Mặc dù, tới thời điểm này, cả nước chỉ còn 15 bệnh nhân dương tính với COVID-19, chúng ta vẫn đang kiểm soát tốt dịch bệnh, đã 95 ngày không có ca lây nhiễm trong cộng đồng, nhưng theo nhận định của Bộ Y tế, nguy cơ dịch bệnh xâm nhập từ nước ngoài vào Việt Nam vẫn cao, do tình trạng vượt biên, nhập cảnh trái phép, trốn cách ly...
Việt Nam vẫn đang kiểm soát tốt dịch bệnh COVID-19. Ảnh: VGP/Hiền Minh
Hiện, trên thế giới đã ghi nhận hơn 14,6 triệu ca mắc COVID-19 và hơn 608.000 người tử vong. Mỹ là vùng dịch lớn nhất thế giới với hơn 3,8 triệu ca mắc. Sau đó là Brazil, Ấn Độ, Nga... Nhiều nơi tái siết chặt biện pháp kiểm soát để ngăn COVID-19 lây lan rộng.
Tại Đông Nam Á, Indonesia đang là vùng dịch lớn nhất khu vực. Việt Nam, Lào, Campuchia và Đông Timor là các nước trong khu vực chưa ghi nhận ca tử vong do COVID-19.
Riêng tại Việt Nam, đã 95 ngày không có ca lây nhiễm trong cộng đồng. Cả nước đã ghi nhận 383 bệnh nhân COVID-19, trong đó có 357 ca được chữa khỏi (chiếm 93,2% tổng số bệnh nhân). Việt Nam chưa có trường hợp nhiễm COVID-19 tử vong. Tất cả các ca bệnh mới được phát hiện đều được cách ly ngay khi nhập cảnh, không có khả năng lây lan ra cộng đồng.
Mặc dù Việt Nam vẫn tiếp tục ghi nhận các ca/chùm ca bệnh mới tuy nhiên các ca bệnh đều từ nước ngoài về và được cách ly ngay sau khi nhập cảnh không có khả năng lây lan ra cộng đồng. Việt Nam vẫn đang kiểm soát tốt dịch bệnh. Theo các chuyên gia, nguy cơ dịch xâm nhập từ nước ngoài vào Việt Nam vẫn cao, do tình trạng vượt biên, nhập cảnh trái phép, trốn cách ly...
Nhằm bảo vệ những thành quả đã đạt được trong công tác phòng, chống dịch bệnh, tạo điều kiện phát triển kinh tế-xã hội trong nước, chúng ta phải tiếp tục siết chặt quản lý các tuyến biên giới, không để nguy cơ dịch bệnh lây lan trong cộng đồng.
Về tình hình điều trị các bệnh nhân COVID-19, hiện tại, tất cả các bệnh nhân COVID-19 của Việt Nam đang được điều trị tại các cơ sở y tế, đa số có sức khỏe ổn định. Bệnh viện Bệnh nhiệt đới Trương ương cơ sở 2 đang điều trị bệnh nhân đông nhất với 13 trường hợp, Bệnh viện Đa khoa Bà Rịa-Vũng Tàu điều trị 8 ca bệnh; Trung tâm y tế huyện Bình Sơn-Quảng Ngãi điều trị 1 ca bệnh; Bệnh viện Đa khoa tỉnh Bạc Liêu điều trị 2 ca; Bệnh viện Đa khoa tỉnh Cà Mau điều trị 1 ca; Bệnh viện Lê Lợi, TP. Vũng Tàu điều trị 1 ca.
Tính đến sáng 20/7, trong số các bệnh nhân COVID-19 đang điều trị, theo dõi sức khoẻ tại các cơ sở y tế, có 7 bệnh nhân có kết quả âm tính 1 lần, có 4 bệnh nhân có kết quả âm tính 2 lần trở lên, còn 15 người dương tính với virus này. Việt Nam đã điều trị khỏi cho 50 bệnh nhân mang quốc tịch nước ngoài mắc COVID-19.
Theo khuyến cáo của Ban Chỉ đạo Quốc gia phòng, chống dịch COVID-19, người dân cần tiếp tục thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch COVID-19 trong tình hình mới, tiếp tục thực hiện các biện pháp phòng chống dịch theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ với "nhiệm vụ kép", vừa phát triển kinh tế, vừa phòng chống dịch COVID-19, cương quyết không để dịch bệnh lây nhiễm trong cộng đồng, biên giới phải được kiểm soát tốt.
Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) khuyến cáo tiếp tục thực hiện 6 biện pháp bảo vệ trong phòng, chống dịch COVID-19 gồm vệ sinh tay; che miệng và mũi khi ho và hắt hơi; không chạm tay lên mặt khi chưa rửa sạch tay; hạn chế ở những không gian kín hoặc nơi đông người; giữ khoảng cách tối thiểu 1m; thường xuyên làm sạch và khử trùng các vật/bề mặt hay được chạm vào.
848 lượt xem
Theo Chinhphu.vn
Mặc dù, tới thời điểm này, cả nước chỉ còn 15 bệnh nhân dương tính với COVID-19, chúng ta vẫn đang kiểm soát tốt dịch bệnh, đã 95 ngày không có ca lây nhiễm trong cộng đồng, nhưng theo nhận định của Bộ Y tế, nguy cơ dịch bệnh xâm nhập từ nước ngoài vào Việt Nam vẫn cao, do tình trạng vượt biên, nhập cảnh trái phép, trốn cách ly...Hiện, trên thế giới đã ghi nhận hơn 14,6 triệu ca mắc COVID-19 và hơn 608.000 người tử vong. Mỹ là vùng dịch lớn nhất thế giới với hơn 3,8 triệu ca mắc. Sau đó là Brazil, Ấn Độ, Nga... Nhiều nơi tái siết chặt biện pháp kiểm soát để ngăn COVID-19 lây lan rộng.
Tại Đông Nam Á, Indonesia đang là vùng dịch lớn nhất khu vực. Việt Nam, Lào, Campuchia và Đông Timor là các nước trong khu vực chưa ghi nhận ca tử vong do COVID-19.
Riêng tại Việt Nam, đã 95 ngày không có ca lây nhiễm trong cộng đồng. Cả nước đã ghi nhận 383 bệnh nhân COVID-19, trong đó có 357 ca được chữa khỏi (chiếm 93,2% tổng số bệnh nhân). Việt Nam chưa có trường hợp nhiễm COVID-19 tử vong. Tất cả các ca bệnh mới được phát hiện đều được cách ly ngay khi nhập cảnh, không có khả năng lây lan ra cộng đồng.
Mặc dù Việt Nam vẫn tiếp tục ghi nhận các ca/chùm ca bệnh mới tuy nhiên các ca bệnh đều từ nước ngoài về và được cách ly ngay sau khi nhập cảnh không có khả năng lây lan ra cộng đồng. Việt Nam vẫn đang kiểm soát tốt dịch bệnh. Theo các chuyên gia, nguy cơ dịch xâm nhập từ nước ngoài vào Việt Nam vẫn cao, do tình trạng vượt biên, nhập cảnh trái phép, trốn cách ly...
Nhằm bảo vệ những thành quả đã đạt được trong công tác phòng, chống dịch bệnh, tạo điều kiện phát triển kinh tế-xã hội trong nước, chúng ta phải tiếp tục siết chặt quản lý các tuyến biên giới, không để nguy cơ dịch bệnh lây lan trong cộng đồng.
Về tình hình điều trị các bệnh nhân COVID-19, hiện tại, tất cả các bệnh nhân COVID-19 của Việt Nam đang được điều trị tại các cơ sở y tế, đa số có sức khỏe ổn định. Bệnh viện Bệnh nhiệt đới Trương ương cơ sở 2 đang điều trị bệnh nhân đông nhất với 13 trường hợp, Bệnh viện Đa khoa Bà Rịa-Vũng Tàu điều trị 8 ca bệnh; Trung tâm y tế huyện Bình Sơn-Quảng Ngãi điều trị 1 ca bệnh; Bệnh viện Đa khoa tỉnh Bạc Liêu điều trị 2 ca; Bệnh viện Đa khoa tỉnh Cà Mau điều trị 1 ca; Bệnh viện Lê Lợi, TP. Vũng Tàu điều trị 1 ca.
Tính đến sáng 20/7, trong số các bệnh nhân COVID-19 đang điều trị, theo dõi sức khoẻ tại các cơ sở y tế, có 7 bệnh nhân có kết quả âm tính 1 lần, có 4 bệnh nhân có kết quả âm tính 2 lần trở lên, còn 15 người dương tính với virus này. Việt Nam đã điều trị khỏi cho 50 bệnh nhân mang quốc tịch nước ngoài mắc COVID-19.
Theo khuyến cáo của Ban Chỉ đạo Quốc gia phòng, chống dịch COVID-19, người dân cần tiếp tục thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch COVID-19 trong tình hình mới, tiếp tục thực hiện các biện pháp phòng chống dịch theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ với "nhiệm vụ kép", vừa phát triển kinh tế, vừa phòng chống dịch COVID-19, cương quyết không để dịch bệnh lây nhiễm trong cộng đồng, biên giới phải được kiểm soát tốt.
Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) khuyến cáo tiếp tục thực hiện 6 biện pháp bảo vệ trong phòng, chống dịch COVID-19 gồm vệ sinh tay; che miệng và mũi khi ho và hắt hơi; không chạm tay lên mặt khi chưa rửa sạch tay; hạn chế ở những không gian kín hoặc nơi đông người; giữ khoảng cách tối thiểu 1m; thường xuyên làm sạch và khử trùng các vật/bề mặt hay được chạm vào.