Chính phủ vừa ban hành Nghị định số 27/2019/NĐ-CP quy định chi tiết một số điều của Luật Đo đạc và bản đồ. Trong đó, Nghị định quy định cụ thể danh mục hoạt động đo đạc và bản đồ phải có giấy phép; việc cấp giấy phép hoạt động đo đạc và bản đồ.
Nghị định quy định danh mục hoạt động đo đạc và bản đồ phải có giấy phép gồm: 1- Lập đề án, dự án, thiết kế kỹ thuật - dự toán nhiệm vụ đo đạc và bản đồ cơ bản, chuyên ngành; 2- Kiểm tra chất lượng sản phẩm đo đạc và bản đồ cơ bản, chuyên ngành; 3- Xây dựng mạng lưới tọa độ, độ cao, trọng lực; 4- Thu nhận dữ liệu ảnh hàng không; 5- Xử lý dữ liệu ảnh viễn thám; 6- Xây dựng cơ sở dữ liệu nền địa lý quốc gia; 7- Đo đạc, thành lập bản đồ địa hình; 8- Đo đạc, thành lập bản đồ địa hình đáy biển; 9- Đo đạc, thành lập bản đồ địa giới hành chính; 10- Đo đạc, thành lập bản đồ địa chính; 11- Thành lập bản đồ hành chính; 12- Đo đạc, thành lập hải đồ; 13- Đo đạc, thành lập bản đồ công trình.
Điều kiện cấp giấy phép
Nghị định quy định tổ chức được cấp giấy phép hoạt động đo đạc và bản đồ khi có đủ các điều kiện quy định tại Điều 52 của Luật Đo đạc và bản đồ, trong đó có số lượng tối thiểu là 04 nhân viên kỹ thuật có trình độ trung cấp trở lên được đào tạo về đo đạc và bản đồ.
Giấy phép hoạt động đo đạc và bản đồ cấp cho tổ chức được thực hiện theo quy định tại Điều 51 của Luật Đo đạc và bản đồ. Giấy phép có thời hạn là 05 năm, mỗi lần gia hạn là 05 năm.
Giấy phép cấp cho nhà thầu nước ngoài phải thể hiện địa bàn hoạt động, có thời hạn theo thời gian thực hiện nội dung về đo đạc và bản đồ trong gói thầu. Giấy phép được gia hạn theo thời gian gia hạn để thực hiện nội dung về đo đạc và bản đồ trong gói thầu.
Nghị định nêu rõ, giấy phép hoạt động đo đạc và bản đồ được cấp đổi khi thuộc một trong các trường hợp sau: 1- Tổ chức yêu cầu do thay đổi địa chỉ trụ sở chính và các thông tin liên quan ghi trên giấy phép; 2- Giấy phép bị rách nát, hư hỏng không thể sử dụng được.
Tổ chức hoạt động đo đạc và bản đồ bị thu hồi giấy phép hoạt động đo đạc và bản đồ khi vi phạm một trong các trường hợp quy định khoản 6 Điều 51 của Luật Đo đạc và bản đồ.
Tổ chức bị thu hồi giấy phép hoạt động đo đạc và bản đồ phải chấm dứt kinh doanh dịch vụ đo đạc và bản đồ kể từ ngày quyết định thu hồi có hiệu lực thi hành; chịu trách nhiệm đền bù thiệt hại cho các cơ quan, tổ chức liên quan do việc thu hồi giấy phép hoạt động đo đạc và bản đồ gây ra.
Tổ chức bị thu hồi giấy phép hoạt động đo đạc và bản đồ được đề nghị cấp giấy phép mới sau 12 tháng kể từ ngày giấy phép bị thu hồi sau khi đã thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ liên quan đến việc thu hồi giấy phép cũ.
Theo quy định tại Điều 52 của Luật Đo đạc và bản đồ, tổ chức được cấp giấy phép hoạt động đo đạc và bản đồ khi có đủ các điều kiện sau đây:
a- Là doanh nghiệp hoặc đơn vị sự nghiệp có chức năng, nhiệm vụ hoạt động đo đạc và bản đồ;
b- Người phụ trách kỹ thuật về đo đạc và bản đồ phải có trình độ từ đại học trở lên thuộc chuyên ngành về đo đạc và bản đồ; có thời gian hoạt động thực tế ít nhất là 05 năm phù hợp với ít nhất một nội dung hoạt động đo đạc và bản đồ của tổ chức đề nghị cấp giấy phép hoặc có chứng chỉ hành nghề đo đạc và bản đồ hạng I quy định tại Điều 53 của Luật này; không được đồng thời là người phụ trách kỹ thuật về đo đạc và bản đồ của tổ chức khác;
c- Có số lượng nhân viên kỹ thuật được đào tạo về đo đạc và bản đồ đáp ứng yêu cầu thực hiện các nội dung đề nghị cấp giấy phép theo quy định của Chính phủ;
d- Có phương tiện, thiết bị, công nghệ đo đạc và bản đồ phù hợp với quy định trong định mức kinh tế - kỹ thuật đo đạc và bản đồ để thực hiện một sản phẩm đo đạc và bản đồ thuộc nội dung đề nghị cấp giấy phép.
Nhà thầu nước ngoài được cơ quan quản lý chuyên ngành về đo đạc và bản đồ thuộc Bộ Tài nguyên và Môi trường cấp giấy phép hoạt động đo đạc và bản đồ khi có đủ các điều kiện sau đây:
a- Có quyết định trúng thầu hoặc được chọn thầu của chủ đầu tư, trong đó có hoạt động đo đạc và bản đồ;
b- Có lực lượng kỹ thuật, phương tiện, thiết bị, công nghệ đo đạc và bản đồ phù hợp với hồ sơ dự thầu đã trúng thầu hoặc hồ sơ được chọn thầu.
|
1534 lượt xem
Theo Chinhphu.vn
Chính phủ vừa ban hành Nghị định số 27/2019/NĐ-CP quy định chi tiết một số điều của Luật Đo đạc và bản đồ. Trong đó, Nghị định quy định cụ thể danh mục hoạt động đo đạc và bản đồ phải có giấy phép; việc cấp giấy phép hoạt động đo đạc và bản đồ.Nghị định quy định danh mục hoạt động đo đạc và bản đồ phải có giấy phép gồm: 1- Lập đề án, dự án, thiết kế kỹ thuật - dự toán nhiệm vụ đo đạc và bản đồ cơ bản, chuyên ngành; 2- Kiểm tra chất lượng sản phẩm đo đạc và bản đồ cơ bản, chuyên ngành; 3- Xây dựng mạng lưới tọa độ, độ cao, trọng lực; 4- Thu nhận dữ liệu ảnh hàng không; 5- Xử lý dữ liệu ảnh viễn thám; 6- Xây dựng cơ sở dữ liệu nền địa lý quốc gia; 7- Đo đạc, thành lập bản đồ địa hình; 8- Đo đạc, thành lập bản đồ địa hình đáy biển; 9- Đo đạc, thành lập bản đồ địa giới hành chính; 10- Đo đạc, thành lập bản đồ địa chính; 11- Thành lập bản đồ hành chính; 12- Đo đạc, thành lập hải đồ; 13- Đo đạc, thành lập bản đồ công trình.
Điều kiện cấp giấy phép
Nghị định quy định tổ chức được cấp giấy phép hoạt động đo đạc và bản đồ khi có đủ các điều kiện quy định tại Điều 52 của Luật Đo đạc và bản đồ, trong đó có số lượng tối thiểu là 04 nhân viên kỹ thuật có trình độ trung cấp trở lên được đào tạo về đo đạc và bản đồ.
Giấy phép hoạt động đo đạc và bản đồ cấp cho tổ chức được thực hiện theo quy định tại Điều 51 của Luật Đo đạc và bản đồ. Giấy phép có thời hạn là 05 năm, mỗi lần gia hạn là 05 năm.
Giấy phép cấp cho nhà thầu nước ngoài phải thể hiện địa bàn hoạt động, có thời hạn theo thời gian thực hiện nội dung về đo đạc và bản đồ trong gói thầu. Giấy phép được gia hạn theo thời gian gia hạn để thực hiện nội dung về đo đạc và bản đồ trong gói thầu.
Nghị định nêu rõ, giấy phép hoạt động đo đạc và bản đồ được cấp đổi khi thuộc một trong các trường hợp sau: 1- Tổ chức yêu cầu do thay đổi địa chỉ trụ sở chính và các thông tin liên quan ghi trên giấy phép; 2- Giấy phép bị rách nát, hư hỏng không thể sử dụng được.
Tổ chức hoạt động đo đạc và bản đồ bị thu hồi giấy phép hoạt động đo đạc và bản đồ khi vi phạm một trong các trường hợp quy định khoản 6 Điều 51 của Luật Đo đạc và bản đồ.
Tổ chức bị thu hồi giấy phép hoạt động đo đạc và bản đồ phải chấm dứt kinh doanh dịch vụ đo đạc và bản đồ kể từ ngày quyết định thu hồi có hiệu lực thi hành; chịu trách nhiệm đền bù thiệt hại cho các cơ quan, tổ chức liên quan do việc thu hồi giấy phép hoạt động đo đạc và bản đồ gây ra.
Tổ chức bị thu hồi giấy phép hoạt động đo đạc và bản đồ được đề nghị cấp giấy phép mới sau 12 tháng kể từ ngày giấy phép bị thu hồi sau khi đã thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ liên quan đến việc thu hồi giấy phép cũ.
Theo quy định tại Điều 52 của Luật Đo đạc và bản đồ, tổ chức được cấp giấy phép hoạt động đo đạc và bản đồ khi có đủ các điều kiện sau đây:
a- Là doanh nghiệp hoặc đơn vị sự nghiệp có chức năng, nhiệm vụ hoạt động đo đạc và bản đồ;
b- Người phụ trách kỹ thuật về đo đạc và bản đồ phải có trình độ từ đại học trở lên thuộc chuyên ngành về đo đạc và bản đồ; có thời gian hoạt động thực tế ít nhất là 05 năm phù hợp với ít nhất một nội dung hoạt động đo đạc và bản đồ của tổ chức đề nghị cấp giấy phép hoặc có chứng chỉ hành nghề đo đạc và bản đồ hạng I quy định tại Điều 53 của Luật này; không được đồng thời là người phụ trách kỹ thuật về đo đạc và bản đồ của tổ chức khác;
c- Có số lượng nhân viên kỹ thuật được đào tạo về đo đạc và bản đồ đáp ứng yêu cầu thực hiện các nội dung đề nghị cấp giấy phép theo quy định của Chính phủ;
d- Có phương tiện, thiết bị, công nghệ đo đạc và bản đồ phù hợp với quy định trong định mức kinh tế - kỹ thuật đo đạc và bản đồ để thực hiện một sản phẩm đo đạc và bản đồ thuộc nội dung đề nghị cấp giấy phép.
Nhà thầu nước ngoài được cơ quan quản lý chuyên ngành về đo đạc và bản đồ thuộc Bộ Tài nguyên và Môi trường cấp giấy phép hoạt động đo đạc và bản đồ khi có đủ các điều kiện sau đây:
a- Có quyết định trúng thầu hoặc được chọn thầu của chủ đầu tư, trong đó có hoạt động đo đạc và bản đồ;
b- Có lực lượng kỹ thuật, phương tiện, thiết bị, công nghệ đo đạc và bản đồ phù hợp với hồ sơ dự thầu đã trúng thầu hoặc hồ sơ được chọn thầu.