CTTĐT - Huyện Mù Cang Chải hiện có gần 81.000 ha đất có rừng, trong đó, trên 60.000 ha rừng tự nhiên, 20.240 ha rừng trồng. Do địa hình đồi núi cao, bị chia cắt bởi các khe suối và hiểm trở, cộng với khí hậu khắc nhiệt và diễn biến bất thường. Ngay sau Tết Nguyên đán Kỷ Hợi năm 2019, huyện Mù Cang Chải đã chỉ đạo quyết liệt về công tác phòng cháy, chữa cháy rừng để hạn chế thấp nhất thiệt hại do cháy rừng gây ra.
Rừng nguyên sinh chế tạo
Để triển khai đồng bộ các nhiệm vụ, giải pháp về công tác bảo vệ phát triển, phòng cháy, chữa rừng. Ngay đầu mùa khô hanh năm nay, huyện Mù Cang Chải đã sớm kiện toàn Ban chỉ huy về phòng cháy, chữa cháy rừng (PCCCR), chỉ đạo sửa chữa toàn bộ và làm mới các chòi canh lửa tại các điểm xung yếu. Hiện nay, huyện Mù Cang Chải lập thêm 34 chòi, lán canh lửa, nâng tổng số các chòi canh lửa toàn huyện là 95 chòi tại các điểm cao để chủ động phát hiện lửa rừng trong mùa khô hanh.
Theo dự báo của Trung tâm Khí tượng Thủy văn Trung ương và tỉnh Yên Bái khả năng thời tiết khô hanh còn kéo dài từ tháng 2 đến tháng 4 năm 2019, đặc biệt tại các huyện phía Tây của tỉnh đã xuất hiện gió Lào thổi mạnh, nguy cơ cháy rừng rất cao, cấp V, cấp cực kỳ nguy hiểm. Để hạn chế thấp nhất thiệt hại do cháy rừng gây ra, huyện Mù Cang Chải đã đề ra các giải pháp cụ thể để chỉ đạo các xã trên địa bàn huyện có phương án đảm bảo về công tác PCCCR, đặc biệt là các trưởng bản phối hợp với kiểm lâm địa bàn vận động, tuyên truyền nhân dân không phá rừng làm nương rẫy, nghiêm cấm phá rừng, đốt rừng làm nương. Những nơi canh tác gần rừng phòng hộ, xã chỉ đạo phải tuân thủ nghiêm ngặt quy định canh tác và nếu có đốt nương phải báo với thôn, kiểm lâm địa bàn để có phương án xử lý kịp thời nếu xảy ra tình huống xấu.
Mùa khô hanh năm 2019, huyện Mù Cang Chải đã chỉ đạo quyết liệt về công tác phòng cháy, chữa cháy rừng. Đặc biệt tại Hội nghị triển khai các nhiệm vụ đầu năm mới, các đồng chí lãnh đạo huyện, đã yêu cầu các cơ quan, ban, ngành của huyện, nhất là Hạt kiểm lâm, Ban quản lý rừng phòng hộ cần phối hợp chặt chẽ với các xã làm tốt công tác tuyên truyền cho nhân dân về công tác bảo vệ rừng, phòng cháy chữa cháy rừng với phương châm "Phòng cháy là chủ đạo, chữa cháy phải kịp thời" và "4 tại chỗ", bước vào mùa khô hanh năm 2018 - 2019 cần có những phương án cụ thể, nhất là công tác huy động lực lượng tại chỗ và xây dựng kế hoạch tăng cường quản lý bảo vệ rừng và PCCCR; thường trực 24/24 giờ tại các chòi canh lửa và trụ sở UBND xã. Đồng thời, tăng cường kiểm tra công tác bảo vệ rừng, lịch trực PCCCR tại các cơ sở xã. Đối với xã phải thường xuyên cắt cử người dân túc trực PCCCR tại các điểm cao để dễ quan sát khi có cháy rừng gây ra; cử lực lượng, nhất là cán bộ kiểm lâm cùng các trưởng bản, công an viên trực ngay tại đường ra, vào cửa rừng để nắm bát thông tin người ra vào.
Được đánh giá là một trong những xã thực hiện tốt công tác quản lý bảo vệ rừng - PCCCR, bước vào mùa khô hanh năm 2018 - 2019, xã Chế Cu Nha đã xây dựng phương án, xác định những điểm xung yếu có nguy cơ xảy ra cháy rừng cao để phối hợp với cán bộ kiểm lâm tổ chức cho nhân dân 6 bản ký cam kết bảo vệ rừng; đồng thời, tích cực tuyên truyền, phổ biến pháp luật quản lý bảo vệ rừng tới nhân dân. Ông Nguyễn Cao Thắng - Chủ tịch UBND xã Chế Cu Nha cho biết: "Để chủ động quản lý bảo vệ rừng và PCCCR, xã đã chỉ đạo các trưởng bản phối hợp với kiểm lâm địa bàn vận động, tuyên truyền nhân dân không phát rừng làm nương rẫy, nghiêm cấm phá rừng, đốt rừng làm nương; thường xuyên tuyên truyền cho nhân dân bằng nhiều hình, như họp bản, trên hệ thống loa truyền thanh của xã. Khi đốt nương gần rừng phòng hộ phải tuân thủ nghiêm ngặt quy định canh tác và nếu có đốt nương phải báo với thôn, kiểm lâm địa bàn để có phương án xử lý kịp thời nếu xảy ra tình huống xấu"; đối với Ban chỉ huy duy trì thường trực 24/24, nhất là giờ cao điểm.
Với phương châm "Phòng cháy là chủ đạo, chữa cháy phải kịp thời" và "4 tại chỗ", mùa khô hanh năm 2018 - 2019, huyện sẽ giảm thiểu thiệt hại do cháy rừng gây ra và góp phần phủ xanh đất trống, đồi núi trọc của tỉnh Yên Bái nói chung, huyện Mù Cang Chải nói riêng trong những năm tới./.
1077 lượt xem
CTV: A Cớ
Cổng thông tin điện tử tỉnh - Huyện Mù Cang Chải hiện có gần 81.000 ha đất có rừng, trong đó, trên 60.000 ha rừng tự nhiên, 20.240 ha rừng trồng. Do địa hình đồi núi cao, bị chia cắt bởi các khe suối và hiểm trở, cộng với khí hậu khắc nhiệt và diễn biến bất thường. Ngay sau Tết Nguyên đán Kỷ Hợi năm 2019, huyện Mù Cang Chải đã chỉ đạo quyết liệt về công tác phòng cháy, chữa cháy rừng để hạn chế thấp nhất thiệt hại do cháy rừng gây ra.Để triển khai đồng bộ các nhiệm vụ, giải pháp về công tác bảo vệ phát triển, phòng cháy, chữa rừng. Ngay đầu mùa khô hanh năm nay, huyện Mù Cang Chải đã sớm kiện toàn Ban chỉ huy về phòng cháy, chữa cháy rừng (PCCCR), chỉ đạo sửa chữa toàn bộ và làm mới các chòi canh lửa tại các điểm xung yếu. Hiện nay, huyện Mù Cang Chải lập thêm 34 chòi, lán canh lửa, nâng tổng số các chòi canh lửa toàn huyện là 95 chòi tại các điểm cao để chủ động phát hiện lửa rừng trong mùa khô hanh.
Theo dự báo của Trung tâm Khí tượng Thủy văn Trung ương và tỉnh Yên Bái khả năng thời tiết khô hanh còn kéo dài từ tháng 2 đến tháng 4 năm 2019, đặc biệt tại các huyện phía Tây của tỉnh đã xuất hiện gió Lào thổi mạnh, nguy cơ cháy rừng rất cao, cấp V, cấp cực kỳ nguy hiểm. Để hạn chế thấp nhất thiệt hại do cháy rừng gây ra, huyện Mù Cang Chải đã đề ra các giải pháp cụ thể để chỉ đạo các xã trên địa bàn huyện có phương án đảm bảo về công tác PCCCR, đặc biệt là các trưởng bản phối hợp với kiểm lâm địa bàn vận động, tuyên truyền nhân dân không phá rừng làm nương rẫy, nghiêm cấm phá rừng, đốt rừng làm nương. Những nơi canh tác gần rừng phòng hộ, xã chỉ đạo phải tuân thủ nghiêm ngặt quy định canh tác và nếu có đốt nương phải báo với thôn, kiểm lâm địa bàn để có phương án xử lý kịp thời nếu xảy ra tình huống xấu.
Mùa khô hanh năm 2019, huyện Mù Cang Chải đã chỉ đạo quyết liệt về công tác phòng cháy, chữa cháy rừng. Đặc biệt tại Hội nghị triển khai các nhiệm vụ đầu năm mới, các đồng chí lãnh đạo huyện, đã yêu cầu các cơ quan, ban, ngành của huyện, nhất là Hạt kiểm lâm, Ban quản lý rừng phòng hộ cần phối hợp chặt chẽ với các xã làm tốt công tác tuyên truyền cho nhân dân về công tác bảo vệ rừng, phòng cháy chữa cháy rừng với phương châm "Phòng cháy là chủ đạo, chữa cháy phải kịp thời" và "4 tại chỗ", bước vào mùa khô hanh năm 2018 - 2019 cần có những phương án cụ thể, nhất là công tác huy động lực lượng tại chỗ và xây dựng kế hoạch tăng cường quản lý bảo vệ rừng và PCCCR; thường trực 24/24 giờ tại các chòi canh lửa và trụ sở UBND xã. Đồng thời, tăng cường kiểm tra công tác bảo vệ rừng, lịch trực PCCCR tại các cơ sở xã. Đối với xã phải thường xuyên cắt cử người dân túc trực PCCCR tại các điểm cao để dễ quan sát khi có cháy rừng gây ra; cử lực lượng, nhất là cán bộ kiểm lâm cùng các trưởng bản, công an viên trực ngay tại đường ra, vào cửa rừng để nắm bát thông tin người ra vào.
Được đánh giá là một trong những xã thực hiện tốt công tác quản lý bảo vệ rừng - PCCCR, bước vào mùa khô hanh năm 2018 - 2019, xã Chế Cu Nha đã xây dựng phương án, xác định những điểm xung yếu có nguy cơ xảy ra cháy rừng cao để phối hợp với cán bộ kiểm lâm tổ chức cho nhân dân 6 bản ký cam kết bảo vệ rừng; đồng thời, tích cực tuyên truyền, phổ biến pháp luật quản lý bảo vệ rừng tới nhân dân. Ông Nguyễn Cao Thắng - Chủ tịch UBND xã Chế Cu Nha cho biết: "Để chủ động quản lý bảo vệ rừng và PCCCR, xã đã chỉ đạo các trưởng bản phối hợp với kiểm lâm địa bàn vận động, tuyên truyền nhân dân không phát rừng làm nương rẫy, nghiêm cấm phá rừng, đốt rừng làm nương; thường xuyên tuyên truyền cho nhân dân bằng nhiều hình, như họp bản, trên hệ thống loa truyền thanh của xã. Khi đốt nương gần rừng phòng hộ phải tuân thủ nghiêm ngặt quy định canh tác và nếu có đốt nương phải báo với thôn, kiểm lâm địa bàn để có phương án xử lý kịp thời nếu xảy ra tình huống xấu"; đối với Ban chỉ huy duy trì thường trực 24/24, nhất là giờ cao điểm.
Với phương châm "Phòng cháy là chủ đạo, chữa cháy phải kịp thời" và "4 tại chỗ", mùa khô hanh năm 2018 - 2019, huyện sẽ giảm thiểu thiệt hại do cháy rừng gây ra và góp phần phủ xanh đất trống, đồi núi trọc của tỉnh Yên Bái nói chung, huyện Mù Cang Chải nói riêng trong những năm tới./.