sốt xuất huyết nhưng vẫn đảm bảo thực hiện các biện pháp phòng chống dịch COVID-19.
Giám sát chặt chẽ tình hình bệnh nhân trên địa bàn, nắm chắc các ổ dịch sốt xuất huyết hiện có và mới phát sinh, tổ chức phun hóa chất xử lý triệt để ổ dịch ngay khi phát hiện, không để dịch bùng phát, lan rộng. Tập trung truyền thông trước và trong khi triển khai các chiến dịch diệt loăng quăng/bọ gậy và chiến dịch phun hóa chất diệt muỗi để người dân biết, phối hợp thực hiện.
Thực hiện lấy mẫu các trường hợp nghi ngờ nhiễm vi rút Zika gửi về Viện Vệ sinh dịch tễ, Viện Pasteur khu vực để tiến hành xét nghiệm khẳng định nhằm đánh giá sự lưu hành của vi rút Zika để chủ động triển khai các biện pháp phòng chống.
Tổ chức phun hóa chất diệt muỗi tại ổ dịch đúng kỹ thuật, 2-3 lần cách nhau 1 tuần để xử lý triệt để các ổ dịch. Đảm bảo 100% các hộ gia đình và 100% các phòng, các tầng trong nhà được phun hóa chất theo chỉ định của ngành y tế. Xác định các điểm có nguy cơ sốt xuất huyết cao của địa phương và tổ chức chiến dịch phun hóa chất chủ động đợt 1 theo quy định của Bộ Y tế và hướng dẫn chuyên môn của các Viện Vệ sinh dịch tễ, Viện Pasteur.
Tổ chức tốt việc thu dung điều trị bệnh nhân, điều trị đúng phác đồ, hạn chế tối đa các trường hợp tử vong. Thực hiện tốt việc phân loại bệnh nhân, phân tuyến điều trị, tránh hiện tượng bệnh nhân đến bệnh viện muộn không được cấp cứu điều trị kịp thời hoặc gây quá tải bệnh viện.
Tổ chức tập huấn về công tác giám sát bệnh nhân, giám sát côn trùng, kỹ thuật phun hóa chất, diệt lăng quăng (bọ gậy), xử lý ổ dịch, kỹ năng truyền thông cho cán bộ y tế dự phòng, cộng tác viên. Tập huấn về phác đồ điều trị, xử lý cấp cứu bệnh nhân cho cán bộ y tế làm công tác điều trị bao gồm cả hệ thống y tế tư nhân tại tất cả các tuyến.
Bộ Y tế cũng đề nghị UBND các tỉnh, thành phố Chỉ đạo Sở Thông tin và Truyền thông phối hợp với Sở Y tế thường xuyên hướng dẫn đăng tải các thông tin liên quan về dịch bệnh do vi rút Zika, sốt xuất huyết, các khuyến cáo của Bộ Y tế trên các phương tiện thông tin đại chúng; tuyên truyền, cung cấp thông tin đầy đủ, kịp thời để người dân biết, chủ động phòng chống, không hoang mang, lo lắng cũng như không ảnh hưởng đến hoạt động phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.
Hệ thống giám sát bệnh truyền nhiễm của Việt Nam đã ghi nhận 01 trường hợp mắc bệnh do vi rút Zika, bệnh nhân nam, 25 tuổi, địa chỉ phường Hòa Khánh Nam, quận Liên Chiểu, TP Đà Nẵng. Bệnh do vi rút Zika là bệnh có chung véc tơ truyền với sốt xuất huyết hiện vẫn ghi nhận rải rác tại một số tỉnh, thành phố phía Nam trong các năm gần đây, kể từ khi ghi nhận trường hợp bệnh do vi rút Zika đầu tiên vào tháng 3/2016 tại Khánh Hòa, đến nay cả nước đã ghi nhận 265 trường hợp mắc, số mắc tập trung chủ yếu khu vực phía Nam, một số tỉnh miền Trung, Tây Nguyên.
Từ đầu năm 2020 đến nay, cả nước ghi nhận 26.857 trường hợp mắc sốt xuất huyết tại 58 tỉnh, thành phố, 3 tử vong tại Bình Định, Bình Phước và Tây Ninh. Trong những tuần gần đây, số mắc có xu hướng gia tăng tại các tỉnh: Bình Định, Phú Yên, Khánh Hòa, Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên - Huế, Đồng Nai, TP Hồ Chí Minh.
968 lượt xem
Theo Chinhphu.vn
Bộ Y tế đã có văn bản yêu cầu tăng cường phòng chống dịch bệnh do vi rút Zika, sốt xuất huyết.
Ảnh minh họaHiện thời tiết đang bắt đầu vào mùa mưa, tạo điều kiện thuận lợi cho muỗi truyền bệnh sốt xuất huyết và bệnh do vi rút Zika phát triển mạnh, để kịp thời triển khai các biện pháp chủ động phòng, chống dịch bệnh, không để dịch bùng phát, lan rộng, Bộ Y tế đề nghị UBND tỉnh, thành phố tăng cường chỉ đạo công tác phòng chống dịch bệnh do vi rút Zika, sốt xuất huyết.
Cụ thể, chỉ đạo các cấp, các ngành, các tổ chức chính trị - xã hội triển khai quyết liệt các biện pháp phòng chống dịch bệnh nhằm ngăn chặn sự gia tăng, bùng phát của dịch bệnh. Triển khai mạnh mẽ chiến dịch diệt lăng quăng (bọ gậy), huy động các ban, ngành, các tổ chức chính trị - xã hội tích cực tham gia triển khai chiến dịch diệt lăng quăng (bọ gậy), đảm bảo tất cả các hộ gia đình tại vùng dịch và có nguy cơ phải được kiểm tra, giám sát các bể, dụng cụ chứa nước, các vật dụng, đồ phế thải... là nơi sinh sản của muỗi để tiến hành các hình thức loại bỏ và tiêu diệt bọ gậy.
Sở Y tế cần thực hiện tốt các nội dung sau: Xây dựng kế hoạch và tổ chức chuỗi hoạt động hưởng ứng Ngày ASEAN phòng chống sốt xuất huyết lần thứ 10 (ngày 15/6/2020). Chủ động triển khai công tác truyền thông phòng chống sốt xuất huyết trước mùa dịch với các hoạt động thiết thực nhằm huy động chính quyền, ban, ngành, đoàn thể và người dân tích cực tham gia vào công tác phòng, chống sốt xuất huyết nhưng vẫn đảm bảo thực hiện các biện pháp phòng chống dịch COVID-19.
Giám sát chặt chẽ tình hình bệnh nhân trên địa bàn, nắm chắc các ổ dịch sốt xuất huyết hiện có và mới phát sinh, tổ chức phun hóa chất xử lý triệt để ổ dịch ngay khi phát hiện, không để dịch bùng phát, lan rộng. Tập trung truyền thông trước và trong khi triển khai các chiến dịch diệt loăng quăng/bọ gậy và chiến dịch phun hóa chất diệt muỗi để người dân biết, phối hợp thực hiện.
Thực hiện lấy mẫu các trường hợp nghi ngờ nhiễm vi rút Zika gửi về Viện Vệ sinh dịch tễ, Viện Pasteur khu vực để tiến hành xét nghiệm khẳng định nhằm đánh giá sự lưu hành của vi rút Zika để chủ động triển khai các biện pháp phòng chống.
Tổ chức phun hóa chất diệt muỗi tại ổ dịch đúng kỹ thuật, 2-3 lần cách nhau 1 tuần để xử lý triệt để các ổ dịch. Đảm bảo 100% các hộ gia đình và 100% các phòng, các tầng trong nhà được phun hóa chất theo chỉ định của ngành y tế. Xác định các điểm có nguy cơ sốt xuất huyết cao của địa phương và tổ chức chiến dịch phun hóa chất chủ động đợt 1 theo quy định của Bộ Y tế và hướng dẫn chuyên môn của các Viện Vệ sinh dịch tễ, Viện Pasteur.
Tổ chức tốt việc thu dung điều trị bệnh nhân, điều trị đúng phác đồ, hạn chế tối đa các trường hợp tử vong. Thực hiện tốt việc phân loại bệnh nhân, phân tuyến điều trị, tránh hiện tượng bệnh nhân đến bệnh viện muộn không được cấp cứu điều trị kịp thời hoặc gây quá tải bệnh viện.
Tổ chức tập huấn về công tác giám sát bệnh nhân, giám sát côn trùng, kỹ thuật phun hóa chất, diệt lăng quăng (bọ gậy), xử lý ổ dịch, kỹ năng truyền thông cho cán bộ y tế dự phòng, cộng tác viên. Tập huấn về phác đồ điều trị, xử lý cấp cứu bệnh nhân cho cán bộ y tế làm công tác điều trị bao gồm cả hệ thống y tế tư nhân tại tất cả các tuyến.
Bộ Y tế cũng đề nghị UBND các tỉnh, thành phố Chỉ đạo Sở Thông tin và Truyền thông phối hợp với Sở Y tế thường xuyên hướng dẫn đăng tải các thông tin liên quan về dịch bệnh do vi rút Zika, sốt xuất huyết, các khuyến cáo của Bộ Y tế trên các phương tiện thông tin đại chúng; tuyên truyền, cung cấp thông tin đầy đủ, kịp thời để người dân biết, chủ động phòng chống, không hoang mang, lo lắng cũng như không ảnh hưởng đến hoạt động phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.
Hệ thống giám sát bệnh truyền nhiễm của Việt Nam đã ghi nhận 01 trường hợp mắc bệnh do vi rút Zika, bệnh nhân nam, 25 tuổi, địa chỉ phường Hòa Khánh Nam, quận Liên Chiểu, TP Đà Nẵng. Bệnh do vi rút Zika là bệnh có chung véc tơ truyền với sốt xuất huyết hiện vẫn ghi nhận rải rác tại một số tỉnh, thành phố phía Nam trong các năm gần đây, kể từ khi ghi nhận trường hợp bệnh do vi rút Zika đầu tiên vào tháng 3/2016 tại Khánh Hòa, đến nay cả nước đã ghi nhận 265 trường hợp mắc, số mắc tập trung chủ yếu khu vực phía Nam, một số tỉnh miền Trung, Tây Nguyên.
Từ đầu năm 2020 đến nay, cả nước ghi nhận 26.857 trường hợp mắc sốt xuất huyết tại 58 tỉnh, thành phố, 3 tử vong tại Bình Định, Bình Phước và Tây Ninh. Trong những tuần gần đây, số mắc có xu hướng gia tăng tại các tỉnh: Bình Định, Phú Yên, Khánh Hòa, Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên - Huế, Đồng Nai, TP Hồ Chí Minh.
Các bài khác
- Chỉ đạo, điều hành của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ nổi bật tuần từ 18-22/5 (24/05/2020)
- Chỉ đạo, điều hành của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ nổi bật tuần từ 11-15/5 (18/05/2020)
- Quy định mới về phí bảo vệ môi trường đối với nước thải (11/05/2020)
- Triển khai thực hiện Đề án tổng thể đơn giản hóa TTHC, giấy tờ công dân (10/05/2020)
- Đồng hành cùng doanh nghiệp vượt qua khó khăn (09/05/2020)
- Bỏ quy định giãn cách đối với các cơ sở sản xuất kinh doanh, thương mại, dịch vụ (08/05/2020)
- Kiện toàn Ban Chỉ đạo và Tổ giúp việc cho Ban Chỉ đạo thực hiện sắp xếp lại, xử lý nhà, đất thuộc sở hữu nhà nước của tỉnh Yên Bái (07/05/2020)
- Từ 5/5, giảm 50% phí cấp giấy phép hoạt động ngân hàng (06/05/2020)
- Chỉ đạo, điều hành của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ nổi bật tuần từ 25/4-1/5 (02/05/2020)
- Chỉ đạo, điều hành của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ nổi bật tuần từ 20-24/4 (27/04/2020)
Xem thêm »