CTTĐT-Ngày 23/12/2019, Ủy ban nhân dân tỉnh Yên Bái đã ban hành Quyết định số 3211/QĐ-UBND công nhận nghề nấu rượu thóc của người Mông bản La Pán Tẩn, xã La Pán Tẩn, huyện Mù Cang Chải, tỉnh Yên Bái là làng nghề truyền thống
Nghề nấu rượu thóc bản La Pán Tẩn, xã La Pán Tẩn, huyện Mù Cang Chải, tỉnh Yên Bái
1. Tên làng nghề: Làng nghề nấu rượu thóc bản La Pán Tẩn
2. Địa chỉ: Bản La Pán Tẩn, xã La Pán Tẩn, huyện Mù Cang Chải, tỉnh Yên Bái
3. Quyết định công bố: Quyết định số 3211/QĐ-UBND ngày 23/12/2019 của Ủy ban nhân dân tỉnh Yên Bái
4. Đường đến làng nghề: Xã La Pán Tẩn nằm ở trung tâm huyện Mù Cang Chải, phía bắc giáp xã Chế Cu Nha và xã Cao Phạ; Phía đông giáp xã Cao Phạ; Phía Nam giáp xã Púng Luông và xã Dế Xu Phình; Phía Tây giáp xã Chế Cu Nha.
5. Quá trình hình thành và phát triển:
Xã La Pán Tẩn là xã vùng cao, có diện tích tự nhiên: 3.326,27 ha, trong đó đất Nông nghiệp là: 2.878,13 ha, đất phi nông nghiệp là: 75,95 ha, đất chuyên dùng là: 34,24 ha, đất chưa sử dụng là: 372,20 ha. Phía Đông giáp xã Cao Phạ, phía Nam giáp xã Púng Luông, phía Tây giáp xã Dế Xu Phình, phía Bắc giáp xã Chế Cu Nha. Dân số toàn xã là 1.007 hộ. Xã La Pán Tẩn là xã có nhiều điểm du lịch hấp dẫn đối với du khách trong và ngoài nước về cảnh đẹp Ruộng bậc thang. Trong đó, Rượu thóc La Pán Tẩn là một trong những sản phẩm đặc sắc nổi tiếng của huyện Mù Cang Chải nói riêng và tỉnh Yên Bái nói chung.
Nghề nấu rượu thóc của người Mông xã La Pán Tẩn, huyện Mù Cang Chải có từ lâu đời và mang những nét đặc sắc riêng của xã La Pán Tẩn từ hương vị, đến chất lượng. Tuy nhiên, phương pháp nấu rượu của người dân nơi đây chủ yếu là bằng thủ công với những đồ dùng đơn giản được truyền từ thế hệ trước sang thế hệ sau.
Hiện nay tổng số hộ của bản là: 236 hộ. Trong đó: Số hộ tham gia làng nghề năm 2017: 07 hộ; năm 2018: 10 hộ; tỷ lệ hộ tham gia làng nghề so với tổng số hộ của bản là: 7,20 %; năm 2023 là 12 hộ (có 1 Hợp tác xã, gồm 8 hộ)
Đến này, trên địa bàn bản La Pán Tẩn có 12 hộ gia đình đang hoạt động nấu rượu thủ công. Trong đó, chỉ có 07 hộ hoạt động nấu rượu thường xuyên trong năm còn lại là làm theo thời vụ. Nguyên nhân là do thu nhập từ hoạt động nấu rượu thủ công thấp, chưa đảm bảo cuộc sống của người lao động và các hộ sản xuất.
Việc sản xuất rượu thóc bản La Pán Tẩn hiện nay chủ yếu được tổ chức theo mô hình sản xuất hộ gia đình, quy mô sản xuất nhỏ lẻ, manh mún, cơ sở vật chất phục vụ hoạt động sản xuất chưa được đầu tư theo hướng hiện đại. Các hộ chủ yếu áp dụng công nghệ thủ công truyền thống như: Ủ thóc, lên men, chưng cất... với các thiết bị thô sơ; quy trình sản xuất đơn giản, khâu kiểm soát chất lượng của các cơ quan chức năng chưa thường xuyên.
- Liên kết trong sản xuất: Trên địa bàn bản La Pá Tẩn đã thành lập được 01 hợp tác nấu rượu thóc với 8 hộ, còn lại các hộ khác tự nấu và cùng liên kết với Hợp tác xã rượu thóc La Pán Tẩn để bao tiêu sản phẩm cho các hộ nông dân.
Trong số các hộ nấu rượu đã có 08 hộ được cấp phép sản xuất rượu thủ công để kinh doanh và có giấy chứng nhận tiêu chuẩn của Sở Y tế tỉnh. Sản phẩm rượu thóc La Pán Tẩn chủ yếu tiêu thụ tại các cửa hàng nhỏ lẻ ở huyện, tỉnh và một vài tỉnh, thành lân cận như Hà Nội, Phú Quốc, Cần Thơ.
- Về thực hiện chính sách hỗ trợ: Hiện nay các hộ đang hoạt động nấu rượu trên địa bàn xã mới có hộ gia đình ông Hảng A Kế được Công ty TNHH MCC thị trấn Mù Cang Chải tài chợ đầu tư vốn để mở rộng cơ sở hạ tầng với tổng diện tích trên 100m2. Đảm bảo diện tích cho khu nấu rượu, kho, khu ủ men riêng. Còn lại các gia đình khác chưa có nhà tài trợ, khu vực nấu rượu vẫn dùng chung với gian bếp của gia đình.
- Hỗ trợ về khoa học kỹ thuật: Tập huấn, hướng dẫn nhân dân sử dụng các phụ gia truyền thống có chất lượng cao đề làm men, ủ thóc và sử dụng các thiết bị sạch sẽ trước khi nấu rượu đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm. Các cơ quan chuyên môn của huyện Mù Cang Chải cùng với phòng chuyên môn của Sở Công thương, Sở Y tế mở các lớp tập huấn quy định về vệ sinh an toàn thực phẩm, quản lý chất lượng nồng độ cồn, độ ẩm và chất lượng bảo quản rượu trong kho, vệ sinh kho hàng cho các hộ gia đình và nhân dân.
- Kết quả sản xuất, kinh doanh: Trong hai năm 2022 và năm 2023 doanh thu đạt được từ sản xuất, kinh doanh rượu của La Pán Tẩn đạt trên 0,840 tỷ đồng, trong đó năm 2017 đạt 0,400 tỷ đồng; năm 2018 đạt 0,440 tỷ đồng. Đối với các hộ gia đình thu nhập từ nấu rượu thu nhập khoảng 50% tổng thu nhập bình quân trong năm.
- Vốn đầu tư lao động: Vốn bình quân mỗi hộ từ 10 – 15 triệu đồng, bao gồm xây bếp; mua bộ nuồi nấu rượu, thùng Ủ men, các loại phụ gia làm men, can đựng rượu. Một hộ gia đình sản xuất, kinh doanh rượu doanh thu khoảng 50 đến 70 triệu đồng, các hộ dân tận dụng các loại củi khô để đun, nấu để giảm chi phí. Lao động bình quân mỗi hộ có 01 lao động chính, một số hộ có thêm các em nhỏ và người cao tuổi phụ giúp.
- Tình hình tiêu thụ sản phẩm: Hiện nay thị trường tiêu thụ sản phẩm rượu thóc La Pán Tẩn chủ yếu là trên địa bàn xã khoản 50%; các xã khác, thị trấn 30%; thị trường ngoài huyện trong tỉnh khoản 10%, thị trường ngoài tỉnh 10% như (Hà nội, Phú Thọ, Hà Tây, Bắc Ninh…..).
- Ảnh hưởng đến môi trường: Đáp ứng các điều kiện bảo vệ môi trường làng nghề theo quy định của pháp luật hiện hành.
6. Phương hướng xây dựng, duy trì và phát triển ngành nghề trong những năm tiếp theo
Nhân dân trong bản coi việc nấu rượu Thóc là một trong những công việc mang lại nguồn thu nhập chính của kinh tế hộ gia đình. Do vậy các hộ gia đình duy trì giữ giống thóc đạt chất lượng tốt và vẫn có kế hoạch tăng diện tích canh tác để mở rộng vùng nguyên liệu. Đầu tư thâm canh chăm sóc diện tích lúa hiện có và duy trì bền vững vùng nguyên liệu. Tăng cường công tác xúc tiến, quảng bá sản phẩm trên các trang mạng, thông tin truyền thông; các chương trình xúc tiến khác của huyện, tỉnh tổ chức.
( Bài viết có sử dụng tài liệu do Chi cục Phát triển Nông thôn; Phòng Kinh tế và Hạ tầng huyện Mù Cang Chải; UBND xã La Pán Tẩn cung cấp)
23 lượt xem
Ban Biên tập
Cổng thông tin điện tử tỉnh-Ngày 23/12/2019, Ủy ban nhân dân tỉnh Yên Bái đã ban hành Quyết định số 3211/QĐ-UBND công nhận nghề nấu rượu thóc của người Mông bản La Pán Tẩn, xã La Pán Tẩn, huyện Mù Cang Chải, tỉnh Yên Bái là làng nghề truyền thống1. Tên làng nghề: Làng nghề nấu rượu thóc bản La Pán Tẩn
2. Địa chỉ: Bản La Pán Tẩn, xã La Pán Tẩn, huyện Mù Cang Chải, tỉnh Yên Bái
3. Quyết định công bố: Quyết định số 3211/QĐ-UBND ngày 23/12/2019 của Ủy ban nhân dân tỉnh Yên Bái
4. Đường đến làng nghề: Xã La Pán Tẩn nằm ở trung tâm huyện Mù Cang Chải, phía bắc giáp xã Chế Cu Nha và xã Cao Phạ; Phía đông giáp xã Cao Phạ; Phía Nam giáp xã Púng Luông và xã Dế Xu Phình; Phía Tây giáp xã Chế Cu Nha.
5. Quá trình hình thành và phát triển:
Xã La Pán Tẩn là xã vùng cao, có diện tích tự nhiên: 3.326,27 ha, trong đó đất Nông nghiệp là: 2.878,13 ha, đất phi nông nghiệp là: 75,95 ha, đất chuyên dùng là: 34,24 ha, đất chưa sử dụng là: 372,20 ha. Phía Đông giáp xã Cao Phạ, phía Nam giáp xã Púng Luông, phía Tây giáp xã Dế Xu Phình, phía Bắc giáp xã Chế Cu Nha. Dân số toàn xã là 1.007 hộ. Xã La Pán Tẩn là xã có nhiều điểm du lịch hấp dẫn đối với du khách trong và ngoài nước về cảnh đẹp Ruộng bậc thang. Trong đó, Rượu thóc La Pán Tẩn là một trong những sản phẩm đặc sắc nổi tiếng của huyện Mù Cang Chải nói riêng và tỉnh Yên Bái nói chung.
Nghề nấu rượu thóc của người Mông xã La Pán Tẩn, huyện Mù Cang Chải có từ lâu đời và mang những nét đặc sắc riêng của xã La Pán Tẩn từ hương vị, đến chất lượng. Tuy nhiên, phương pháp nấu rượu của người dân nơi đây chủ yếu là bằng thủ công với những đồ dùng đơn giản được truyền từ thế hệ trước sang thế hệ sau.
Hiện nay tổng số hộ của bản là: 236 hộ. Trong đó: Số hộ tham gia làng nghề năm 2017: 07 hộ; năm 2018: 10 hộ; tỷ lệ hộ tham gia làng nghề so với tổng số hộ của bản là: 7,20 %; năm 2023 là 12 hộ (có 1 Hợp tác xã, gồm 8 hộ)
Đến này, trên địa bàn bản La Pán Tẩn có 12 hộ gia đình đang hoạt động nấu rượu thủ công. Trong đó, chỉ có 07 hộ hoạt động nấu rượu thường xuyên trong năm còn lại là làm theo thời vụ. Nguyên nhân là do thu nhập từ hoạt động nấu rượu thủ công thấp, chưa đảm bảo cuộc sống của người lao động và các hộ sản xuất.
Việc sản xuất rượu thóc bản La Pán Tẩn hiện nay chủ yếu được tổ chức theo mô hình sản xuất hộ gia đình, quy mô sản xuất nhỏ lẻ, manh mún, cơ sở vật chất phục vụ hoạt động sản xuất chưa được đầu tư theo hướng hiện đại. Các hộ chủ yếu áp dụng công nghệ thủ công truyền thống như: Ủ thóc, lên men, chưng cất... với các thiết bị thô sơ; quy trình sản xuất đơn giản, khâu kiểm soát chất lượng của các cơ quan chức năng chưa thường xuyên.
- Liên kết trong sản xuất: Trên địa bàn bản La Pá Tẩn đã thành lập được 01 hợp tác nấu rượu thóc với 8 hộ, còn lại các hộ khác tự nấu và cùng liên kết với Hợp tác xã rượu thóc La Pán Tẩn để bao tiêu sản phẩm cho các hộ nông dân.
Trong số các hộ nấu rượu đã có 08 hộ được cấp phép sản xuất rượu thủ công để kinh doanh và có giấy chứng nhận tiêu chuẩn của Sở Y tế tỉnh. Sản phẩm rượu thóc La Pán Tẩn chủ yếu tiêu thụ tại các cửa hàng nhỏ lẻ ở huyện, tỉnh và một vài tỉnh, thành lân cận như Hà Nội, Phú Quốc, Cần Thơ.
- Về thực hiện chính sách hỗ trợ: Hiện nay các hộ đang hoạt động nấu rượu trên địa bàn xã mới có hộ gia đình ông Hảng A Kế được Công ty TNHH MCC thị trấn Mù Cang Chải tài chợ đầu tư vốn để mở rộng cơ sở hạ tầng với tổng diện tích trên 100m2. Đảm bảo diện tích cho khu nấu rượu, kho, khu ủ men riêng. Còn lại các gia đình khác chưa có nhà tài trợ, khu vực nấu rượu vẫn dùng chung với gian bếp của gia đình.
- Hỗ trợ về khoa học kỹ thuật: Tập huấn, hướng dẫn nhân dân sử dụng các phụ gia truyền thống có chất lượng cao đề làm men, ủ thóc và sử dụng các thiết bị sạch sẽ trước khi nấu rượu đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm. Các cơ quan chuyên môn của huyện Mù Cang Chải cùng với phòng chuyên môn của Sở Công thương, Sở Y tế mở các lớp tập huấn quy định về vệ sinh an toàn thực phẩm, quản lý chất lượng nồng độ cồn, độ ẩm và chất lượng bảo quản rượu trong kho, vệ sinh kho hàng cho các hộ gia đình và nhân dân.
- Kết quả sản xuất, kinh doanh: Trong hai năm 2022 và năm 2023 doanh thu đạt được từ sản xuất, kinh doanh rượu của La Pán Tẩn đạt trên 0,840 tỷ đồng, trong đó năm 2017 đạt 0,400 tỷ đồng; năm 2018 đạt 0,440 tỷ đồng. Đối với các hộ gia đình thu nhập từ nấu rượu thu nhập khoảng 50% tổng thu nhập bình quân trong năm.
- Vốn đầu tư lao động: Vốn bình quân mỗi hộ từ 10 – 15 triệu đồng, bao gồm xây bếp; mua bộ nuồi nấu rượu, thùng Ủ men, các loại phụ gia làm men, can đựng rượu. Một hộ gia đình sản xuất, kinh doanh rượu doanh thu khoảng 50 đến 70 triệu đồng, các hộ dân tận dụng các loại củi khô để đun, nấu để giảm chi phí. Lao động bình quân mỗi hộ có 01 lao động chính, một số hộ có thêm các em nhỏ và người cao tuổi phụ giúp.
- Tình hình tiêu thụ sản phẩm: Hiện nay thị trường tiêu thụ sản phẩm rượu thóc La Pán Tẩn chủ yếu là trên địa bàn xã khoản 50%; các xã khác, thị trấn 30%; thị trường ngoài huyện trong tỉnh khoản 10%, thị trường ngoài tỉnh 10% như (Hà nội, Phú Thọ, Hà Tây, Bắc Ninh…..).
- Ảnh hưởng đến môi trường: Đáp ứng các điều kiện bảo vệ môi trường làng nghề theo quy định của pháp luật hiện hành.
6. Phương hướng xây dựng, duy trì và phát triển ngành nghề trong những năm tiếp theo
Nhân dân trong bản coi việc nấu rượu Thóc là một trong những công việc mang lại nguồn thu nhập chính của kinh tế hộ gia đình. Do vậy các hộ gia đình duy trì giữ giống thóc đạt chất lượng tốt và vẫn có kế hoạch tăng diện tích canh tác để mở rộng vùng nguyên liệu. Đầu tư thâm canh chăm sóc diện tích lúa hiện có và duy trì bền vững vùng nguyên liệu. Tăng cường công tác xúc tiến, quảng bá sản phẩm trên các trang mạng, thông tin truyền thông; các chương trình xúc tiến khác của huyện, tỉnh tổ chức.
( Bài viết có sử dụng tài liệu do Chi cục Phát triển Nông thôn; Phòng Kinh tế và Hạ tầng huyện Mù Cang Chải; UBND xã La Pán Tẩn cung cấp)
Các bài khác
- Làng nghề trồng, chế biến và bảo quản chè đặc sản Suối Giàng, thôn Giàng B, xã Suối Giàng, huyện Văn Chấn, tỉnh Yên Bái (12/11/2024)
- Nghề truyền thống chế tác Khèn Mông, huyện Mù Cang Chải, tỉnh Yên Bái (03/05/2024)
- Nghề truyền thống rèn, đúc các xã Nậm Khắt, Chế Cu Nha, Dế Xu Phình và Kim Nọi, huyện Mù Cang Chải, tỉnh Yên Bái (16/04/2024)
- Làng nghề sản xuất Miến Đao - Ngòi Đong, thôn 6, xã Giới Phiên, thành phố Yên Bái, tỉnh Yên Bái (15/09/2017)
Xem thêm »