Văn phòng Chính phủ vừa có thông báo kết luận của Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Trương Hòa Bình, Trưởng Ban Chỉ đạo cải cách hành chính của Chính phủ tại Hội nghị công bố Chỉ số cải cách hành chính năm 2019 của các bộ, cơ quan ngang bộ, UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và Chỉ số hài lòng về sự phục vụ hành chính năm 2019.
Ảnh minh họa
Bối cảnh thế giới hiện nay đang tạo ra nhiều cơ hội và thách thức lớn đối với Việt Nam. Một mặt, Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư với những đột phá và ứng dụng công nghệ 4.0 trong đời sống và đặc biệt trong lĩnh vực sản xuất, kinh doanh đã tạo nên một xã hội năng động, thông minh, phát triển. Mặt khác, khủng hoảng do đại dịch COVID-19 đang tác động mạnh mẽ đến hầu hết các quốc gia trên toàn thế giới trong đó có Việt Nam.
Trong bối cảnh tình hình đó, để góp phần khôi phục kinh tế, đời sống người dân, nâng cao chất lượng, hiệu quả cải cách hành chính, khắc phục những tồn tại, bất cập trong công tác này thời gian vừa qua, Phó Thủ tướng yêu cầu các bộ, ngành, địa phương cần tập trung thực hiện 06 trọng tâm chỉ đạo, điều hành tại Nghị quyết số 01/NQ-CP ngày 01/01/2020 của Chính phủ, các nhiệm vụ cải cách hành chính theo chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Kế hoạch của Ban Chỉ đạo.
Phó Thủ tướng yêu cầu người đứng đầu cơ quan hành chính các cấp từ Trung ương đến địa phương chịu trách nhiệm trực tiếp chỉ đạo khắc phục những tồn tại, hạn chế, tiếp tục phát huy những mặt đạt được trong công tác cải cách hành chính; đổi mới tư duy, nhận thức, coi công tác này là khâu có ý nghĩa quan trọng, đột phá nhằm thúc đẩy chuyển biến trong hoạt động quản lý nhà nước, làm đòn bẩy cho phát triển kinh tế - xã hội; chỉ đạo xây dựng, hoàn thiện quy chế, quy trình xử lý công việc với thời hạn, chế tài xử lý trách nhiệm, khen thưởng, kỷ luật hành chính cụ thể trên cơ sở hướng dẫn của Bộ Nội vụ.
Đồng thời, tiếp tục hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, khơi thông nguồn lực, tạo môi trường đầu tư, kinh doanh bình đẳng, thông thoáng, thuận lợi; nâng cao chất lượng xây dựng pháp luật gắn với nâng cao hiệu lực, hiệu quả chỉ đạo điều hành và thực thi pháp luật. Tiếp tục xây dựng, hoàn thiện khung khổ thể chế, pháp luật để phát triển đầy đủ, đồng bộ, hiệu quả thị trường các yếu tố sản xuất, nhất là thị trường quyền sử dụng đất, bất động sản, thị trường vốn, thị trường lao động, thị trường khoa học và công nghệ. Tiếp tục rà soát, hoàn thiện thể chế về kinh tế thị trường, thể chế về quản lý công chức, viên chức, về tổ chức bộ máy gắn với việc đề ra được những tiêu chuẩn, chỉ tiêu và định hướng của cải cách thể chế trong giai đoạn mới.
Bên cạnh đó, đẩy mạnh việc rà soát, sắp xếp tinh gọn tổ chức bộ máy và kiện toàn chức năng, nhiệm vụ các cơ quan hành chính, đơn vị sự nghiệp công lập. Thực hiện tốt việc thí điểm hợp nhất các cơ quan chuyên môn cấp tỉnh, cấp huyện theo hướng dẫn của cơ quan có thẩm quyền. Phấn đấu hoàn thành mục tiêu tinh giản biên chế 10% giai đoạn 2015 - 2021 theo Nghị quyết số 39-NQ/TW; đẩy mạnh phân cấp gắn với nâng cao năng lực quản lý, điều hành của các cấp, các ngành; hoàn thành sớm mục tiêu sắp xếp các đơn vị hành chính giai đoạn 2019 - 2021 trong năm 2020. Tăng cường thanh tra, kiểm tra để kịp thời phát hiện và xử lý nghiêm những trường hợp sai phạm trong tuyển dụng, bổ nhiệm, luân chuyển cán bộ, công chức, viên chức.
Bộ Nội vụ thực hiện đánh giá, trình cấp có thẩm quyền hướng dẫn việc thí điểm hợp nhất các cơ quan chuyên môn phù hợp với thực tế, chức năng, nhiệm vụ, bảo đảm bộ máy hành chính vận hành tốt.
Phó Thủ tướng yêu cầu đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính (TTHC), thực hiện nhanh, quyết liệt, thực chất hơn việc cắt giảm, đơn giản hóa TTHC, điều kiện kinh doanh; cải cách hoạt động kiểm tra chuyên ngành tạo điều kiện cho khởi nghiệp, đầu tư trong nước và đón nhận làn sóng FDI từ nước ngoài chảy về; thúc đẩy mạnh mẽ việc giải quyết TTHC trên môi trường điện tử; đơn giản hóa quy trình nghiệp vụ các TTHC thiết yếu cho người dân, doanh nghiệp cung cấp trên Cổng Dịch vụ công quốc gia góp phần hỗ trợ người dân, doanh nghiệp khắc phục hậu quả của đại dịch, khơi thông nguồn lực kinh tế; tiếp tục đổi mới việc thực hiện cơ chế một cửa, một cửa liên thông trong giải quyết TTHC theo hướng nâng cao chất lượng phục vụ, tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin, không gắn với địa giới hành chính, giảm thời gian đi lại, chi phí xã hội và tạo thuận lợi cho người dân, doanh nghiệp.
Từng bước đưa vào vận hành Hệ thống thông tin báo cáo quốc gia và nhân rộng Hệ thống họp e-cabinet, Hệ thống thông tin quản lý văn bản điều hành theo chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ; đến tháng 6/2020 hoàn thành việc gửi nhận văn bản điện tử tại 4 cấp chính quyền, nâng tỷ lệ xử lý văn bản, hồ sơ công việc (trừ hồ sơ mật) trên môi trường mạng theo chỉ tiêu đề ra tại Nghị quyết số 01/NQ-CP ngày 1/1/2020 của Chính phủ nhằm đổi mới lề lối, phương thức làm việc góp phần thúc đẩy xây dựng Chính phủ điện tử; tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin trong tổ chức các cuộc họp, hội nghị, mở rộng đường truyền đến các đơn vị, sở, ngành có liên quan cần thiết để trực tiếp lắng nghe, triển khai hiệu quả các chỉ đạo của cơ quan cấp trên.
886 lượt xem
Theo Chinhphu.vn
Văn phòng Chính phủ vừa có thông báo kết luận của Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Trương Hòa Bình, Trưởng Ban Chỉ đạo cải cách hành chính của Chính phủ tại Hội nghị công bố Chỉ số cải cách hành chính năm 2019 của các bộ, cơ quan ngang bộ, UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và Chỉ số hài lòng về sự phục vụ hành chính năm 2019.Bối cảnh thế giới hiện nay đang tạo ra nhiều cơ hội và thách thức lớn đối với Việt Nam. Một mặt, Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư với những đột phá và ứng dụng công nghệ 4.0 trong đời sống và đặc biệt trong lĩnh vực sản xuất, kinh doanh đã tạo nên một xã hội năng động, thông minh, phát triển. Mặt khác, khủng hoảng do đại dịch COVID-19 đang tác động mạnh mẽ đến hầu hết các quốc gia trên toàn thế giới trong đó có Việt Nam.
Trong bối cảnh tình hình đó, để góp phần khôi phục kinh tế, đời sống người dân, nâng cao chất lượng, hiệu quả cải cách hành chính, khắc phục những tồn tại, bất cập trong công tác này thời gian vừa qua, Phó Thủ tướng yêu cầu các bộ, ngành, địa phương cần tập trung thực hiện 06 trọng tâm chỉ đạo, điều hành tại Nghị quyết số 01/NQ-CP ngày 01/01/2020 của Chính phủ, các nhiệm vụ cải cách hành chính theo chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Kế hoạch của Ban Chỉ đạo.
Phó Thủ tướng yêu cầu người đứng đầu cơ quan hành chính các cấp từ Trung ương đến địa phương chịu trách nhiệm trực tiếp chỉ đạo khắc phục những tồn tại, hạn chế, tiếp tục phát huy những mặt đạt được trong công tác cải cách hành chính; đổi mới tư duy, nhận thức, coi công tác này là khâu có ý nghĩa quan trọng, đột phá nhằm thúc đẩy chuyển biến trong hoạt động quản lý nhà nước, làm đòn bẩy cho phát triển kinh tế - xã hội; chỉ đạo xây dựng, hoàn thiện quy chế, quy trình xử lý công việc với thời hạn, chế tài xử lý trách nhiệm, khen thưởng, kỷ luật hành chính cụ thể trên cơ sở hướng dẫn của Bộ Nội vụ.
Đồng thời, tiếp tục hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, khơi thông nguồn lực, tạo môi trường đầu tư, kinh doanh bình đẳng, thông thoáng, thuận lợi; nâng cao chất lượng xây dựng pháp luật gắn với nâng cao hiệu lực, hiệu quả chỉ đạo điều hành và thực thi pháp luật. Tiếp tục xây dựng, hoàn thiện khung khổ thể chế, pháp luật để phát triển đầy đủ, đồng bộ, hiệu quả thị trường các yếu tố sản xuất, nhất là thị trường quyền sử dụng đất, bất động sản, thị trường vốn, thị trường lao động, thị trường khoa học và công nghệ. Tiếp tục rà soát, hoàn thiện thể chế về kinh tế thị trường, thể chế về quản lý công chức, viên chức, về tổ chức bộ máy gắn với việc đề ra được những tiêu chuẩn, chỉ tiêu và định hướng của cải cách thể chế trong giai đoạn mới.
Bên cạnh đó, đẩy mạnh việc rà soát, sắp xếp tinh gọn tổ chức bộ máy và kiện toàn chức năng, nhiệm vụ các cơ quan hành chính, đơn vị sự nghiệp công lập. Thực hiện tốt việc thí điểm hợp nhất các cơ quan chuyên môn cấp tỉnh, cấp huyện theo hướng dẫn của cơ quan có thẩm quyền. Phấn đấu hoàn thành mục tiêu tinh giản biên chế 10% giai đoạn 2015 - 2021 theo Nghị quyết số 39-NQ/TW; đẩy mạnh phân cấp gắn với nâng cao năng lực quản lý, điều hành của các cấp, các ngành; hoàn thành sớm mục tiêu sắp xếp các đơn vị hành chính giai đoạn 2019 - 2021 trong năm 2020. Tăng cường thanh tra, kiểm tra để kịp thời phát hiện và xử lý nghiêm những trường hợp sai phạm trong tuyển dụng, bổ nhiệm, luân chuyển cán bộ, công chức, viên chức.
Bộ Nội vụ thực hiện đánh giá, trình cấp có thẩm quyền hướng dẫn việc thí điểm hợp nhất các cơ quan chuyên môn phù hợp với thực tế, chức năng, nhiệm vụ, bảo đảm bộ máy hành chính vận hành tốt.
Phó Thủ tướng yêu cầu đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính (TTHC), thực hiện nhanh, quyết liệt, thực chất hơn việc cắt giảm, đơn giản hóa TTHC, điều kiện kinh doanh; cải cách hoạt động kiểm tra chuyên ngành tạo điều kiện cho khởi nghiệp, đầu tư trong nước và đón nhận làn sóng FDI từ nước ngoài chảy về; thúc đẩy mạnh mẽ việc giải quyết TTHC trên môi trường điện tử; đơn giản hóa quy trình nghiệp vụ các TTHC thiết yếu cho người dân, doanh nghiệp cung cấp trên Cổng Dịch vụ công quốc gia góp phần hỗ trợ người dân, doanh nghiệp khắc phục hậu quả của đại dịch, khơi thông nguồn lực kinh tế; tiếp tục đổi mới việc thực hiện cơ chế một cửa, một cửa liên thông trong giải quyết TTHC theo hướng nâng cao chất lượng phục vụ, tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin, không gắn với địa giới hành chính, giảm thời gian đi lại, chi phí xã hội và tạo thuận lợi cho người dân, doanh nghiệp.
Từng bước đưa vào vận hành Hệ thống thông tin báo cáo quốc gia và nhân rộng Hệ thống họp e-cabinet, Hệ thống thông tin quản lý văn bản điều hành theo chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ; đến tháng 6/2020 hoàn thành việc gửi nhận văn bản điện tử tại 4 cấp chính quyền, nâng tỷ lệ xử lý văn bản, hồ sơ công việc (trừ hồ sơ mật) trên môi trường mạng theo chỉ tiêu đề ra tại Nghị quyết số 01/NQ-CP ngày 1/1/2020 của Chính phủ nhằm đổi mới lề lối, phương thức làm việc góp phần thúc đẩy xây dựng Chính phủ điện tử; tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin trong tổ chức các cuộc họp, hội nghị, mở rộng đường truyền đến các đơn vị, sở, ngành có liên quan cần thiết để trực tiếp lắng nghe, triển khai hiệu quả các chỉ đạo của cơ quan cấp trên.