CTTĐT - Nhằm tăng cường công tác quản lý Nhà nước đối với đập và hồ chứa của các cơ sở khai thác, chế biến khoáng sản trên địa bàn, hạn chế tối đa các sự cố do khai thác chế biến khoáng sản gây ra, Ủy ban nhân dân tỉnh Yên Bái yêu cầu các sở ngành, Uỷ ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố; các cơ sở khai thác, chế biến khoáng sản có đập và hồ chứa bùn thải quặng đuôi trên địa bàn tỉnh tăng cường giám sát an toàn đập và hồ chứa.
Bùn thải của nhà máy tuyển quặng của Công ty khoáng sản Hưng Phát đã vùi lấp nhiều diện tích lúa của người dân xã Lương Thịnh, huyện Trấn Yên
Trong thời gian qua, trên địa bàn tỉnh Yên Bái đã xảy ra một số sự cố vỡ đập, tràn bùn hồ chứa, bãi thải của các cơ sở khai thác, chế biến khoáng sản đã làm ảnh hưởng đến môi trường và đời sống của người dân. Nguyên nhân là do các cơ sở chưa thực hiện đầy đủ các quy định của pháp luật trong quá trình triển khai thực hiện dự án, chưa thực hiện tốt công tác quản lý chất lượng công trình theo quy định như: chưa lập, thẩm định phê duyệt thiết kế theo quy định; chưa thực hiện công tác giám sát, nghiệm thu các hạng mục công trình xây dựng, xác nhận hoàn thành các công trình bảo vệ môi trường... trước khi đưa vào hoạt động.
Vì vậy, Ủy ban nhân dân tỉnh yêu cầu đối với các dự án đang triển khai và chưa đi vào hoạt động, các chủ đầu tư có cơ sở khai thác, chế biến khoảng sản phải thực hiện đầy đủ các quy định về đầu tư xây dựng, quản lý chất lượng công trình theo quy định như: lập, thẩm định phê duyệt thiết kế; kiểm tra công tác nghiệm thu, xây dựng và thực hiện kế hoạch, phương án vận hành, bảo trì, bảo dưỡng công trình hồ chứa thải; hoàn thành các công trình bảo vệ môi trường; lập phương án phòng, chống tràn bùn do mưa lớn và sự cố tràn bùn có tính đến trường hợp vỡ đập trước khi đi vào hoạt động.
Đối với các dự án, cơ sở sản xuất đã đi vào hoạt động cần thực hiện nghiêm túc các quy định tại Nghị định số 46/2015/NĐ-CP ngày 12/5/2015 của Chính phủ về quản lý chất lượng và bảo trì công trình xây dựng và các văn bản có liên quan. Rà soát lại toàn bộ dự án; khảo sát địa hình, địa chất khu vực trong đó tập trung tại khu vực hồ chứa bùn thải quặng đuôi, bãi thải. Tính toán lại khả năng chịu tải đê, đập của bãi thải và hồ chứa bùn thải, khối lượng chất thải và bùn thải đã có trong hồ và bãi thải (trên cơ sở phù hợp với công suất của dự án, có tính đến ảnh hưởng do mưa lớn, kéo dài).
Đối với các hạng mục đã được xây dựng chưa đáp ứng đầy đủ hồ sơ quản lý chất lượng công trình và bảo vệ môi trường theo quy định, yêu cầu phối hợp với đơn vị có đủ chức năng và năng lực thực hiện khảo sát hiện trạng, kiểm định chất lượng công trình và lập, phê duyệt hồ sơ thiết kế bản vẽ chi tiết của các hạng mục đập, hồ chứa nước, bùn thải, bãi thải và hệ thống thoát nước của dự án. Nếu đảm bảo an toàn báo cáo Sở Công Thương và các ngành liên quan để thẩm định, xác nhận và giám sát, quản lý trong quá trình triển khai hoạt động.
Trường hợp các hạng mục công trình đê, đập, hệ thống thoát nước hiện có không đáp ứng được với công suất của dự án, không đáp ứng hồ sơ quản lý về chất lượng công trình chưa đủ cơ sở khẳng định đảm bảo an toàn, yêu cầu dừng ngay mọi hoạt động của dự án; thiết kế cải tạo, bổ sung các hạng mục công trình, trình Sở quản lý chuyên ngành và các ngành liên quan để thẩm định, phê duyệt, tổ chức thi công và thực hiện quản lý chất lượng công trình theo quy định.
Xây dựng và thực hiện kế hoạch, phương án vận hành, bảo trì, bảo dưỡng công trình hồ chứa chất thải; công trình bảo vệ môi trường; lập phương án phòng, chống tràn bùn do mưa lớn và sự cố tràn bùn có tính đến trường hợp vỡ đập; lập phương án đổ thải, thiết kế bãi thải quặng đuôi đảm bảo theo quy trình kỹ thuật.
Đồng thời, nghiêm túc khắc phục các tồn tại theo chỉ đạo của Ủy ban nhân dân tỉnh; các sở, ngành, cơ quan, đơn vị liên quan và Ủy ban nhân dân huyện, thị xã, thành phố.
Ủy ban nhân dân giao cho Sở Công Thương chủ trì phối hợp với các ngành liên quan tăng cường công tác hướng dẫn, kiểm tra, đôn đốc các cơ sở thực hiện đầy đủ các quy định trong quá trình đầu tư và thực hiện quản lý chất lượng công trình theo quy định. Tổng hợp báo cáo khắc phục của các cơ sở và các báo cáo của các sở, ngành liên quan. Trường hợp phát hiện những dấu hiệu vi phạm, mất an toàn nhanh chóng báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh để chỉ đạo giải quyết.
Các sở: Xây dựng, Tài nguyên và Môi trường và Uỷ ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố theo chức năng nhiệm vụ, phạm vi quản lý chủ động giải quyết hoặc phối hợp với Sở Công Thương trong công tác kiểm tra, giám sát việc thực hiện các quy định của pháp luật, việc khắc phục các tồn tại nếu có trong quá trình hoạt động; nếu phát hiện những dấu hiệu vi phạm, mất an toàn nhanh chóng thông báo về Sở Công Thương để Sở Công Thương báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh để chỉ đạo giải quyết.
1697 lượt xem
Ban Biên tập
Cổng thông tin điện tử tỉnh - Nhằm tăng cường công tác quản lý Nhà nước đối với đập và hồ chứa của các cơ sở khai thác, chế biến khoáng sản trên địa bàn, hạn chế tối đa các sự cố do khai thác chế biến khoáng sản gây ra, Ủy ban nhân dân tỉnh Yên Bái yêu cầu các sở ngành, Uỷ ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố; các cơ sở khai thác, chế biến khoáng sản có đập và hồ chứa bùn thải quặng đuôi trên địa bàn tỉnh tăng cường giám sát an toàn đập và hồ chứa.Trong thời gian qua, trên địa bàn tỉnh Yên Bái đã xảy ra một số sự cố vỡ đập, tràn bùn hồ chứa, bãi thải của các cơ sở khai thác, chế biến khoáng sản đã làm ảnh hưởng đến môi trường và đời sống của người dân. Nguyên nhân là do các cơ sở chưa thực hiện đầy đủ các quy định của pháp luật trong quá trình triển khai thực hiện dự án, chưa thực hiện tốt công tác quản lý chất lượng công trình theo quy định như: chưa lập, thẩm định phê duyệt thiết kế theo quy định; chưa thực hiện công tác giám sát, nghiệm thu các hạng mục công trình xây dựng, xác nhận hoàn thành các công trình bảo vệ môi trường... trước khi đưa vào hoạt động.
Vì vậy, Ủy ban nhân dân tỉnh yêu cầu đối với các dự án đang triển khai và chưa đi vào hoạt động, các chủ đầu tư có cơ sở khai thác, chế biến khoảng sản phải thực hiện đầy đủ các quy định về đầu tư xây dựng, quản lý chất lượng công trình theo quy định như: lập, thẩm định phê duyệt thiết kế; kiểm tra công tác nghiệm thu, xây dựng và thực hiện kế hoạch, phương án vận hành, bảo trì, bảo dưỡng công trình hồ chứa thải; hoàn thành các công trình bảo vệ môi trường; lập phương án phòng, chống tràn bùn do mưa lớn và sự cố tràn bùn có tính đến trường hợp vỡ đập trước khi đi vào hoạt động.
Đối với các dự án, cơ sở sản xuất đã đi vào hoạt động cần thực hiện nghiêm túc các quy định tại Nghị định số 46/2015/NĐ-CP ngày 12/5/2015 của Chính phủ về quản lý chất lượng và bảo trì công trình xây dựng và các văn bản có liên quan. Rà soát lại toàn bộ dự án; khảo sát địa hình, địa chất khu vực trong đó tập trung tại khu vực hồ chứa bùn thải quặng đuôi, bãi thải. Tính toán lại khả năng chịu tải đê, đập của bãi thải và hồ chứa bùn thải, khối lượng chất thải và bùn thải đã có trong hồ và bãi thải (trên cơ sở phù hợp với công suất của dự án, có tính đến ảnh hưởng do mưa lớn, kéo dài).
Đối với các hạng mục đã được xây dựng chưa đáp ứng đầy đủ hồ sơ quản lý chất lượng công trình và bảo vệ môi trường theo quy định, yêu cầu phối hợp với đơn vị có đủ chức năng và năng lực thực hiện khảo sát hiện trạng, kiểm định chất lượng công trình và lập, phê duyệt hồ sơ thiết kế bản vẽ chi tiết của các hạng mục đập, hồ chứa nước, bùn thải, bãi thải và hệ thống thoát nước của dự án. Nếu đảm bảo an toàn báo cáo Sở Công Thương và các ngành liên quan để thẩm định, xác nhận và giám sát, quản lý trong quá trình triển khai hoạt động.
Trường hợp các hạng mục công trình đê, đập, hệ thống thoát nước hiện có không đáp ứng được với công suất của dự án, không đáp ứng hồ sơ quản lý về chất lượng công trình chưa đủ cơ sở khẳng định đảm bảo an toàn, yêu cầu dừng ngay mọi hoạt động của dự án; thiết kế cải tạo, bổ sung các hạng mục công trình, trình Sở quản lý chuyên ngành và các ngành liên quan để thẩm định, phê duyệt, tổ chức thi công và thực hiện quản lý chất lượng công trình theo quy định.
Xây dựng và thực hiện kế hoạch, phương án vận hành, bảo trì, bảo dưỡng công trình hồ chứa chất thải; công trình bảo vệ môi trường; lập phương án phòng, chống tràn bùn do mưa lớn và sự cố tràn bùn có tính đến trường hợp vỡ đập; lập phương án đổ thải, thiết kế bãi thải quặng đuôi đảm bảo theo quy trình kỹ thuật.
Đồng thời, nghiêm túc khắc phục các tồn tại theo chỉ đạo của Ủy ban nhân dân tỉnh; các sở, ngành, cơ quan, đơn vị liên quan và Ủy ban nhân dân huyện, thị xã, thành phố.
Ủy ban nhân dân giao cho Sở Công Thương chủ trì phối hợp với các ngành liên quan tăng cường công tác hướng dẫn, kiểm tra, đôn đốc các cơ sở thực hiện đầy đủ các quy định trong quá trình đầu tư và thực hiện quản lý chất lượng công trình theo quy định. Tổng hợp báo cáo khắc phục của các cơ sở và các báo cáo của các sở, ngành liên quan. Trường hợp phát hiện những dấu hiệu vi phạm, mất an toàn nhanh chóng báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh để chỉ đạo giải quyết.
Các sở: Xây dựng, Tài nguyên và Môi trường và Uỷ ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố theo chức năng nhiệm vụ, phạm vi quản lý chủ động giải quyết hoặc phối hợp với Sở Công Thương trong công tác kiểm tra, giám sát việc thực hiện các quy định của pháp luật, việc khắc phục các tồn tại nếu có trong quá trình hoạt động; nếu phát hiện những dấu hiệu vi phạm, mất an toàn nhanh chóng thông báo về Sở Công Thương để Sở Công Thương báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh để chỉ đạo giải quyết.