CTTĐT - Hằng năm, thành phố Yên Bái vào mùa mưa lũ, mực nước sông Hồng dâng cao, gây thiệt hại lớn về tài sản, đồng thời gây vô vàn khó khăn trong việc di chuyển và các hoạt động phát triển kinh tế, xã hội của các xã ven sông thành phố. Trước tình hình đó, thành phố đã có nhiều giải pháp nhằm hạn chế tình trạng ngập úng cục bộ, đảm bảo việc tiêu thoát nước, đảm bảo an toàn cho người dân.
Một đoạn bờ kè sông Hồng qua thành phố Yên Bái
Thành phố Yên Bái là địa bàn vùng thấp của tỉnh Yên Bái, có độ cao trung bình so với mặt nước biển 35m với cấu tạo địa hình gồm đồng bằng phù sa cổ thềm sông Hồng, các thung lũng, khe suối len lỏi xen kẽ các đồi núi thấp. Sông Hồng chảy qua giữa địa bàn với chiều dài 15km và có 5 ngòi, suối chính chia cắt địa hình là suối Hào Gia, suối Khe Dài, suối Ngòi Yên, suối Ngòi Lâu, suối Cường Lỗ, lượng mưa trung bình năm là 1.755,8mm. Mùa mưa bắt đầu từ tháng 5 đến tháng 10 hằng năm (cao điểm vào các tháng 6,7,8) chiếm 80-85% lượng mưa cả năm. Toàn thành phố hiện có 2 tuyến đê chống lũ sông Hồng với tổng chiều dài khoảng 4,5km kết hợp đường giao thông. Trong đó, đê bao Tuy Lộc có chiều dài 4,2km, lũ thiết kế báo động cấp 2, đê Đầm Vông - Âu Lâu có chiều dài khoảng 0,3km.
Hằng năm, vào mùa mưa lũ, mực nước sông Hồng dâng cao, gây thiệt hại lớn về tài sản, đồng thời gây vô vàn khó khăn trong việc di chuyển và các hoạt động phát triển kinh tế, xã hội của các xã ven sông thành phố. Mặt khác, tình trạng ngập lụt cục bộ tại một số tuyến đường giao không, khu dân cư (8 khu vực) khi có mưa lớn kéo dài và nước các suối trong nội thành dâng cao vẫn thường xuyên xảy ra như: Khu vực chợ Yên Thịnh (km6), khu vực tổ 67, 24, 52 phường Yên Ninh, khu vực đường Kim Đồng, phường Minh Tân, khu vực đoạn ngã ba Quốc lộ 37 gần trụ sở UBND xã Âu Lâu… gây ảnh hưởng không nhỏ đến sinh hoạt và giao thông đi lại của người dân. Theo các ngành chuyên môn, nguyên nhân của tình trạng ngập úng tại thành phố Yên Bái là do mặt cắt các sông, suối chảy qua địa bàn nhỏ hẹp kết hợp với địa hình miền núi, nước lũ dồn về rất nhanh vượt quá khả năng tiêu thoát của các sông, suối chảy qua địa bàn thành phố Yên Bái. Bên cạnh đó, thành phố có nhiều khu vực cao độ nền thấp hơn mực nước báo động 2 (+31.0m) và báo động 3 (+32.0 m). Vì vậy khi mực nước sông Thao trên báo động 3 thì rất nhiều khu vực có cốt cao độ thấp hơn mức nước báo động 3 sẽ bị ngập lụt nghiêm trọng và chỉ chờ nước sông Thao rút xuống thì mới thoát được tình trạng ngập úng. Thêm vào đó, hệ thống cống rãnh trên địa bàn thành phố đã xuống cấp nghiêm trọng sau nhiều năm sử dụng và nhiều lần cải tạo mặt bằng đường, phần lớn cống thoát nước chính ngang đường đã bị chìm sâu, gây rất nhiều khó khăn cho việc nạo vét. Hệ thống suối thoát nước thì bị bồi lấp, xâm lấn…
Nhằm hạn chế tình trạng ngập úng cục bộ, đảm bảo việc tiêu thoát nước, ngay từ đầu năm, UBND thành phố đã chủ động xây dựng kế hoạch, tổ chức kiểm tra và triển khai đồng bộ các biện pháp nạo vét cống, rãnh thoát nước, thay thế các tấm đan, tấm bản gãy hỏng… đồng thời tiếp tục xây dựng kè chống sạt lở và thoát lũ các suối, đầu tư xây dựng, sửa chữa, nâng cấp các hệ thống cầu, cống, rãnh thoát nước trên địa bàn nhằm giảm thiểu nguy cơ ách tắc dòng chảy. Trong năm 2018, thành phố đã đầu tư xây dựng 2 công trình thoát nước tại tổ 70 phường Nguyễn Thái Học và đường Thanh Niên, phường Hồng Hà, xây dựng 500 hố thu nước mưa trên các tuyến đường chính trong khu vực nội thành; tiếp tục đầu tư xây dựng kè chống sạt lở và thoát lũ suối Hào Gia, Khe Dài, trong đó có công trình kè chống sạt lở và thoát lũ suối Hào Gia với chiều dài 2,24km đã cơ bản hoàn thành xong. Công trình kè suối Khe Dài mới thi công được phần kè với chiều dài 0,7km.
Năm 2019, thành phố sẽ đầu tư xây dựng cống thoát nước tổ 4, phường Nguyễn Thái Học với kinh phí 3,4 tỷ đồng, đầu tư nạo vét bùn đất tại hệ thống rãnh dọc các tuyến đường thuộc phường Hồng Hà với kinh phí là trên 2,1 tỷ đồng và sớm hoàn thành việc xây dựng bản đồ ngập lụt thành phố theo mức báo động để thuận tiện trong việc chỉ đạo ứng phó với thiên tai của thành phố trong quý II/2019.
Bên cạnh đó thành phố sẽ triển khai thêm một số dự án để giảm thiểu ngập úng như: Dự án đê bao Giới Phiên, dự án kè suối Ngòi Yên, kè kênh ngòi Ống, kè hồ Nam Cường. Đồng thời chỉ đạo các xã, phường thực hiện tốt phương châm “bốn tại chỗ”; rà soát và cắm biển cảnh báo, làm hàng rào ở các điểm nguy hiểm, khu vực ngập sâu để tránh tai nạn đáng tiếc; tiếp tục đầu tư, nâng cấp xây dựng các công trình thoát nước, hạ tầng giao thông, xây kè chống sạt lở và thoát lũ các suối trên địa bàn; vận động trong cộng đồng dân cư về việc thu gom và để rác đúng nơi quy định, tránh tình trạng để rác trước các miệng hố ga nhằm đảm bảo dòng chảy được thông suốt; triển khai, rà soát, vận động các hộ sống trong vùng thường xuyên bị ngập lụt di chuyển vào khu tái định cư thôn 1, xã Phúc Lộc để đảm bảo an toàn…
2340 lượt xem
Ban Biên tập
Cổng thông tin điện tử tỉnh - Hằng năm, thành phố Yên Bái vào mùa mưa lũ, mực nước sông Hồng dâng cao, gây thiệt hại lớn về tài sản, đồng thời gây vô vàn khó khăn trong việc di chuyển và các hoạt động phát triển kinh tế, xã hội của các xã ven sông thành phố. Trước tình hình đó, thành phố đã có nhiều giải pháp nhằm hạn chế tình trạng ngập úng cục bộ, đảm bảo việc tiêu thoát nước, đảm bảo an toàn cho người dân. Thành phố Yên Bái là địa bàn vùng thấp của tỉnh Yên Bái, có độ cao trung bình so với mặt nước biển 35m với cấu tạo địa hình gồm đồng bằng phù sa cổ thềm sông Hồng, các thung lũng, khe suối len lỏi xen kẽ các đồi núi thấp. Sông Hồng chảy qua giữa địa bàn với chiều dài 15km và có 5 ngòi, suối chính chia cắt địa hình là suối Hào Gia, suối Khe Dài, suối Ngòi Yên, suối Ngòi Lâu, suối Cường Lỗ, lượng mưa trung bình năm là 1.755,8mm. Mùa mưa bắt đầu từ tháng 5 đến tháng 10 hằng năm (cao điểm vào các tháng 6,7,8) chiếm 80-85% lượng mưa cả năm. Toàn thành phố hiện có 2 tuyến đê chống lũ sông Hồng với tổng chiều dài khoảng 4,5km kết hợp đường giao thông. Trong đó, đê bao Tuy Lộc có chiều dài 4,2km, lũ thiết kế báo động cấp 2, đê Đầm Vông - Âu Lâu có chiều dài khoảng 0,3km.
Hằng năm, vào mùa mưa lũ, mực nước sông Hồng dâng cao, gây thiệt hại lớn về tài sản, đồng thời gây vô vàn khó khăn trong việc di chuyển và các hoạt động phát triển kinh tế, xã hội của các xã ven sông thành phố. Mặt khác, tình trạng ngập lụt cục bộ tại một số tuyến đường giao không, khu dân cư (8 khu vực) khi có mưa lớn kéo dài và nước các suối trong nội thành dâng cao vẫn thường xuyên xảy ra như: Khu vực chợ Yên Thịnh (km6), khu vực tổ 67, 24, 52 phường Yên Ninh, khu vực đường Kim Đồng, phường Minh Tân, khu vực đoạn ngã ba Quốc lộ 37 gần trụ sở UBND xã Âu Lâu… gây ảnh hưởng không nhỏ đến sinh hoạt và giao thông đi lại của người dân. Theo các ngành chuyên môn, nguyên nhân của tình trạng ngập úng tại thành phố Yên Bái là do mặt cắt các sông, suối chảy qua địa bàn nhỏ hẹp kết hợp với địa hình miền núi, nước lũ dồn về rất nhanh vượt quá khả năng tiêu thoát của các sông, suối chảy qua địa bàn thành phố Yên Bái. Bên cạnh đó, thành phố có nhiều khu vực cao độ nền thấp hơn mực nước báo động 2 (+31.0m) và báo động 3 (+32.0 m). Vì vậy khi mực nước sông Thao trên báo động 3 thì rất nhiều khu vực có cốt cao độ thấp hơn mức nước báo động 3 sẽ bị ngập lụt nghiêm trọng và chỉ chờ nước sông Thao rút xuống thì mới thoát được tình trạng ngập úng. Thêm vào đó, hệ thống cống rãnh trên địa bàn thành phố đã xuống cấp nghiêm trọng sau nhiều năm sử dụng và nhiều lần cải tạo mặt bằng đường, phần lớn cống thoát nước chính ngang đường đã bị chìm sâu, gây rất nhiều khó khăn cho việc nạo vét. Hệ thống suối thoát nước thì bị bồi lấp, xâm lấn…
Nhằm hạn chế tình trạng ngập úng cục bộ, đảm bảo việc tiêu thoát nước, ngay từ đầu năm, UBND thành phố đã chủ động xây dựng kế hoạch, tổ chức kiểm tra và triển khai đồng bộ các biện pháp nạo vét cống, rãnh thoát nước, thay thế các tấm đan, tấm bản gãy hỏng… đồng thời tiếp tục xây dựng kè chống sạt lở và thoát lũ các suối, đầu tư xây dựng, sửa chữa, nâng cấp các hệ thống cầu, cống, rãnh thoát nước trên địa bàn nhằm giảm thiểu nguy cơ ách tắc dòng chảy. Trong năm 2018, thành phố đã đầu tư xây dựng 2 công trình thoát nước tại tổ 70 phường Nguyễn Thái Học và đường Thanh Niên, phường Hồng Hà, xây dựng 500 hố thu nước mưa trên các tuyến đường chính trong khu vực nội thành; tiếp tục đầu tư xây dựng kè chống sạt lở và thoát lũ suối Hào Gia, Khe Dài, trong đó có công trình kè chống sạt lở và thoát lũ suối Hào Gia với chiều dài 2,24km đã cơ bản hoàn thành xong. Công trình kè suối Khe Dài mới thi công được phần kè với chiều dài 0,7km.
Năm 2019, thành phố sẽ đầu tư xây dựng cống thoát nước tổ 4, phường Nguyễn Thái Học với kinh phí 3,4 tỷ đồng, đầu tư nạo vét bùn đất tại hệ thống rãnh dọc các tuyến đường thuộc phường Hồng Hà với kinh phí là trên 2,1 tỷ đồng và sớm hoàn thành việc xây dựng bản đồ ngập lụt thành phố theo mức báo động để thuận tiện trong việc chỉ đạo ứng phó với thiên tai của thành phố trong quý II/2019.
Bên cạnh đó thành phố sẽ triển khai thêm một số dự án để giảm thiểu ngập úng như: Dự án đê bao Giới Phiên, dự án kè suối Ngòi Yên, kè kênh ngòi Ống, kè hồ Nam Cường. Đồng thời chỉ đạo các xã, phường thực hiện tốt phương châm “bốn tại chỗ”; rà soát và cắm biển cảnh báo, làm hàng rào ở các điểm nguy hiểm, khu vực ngập sâu để tránh tai nạn đáng tiếc; tiếp tục đầu tư, nâng cấp xây dựng các công trình thoát nước, hạ tầng giao thông, xây kè chống sạt lở và thoát lũ các suối trên địa bàn; vận động trong cộng đồng dân cư về việc thu gom và để rác đúng nơi quy định, tránh tình trạng để rác trước các miệng hố ga nhằm đảm bảo dòng chảy được thông suốt; triển khai, rà soát, vận động các hộ sống trong vùng thường xuyên bị ngập lụt di chuyển vào khu tái định cư thôn 1, xã Phúc Lộc để đảm bảo an toàn…