Chính phủ ban hành Nghị định 18/2019/NĐ-CP về quản lý và thực hiện hoạt động khắc phục hậu quả bom mìn vật nổ sau chiến tranh.
Ảnh minh họa
Nghị định quy định hình thức thực hiện hoạt động khắc phục hậu quả bom mìn vật nổ sau chiến tranh gồm:
1. Dự án khắc phục hậu quả bom mìn vật nổ sau chiến tranh độc lập bao gồm các dự án thực hiện một hoặc nhiều hoạt động khắc phục hậu quả bom mìn vật nổ sau chiến tranh.
2. Dự án khắc phục hậu quả bom mìn vật nổ sau chiến tranh đặc biệt, bao gồm: a) Dự án khắc phục hậu quả bom mìn vật nổ sau chiến tranh tại địa bàn có di tích quốc gia đặc biệt; b) Dự án khắc phục hậu quả bom mìn vật nổ sau chiến tranh tại địa bàn đặc biệt quan trọng đối với quốc gia về quốc phòng, an ninh theo quy định của pháp luật về quốc phòng, an ninh; c) Dự án khắc phục hậu quả bom mìn vật nổ sau chiến tranh thuộc lĩnh vực bảo vệ quốc phòng, an ninh có tính chất bảo mật quốc gia; d) Dự án khắc phục hậu quả bom mìn vật nổ sau chiến tranh có liên quan đến vũ khí hóa học, chất độc hại, chất nổ đặc biệt nguy hiểm.
3. Hạng mục thành phần của dự án đầu tư khác.
4. Nhiệm vụ khắc phục hậu quả bom mìn được Bộ Quốc phòng hoặc cấp có thẩm quyền giao và được quản lý theo quy định của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng.
Nguồn tài chính thực hiện hoạt động khắc phục hậu quả bom mìn vật nổ sau chiến tranh gồm: Nguồn ngân sách nhà nước (bao gồm cả vốn viện trợ, vốn vay ODA, vốn vay ưu đãi); nguồn vốn các doanh nghiệp và các nguồn vốn hợp pháp khác.
Tuyên truyền, giáo dục về phòng tránh tai nạn bom mìn vật nổ sau chiến tranh
Bên cạnh đó, Nghị định cũng quy định về tuyên truyền, giáo dục phòng tránh tai nạn bom mìn vật nổ sau chiến tranh. Tuyên truyền, giáo dục về phòng tránh tai nạn bom mìn vật nổ sau chiến tranh nhằm cung cấp kiến thức về các loại bom mìn vật nổ, tác hại của bom mìn vật nổ, biện pháp phòng tránh tai nạn bom mìn vật nổ, trách nhiệm của tổ chức, cá nhân trong thực hiện phòng tránh tai nạn bom mìn vật nổ và quy định của pháp luật có liên quan.
Việc tuyên truyền, giáo dục về phòng tránh tai nạn bom mìn vật nổ sau chiến tranh được thực hiện bằng nhiều hình thức phù hợp với các đối tượng, bao gồm: Thông qua trang thông tin điện tử của bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, địa phương và các phương tiện thông tin đại chúng; xây dựng tài liệu chuyên đề, tạp chí, tờ rơi về hoạt động khắc phục hậu quả bom mìn vật nổ sau chiến tranh, trong đó có tài liệu bằng tiếng dân tộc; tổ chức triển lãm, hội thảo, tập huấn, diễn tập tuyên truyền, giáo dục về phòng tránh tai nạn bom mìn vật nổ sau chiến tranh; lồng ghép kiến thức tuyên truyền, giáo dục về phòng tránh tai nạn bom mìn vật nổ sau chiến tranh vào chương trình giáo dục công dân và giáo dục quốc phòng của các cấp học tại các địa phương có ô nhiễm bom mìn vật nổ; tổ chức diễn đàn để phổ biến rộng rãi về chính sách, pháp luật, chia sẻ thông tin và kinh nghiệm về phòng tránh tai nạn bom mìn vật nổ sau chiến tranh.
Hỗ trợ nạn nhân bom mìn vật nổ sau chiến tranh
Nghị định cũng quy định cụ thể quyền của nạn nhân bom mìn vật nổ sau chiến tranh. Theo đó, nạn nhân bom mìn vật nổ sau chiến tranh được Nhà nước hỗ trợ y tế ban đầu, chăm sóc sức khỏe, phục hồi chức năng, học văn hóa, học nghề, việc làm và bảo trợ xã hội.
Con của nạn nhân bom mìn vật nổ là trẻ em thuộc diện chính sách, hộ nghèo, cận nghèo hoặc có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn được hỗ trợ học bổng, kinh phí mua phương tiện, đồ dùng học tập theo quy định của pháp luật.
Nạn nhân bom mìn vật nổ sau chiến tranh được hưởng các quyền của người khuyết tật theo quy định của pháp luật.
Nghị định cũng quy định rõ nội dung hoạt động hỗ trợ nạn nhân bom mìn vật nổ sau chiến tranh. Cụ thể, nạn nhân bom mìn được Nhà nước hỗ trợ chăm sóc y tế khi bị tai nạn, hỗ trợ mua bảo hiểm y tế và được hưởng chính sách bảo hiểm y tế theo quy định về bảo hiểm y tế; được hỗ trợ về chỉnh hình, phục hồi chức năng; được hỗ trợ giáo dục, học nghề, tìm kiếm việc làm; được hỗ trợ sinh kế và sử dụng các dịch vụ công tác xã hội.
Ngoài ra, Nhà nước hỗ trợ tái định cư và phát triển kinh tế cho dân cư thuộc khu vực ô nhiễm bom mìn vật nổ sau chiến tranh; hỗ trợ học tập đối với con của nạn nhân bom mìn vật nổ sau chiến tranh thuộc diện chính sách, hộ nghèo, cận nghèo hoặc có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn.
1556 lượt xem
Theo Chinhphu.vn
Chính phủ ban hành Nghị định 18/2019/NĐ-CP về quản lý và thực hiện hoạt động khắc phục hậu quả bom mìn vật nổ sau chiến tranh.Nghị định quy định hình thức thực hiện hoạt động khắc phục hậu quả bom mìn vật nổ sau chiến tranh gồm:
1. Dự án khắc phục hậu quả bom mìn vật nổ sau chiến tranh độc lập bao gồm các dự án thực hiện một hoặc nhiều hoạt động khắc phục hậu quả bom mìn vật nổ sau chiến tranh.
2. Dự án khắc phục hậu quả bom mìn vật nổ sau chiến tranh đặc biệt, bao gồm: a) Dự án khắc phục hậu quả bom mìn vật nổ sau chiến tranh tại địa bàn có di tích quốc gia đặc biệt; b) Dự án khắc phục hậu quả bom mìn vật nổ sau chiến tranh tại địa bàn đặc biệt quan trọng đối với quốc gia về quốc phòng, an ninh theo quy định của pháp luật về quốc phòng, an ninh; c) Dự án khắc phục hậu quả bom mìn vật nổ sau chiến tranh thuộc lĩnh vực bảo vệ quốc phòng, an ninh có tính chất bảo mật quốc gia; d) Dự án khắc phục hậu quả bom mìn vật nổ sau chiến tranh có liên quan đến vũ khí hóa học, chất độc hại, chất nổ đặc biệt nguy hiểm.
3. Hạng mục thành phần của dự án đầu tư khác.
4. Nhiệm vụ khắc phục hậu quả bom mìn được Bộ Quốc phòng hoặc cấp có thẩm quyền giao và được quản lý theo quy định của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng.
Nguồn tài chính thực hiện hoạt động khắc phục hậu quả bom mìn vật nổ sau chiến tranh gồm: Nguồn ngân sách nhà nước (bao gồm cả vốn viện trợ, vốn vay ODA, vốn vay ưu đãi); nguồn vốn các doanh nghiệp và các nguồn vốn hợp pháp khác.
Tuyên truyền, giáo dục về phòng tránh tai nạn bom mìn vật nổ sau chiến tranh
Bên cạnh đó, Nghị định cũng quy định về tuyên truyền, giáo dục phòng tránh tai nạn bom mìn vật nổ sau chiến tranh. Tuyên truyền, giáo dục về phòng tránh tai nạn bom mìn vật nổ sau chiến tranh nhằm cung cấp kiến thức về các loại bom mìn vật nổ, tác hại của bom mìn vật nổ, biện pháp phòng tránh tai nạn bom mìn vật nổ, trách nhiệm của tổ chức, cá nhân trong thực hiện phòng tránh tai nạn bom mìn vật nổ và quy định của pháp luật có liên quan.
Việc tuyên truyền, giáo dục về phòng tránh tai nạn bom mìn vật nổ sau chiến tranh được thực hiện bằng nhiều hình thức phù hợp với các đối tượng, bao gồm: Thông qua trang thông tin điện tử của bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, địa phương và các phương tiện thông tin đại chúng; xây dựng tài liệu chuyên đề, tạp chí, tờ rơi về hoạt động khắc phục hậu quả bom mìn vật nổ sau chiến tranh, trong đó có tài liệu bằng tiếng dân tộc; tổ chức triển lãm, hội thảo, tập huấn, diễn tập tuyên truyền, giáo dục về phòng tránh tai nạn bom mìn vật nổ sau chiến tranh; lồng ghép kiến thức tuyên truyền, giáo dục về phòng tránh tai nạn bom mìn vật nổ sau chiến tranh vào chương trình giáo dục công dân và giáo dục quốc phòng của các cấp học tại các địa phương có ô nhiễm bom mìn vật nổ; tổ chức diễn đàn để phổ biến rộng rãi về chính sách, pháp luật, chia sẻ thông tin và kinh nghiệm về phòng tránh tai nạn bom mìn vật nổ sau chiến tranh.
Hỗ trợ nạn nhân bom mìn vật nổ sau chiến tranh
Nghị định cũng quy định cụ thể quyền của nạn nhân bom mìn vật nổ sau chiến tranh. Theo đó, nạn nhân bom mìn vật nổ sau chiến tranh được Nhà nước hỗ trợ y tế ban đầu, chăm sóc sức khỏe, phục hồi chức năng, học văn hóa, học nghề, việc làm và bảo trợ xã hội.
Con của nạn nhân bom mìn vật nổ là trẻ em thuộc diện chính sách, hộ nghèo, cận nghèo hoặc có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn được hỗ trợ học bổng, kinh phí mua phương tiện, đồ dùng học tập theo quy định của pháp luật.
Nạn nhân bom mìn vật nổ sau chiến tranh được hưởng các quyền của người khuyết tật theo quy định của pháp luật.
Nghị định cũng quy định rõ nội dung hoạt động hỗ trợ nạn nhân bom mìn vật nổ sau chiến tranh. Cụ thể, nạn nhân bom mìn được Nhà nước hỗ trợ chăm sóc y tế khi bị tai nạn, hỗ trợ mua bảo hiểm y tế và được hưởng chính sách bảo hiểm y tế theo quy định về bảo hiểm y tế; được hỗ trợ về chỉnh hình, phục hồi chức năng; được hỗ trợ giáo dục, học nghề, tìm kiếm việc làm; được hỗ trợ sinh kế và sử dụng các dịch vụ công tác xã hội.
Ngoài ra, Nhà nước hỗ trợ tái định cư và phát triển kinh tế cho dân cư thuộc khu vực ô nhiễm bom mìn vật nổ sau chiến tranh; hỗ trợ học tập đối với con của nạn nhân bom mìn vật nổ sau chiến tranh thuộc diện chính sách, hộ nghèo, cận nghèo hoặc có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn.