Những năm qua, các chính sách đầu tư cho nông nghiệp, nông dân, nông thôn của Nhà nước, của tỉnh được hội viên nông dân huyện Yên Bình đón nhận và tham gia thực hiện có hiệu quả.
Nông dân Yên Bình thu hoạch lúa mùa. Ảnh Văn Tuấn
Qua đó, khơi dậy tinh thần tự lực, tự cường, đoàn kết, hợp tác trong nội bộ nông dân; khai thác tiềm năng, lợi thế để sản xuất, phát triển kinh tế - xã hội. Đời sống nông dân được cải thiện, thu nhập bình quân đầu người đạt 26 triệu đồng/người/năm; tỷ lệ hộ nghèo giảm xuống còn 18,28% năm 2017. Tỷ lệ dân số nông thôn được cung cấp nước hợp vệ sinh đạt 93%; tham gia bảo hiểm y tế đạt 92%; đạt tiêu chuẩn gia đình văn hóa 86,4%...
Công tác đào tạo nghề cho lao động nông thôn được quan tâm chú trọng; hàng năm, giải quyết việc làm cho trên 2.700 lao động, tỷ lệ lao động trong độ tuổi lao động qua đào tạo tăng từ 45% năm 2015 lên 48,5% năm 2017.
Quán triệt Nghị quyết số 29 của Trung ương Hội về nâng cao chất lượng phong trào nông dân thi đua sản xuất, kinh doanh giỏi, đoàn kết giúp nhau làm giàu và giảm nghèo bền vững giai đoạn 2016-2020, các cấp Hội nông dân (HND) huyện Yên Bình đã vận động, hướng dẫn nông dân đầu tư phát triển kinh tế hộ gắn với quá trình tái cơ cấu ngành nông nghiệp.
Trong đó, tập trung thực hiện các đề án phát triển chăn nuôi gia súc, gia cầm, nuôi trồng thủy sản, phát triển cây ăn quả, phát triển cây quế, phát triển tre măng Bát độ... Trọng tâm là tập trung vào 3 chuỗi giá trị nông nghiệp có thế mạnh của huyện là: nuôi trồng thủy sản (cá sạch) trên hồ Thác Bà; sản xuất gỗ rừng trồng bền vững có chứng chỉ quốc tế FSC; trồng cây ăn quả có múi (bưởi Đại Minh, bưởi Diễn).
Hiện nay, tại các vùng chuyên canh sản xuất hàng hóa chủ lực của huyện, bước đầu hình thành các nhóm hộ sản xuất chuyên canh (trong đó: 2.390 hộ nông nghiệp; 2.080 hộ lâm nghiệp; 1.950 hộ thủy sản).
Đến năm 2017, có 5.321 hộ đạt danh hiệu sản xuất, kinh doanh giỏi các cấp; trong đó, 375 hộ có thu nhập ổn định hàng năm từ 200 đến 300 triệu đồng; 270 hộ có thu nhập từ 300 đến 500 triệu đồng; 150 hộ có thu nhập trên 500 triệu đồng.
Một số mô hình phát triển kinh tế của hội viên nông dân với quy mô lớn, ổn định, có sự liên kết, liên doanh với doanh nghiệp, như: Hợp tác xã Bình Minh, xã Phú Thịnh; các tổ liên kết sản xuất trồng rừng có chứng chỉ FSC tại xã Phú Thịnh, Thịnh Hưng, Tân Hương, Đại Đồng được hình thành; các mô hình chăn nuôi trâu, bò tại xã Phúc An, Bạch Hà, Vĩnh Kiên thuộc dự án của Trung ương Hội được duy trì, phát triển có ý nghĩa thiết thực trong xóa đói, giảm nghèo và làm giàu bền vững.
Bên cạnh đó, phong trào sản xuất, kinh doanh giỏi đã thực sự phát huy tinh thần đoàn kết, tương thân, tương ái, tham gia giúp nhau xoá đói giảm nghèo. Đã có 150 hộ nghèo được giúp đỡ về vốn với tổng số tiền 1.356 triệu đồng; 85.000 công lao động; 5 hộ được xóa nhà tạm; góp phần giảm hộ nghèo toàn huyện năm 2017 còn 18,28%.
Bên cạnh những kết quả đạt được, HND huyện Yên Bình nhận thấy phong trào vẫn còn một số tồn tại, hạn chế như: sản phẩm nông sản chất lượng còn chưa cao, chưa có nhiều sản phẩm chủ lực khẳng định thương hiệu trên thị trường; khả năng đầu tư vào sản xuất của phần lớn nông dân thấp; quy mô sản xuất của các hộ dân còn nhỏ lẻ, manh mún, hạn chế trong việc ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật; chưa có nhiều doanh nghiệp tham gia đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp...
Đánh giá đúng kết quả đã đạt được, thẳng thắn nhìn nhận những hạn chế là cơ sở quan trọng để HND huyện Yên Bình xây dựng mục tiêu, đề ra giải pháp tích cực cùng nhau phát triển kinh tế, xóa đói giảm nghèo.
1301 lượt xem
Theo Báo Yên Bái
Những năm qua, các chính sách đầu tư cho nông nghiệp, nông dân, nông thôn của Nhà nước, của tỉnh được hội viên nông dân huyện Yên Bình đón nhận và tham gia thực hiện có hiệu quả.Qua đó, khơi dậy tinh thần tự lực, tự cường, đoàn kết, hợp tác trong nội bộ nông dân; khai thác tiềm năng, lợi thế để sản xuất, phát triển kinh tế - xã hội. Đời sống nông dân được cải thiện, thu nhập bình quân đầu người đạt 26 triệu đồng/người/năm; tỷ lệ hộ nghèo giảm xuống còn 18,28% năm 2017. Tỷ lệ dân số nông thôn được cung cấp nước hợp vệ sinh đạt 93%; tham gia bảo hiểm y tế đạt 92%; đạt tiêu chuẩn gia đình văn hóa 86,4%...
Công tác đào tạo nghề cho lao động nông thôn được quan tâm chú trọng; hàng năm, giải quyết việc làm cho trên 2.700 lao động, tỷ lệ lao động trong độ tuổi lao động qua đào tạo tăng từ 45% năm 2015 lên 48,5% năm 2017.
Quán triệt Nghị quyết số 29 của Trung ương Hội về nâng cao chất lượng phong trào nông dân thi đua sản xuất, kinh doanh giỏi, đoàn kết giúp nhau làm giàu và giảm nghèo bền vững giai đoạn 2016-2020, các cấp Hội nông dân (HND) huyện Yên Bình đã vận động, hướng dẫn nông dân đầu tư phát triển kinh tế hộ gắn với quá trình tái cơ cấu ngành nông nghiệp.
Trong đó, tập trung thực hiện các đề án phát triển chăn nuôi gia súc, gia cầm, nuôi trồng thủy sản, phát triển cây ăn quả, phát triển cây quế, phát triển tre măng Bát độ... Trọng tâm là tập trung vào 3 chuỗi giá trị nông nghiệp có thế mạnh của huyện là: nuôi trồng thủy sản (cá sạch) trên hồ Thác Bà; sản xuất gỗ rừng trồng bền vững có chứng chỉ quốc tế FSC; trồng cây ăn quả có múi (bưởi Đại Minh, bưởi Diễn).
Hiện nay, tại các vùng chuyên canh sản xuất hàng hóa chủ lực của huyện, bước đầu hình thành các nhóm hộ sản xuất chuyên canh (trong đó: 2.390 hộ nông nghiệp; 2.080 hộ lâm nghiệp; 1.950 hộ thủy sản).
Đến năm 2017, có 5.321 hộ đạt danh hiệu sản xuất, kinh doanh giỏi các cấp; trong đó, 375 hộ có thu nhập ổn định hàng năm từ 200 đến 300 triệu đồng; 270 hộ có thu nhập từ 300 đến 500 triệu đồng; 150 hộ có thu nhập trên 500 triệu đồng.
Một số mô hình phát triển kinh tế của hội viên nông dân với quy mô lớn, ổn định, có sự liên kết, liên doanh với doanh nghiệp, như: Hợp tác xã Bình Minh, xã Phú Thịnh; các tổ liên kết sản xuất trồng rừng có chứng chỉ FSC tại xã Phú Thịnh, Thịnh Hưng, Tân Hương, Đại Đồng được hình thành; các mô hình chăn nuôi trâu, bò tại xã Phúc An, Bạch Hà, Vĩnh Kiên thuộc dự án của Trung ương Hội được duy trì, phát triển có ý nghĩa thiết thực trong xóa đói, giảm nghèo và làm giàu bền vững.
Bên cạnh đó, phong trào sản xuất, kinh doanh giỏi đã thực sự phát huy tinh thần đoàn kết, tương thân, tương ái, tham gia giúp nhau xoá đói giảm nghèo. Đã có 150 hộ nghèo được giúp đỡ về vốn với tổng số tiền 1.356 triệu đồng; 85.000 công lao động; 5 hộ được xóa nhà tạm; góp phần giảm hộ nghèo toàn huyện năm 2017 còn 18,28%.
Bên cạnh những kết quả đạt được, HND huyện Yên Bình nhận thấy phong trào vẫn còn một số tồn tại, hạn chế như: sản phẩm nông sản chất lượng còn chưa cao, chưa có nhiều sản phẩm chủ lực khẳng định thương hiệu trên thị trường; khả năng đầu tư vào sản xuất của phần lớn nông dân thấp; quy mô sản xuất của các hộ dân còn nhỏ lẻ, manh mún, hạn chế trong việc ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật; chưa có nhiều doanh nghiệp tham gia đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp...
Đánh giá đúng kết quả đã đạt được, thẳng thắn nhìn nhận những hạn chế là cơ sở quan trọng để HND huyện Yên Bình xây dựng mục tiêu, đề ra giải pháp tích cực cùng nhau phát triển kinh tế, xóa đói giảm nghèo.