CTTĐT - Ngày 22/6, bệnh dịch tả lợn Châu Phi phát sinh mới tại Thị Trấn Yên Thế, huyện Lục Yên và phát sinh thêm tại các thôn, xã cũ. Tổng số lợn mắc bệnh 31 con, chết và tiêu hủy 127 con trọng lượng 8.629 kg.
Tập trung chỉ đạo triển khai quyết liệt các biện pháp phòng, chống bệnh dịch tả lợn Châu Phi nhằm ngăn chặn bệnh Dịch tả lợn Châu Phi và giảm thiểu thiệt hại đối với ngành sản xuất chăn nuôi của tỉnh
Tính đến 15 giờ ngày 22/6/2019 dịch bệnh Dịch tả lợn Châu Phi xảy ra tại 752 hộ ở 97 thôn, bản, tổ của 54 xã, phường, thị trấn của 9/9 huyện, thị xã, thành phố. Trong đó huyện Văn Chấn 06 xã/thị trấn; Nghĩa Lộ 5 xã/phường; Trấn Yên 09 xã/thị trấn; Trạm Tấu 09 xã, Lục Yên 08 xã; Yên Bình 02 xã; Văn Yên 07 xã; thành phố Yên Bái 06 xã/phường; Mù Cang Chải 01 xã. Tổng số lợn mắc bệnh, chết và tiêu hủy 3.806 con trọng lượng 165.888 kg.
Tính đến ngày 15/6/2019 đã có 03 xã/thị trấn đã qua 30 ngày không có thêm lợn mắc bệnh là: Thị trấn Nông trường Trấn Phú huyện Văn Chấn, xã Yên Thành huyện Yên Bình, xã Liễu Đô huyện Lục Yên.
Nhận định tình hình bệnh Dịch tả lợn Châu Phi vẫn đang tiếp tục phát sinh lây lan, khó kiểm soát do hình thức chăn nuôi nhỏ lẻ, mật độ các phương tiện và con người lưu thông lớn, dẫn đến việc khống chế dịch bệnh gặp rất nhiều khó khăn, nguy cơ sẽ mất kiểm soát đối với dịch bệnh. Ủy ban nhân dân tỉnh đã ban hành công điện số 03/CĐ-UBND yêu cầu tập trung chỉ đạo triển khai quyết liệt các biện pháp phòng, chống bệnh dịch tả lợn Châu Phi nhằm ngăn chặn bệnh Dịch tả lợn Châu Phi và giảm thiểu thiệt hại đối với ngành sản xuất chăn nuôi của tỉnh. Huy động sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành công tác phòng, chống, dập dịch với phương châm "phòng, chống dịch như chống giặc", "phòng là chính, cơ sở và người dân là chính"; chỉ đạo chính quyền cơ sở, cơ quan chuyên môn tổ chức giám sát chặt chẽ, kịp thời phát hiện dịch bệnh, tập trung xử lý tiêu hủy lợn bị mắc bệnh tại ổ dịch theo đúng hướng dẫn của cơ quan chuyên môn, không để xảy ra ô nhiễm môi trường gây bức xúc cho cộng đồng. Các địa phương, doanh nghiệp, hộ gia đình phải rà soát, có kế hoạch phòng chống dịch phù hợp với tình hình cụ thể.
Tuyên truyền, hướng dẫn người chăn nuôi, giết mổ, buôn bán lợn, sản phẩm từ lợn thực hiện tốt các biện pháp vệ sinh phòng dịch, không sử dụng thức ăn dư thừa cho lợn ăn; không chủ quan, tăng cường các biện pháp an toàn sinh học để bảo vệ đàn lợn đặc biệt đàn lợn giống; khi thấy lợn ốm phải báo ngay cho cơ quan chuyên môn để xử lý kịp thời, tuyệt đối không giấu dịch, bán chạy lợn ốm.
Tăng cường kiểm soát vận chuyển lưu thông lợn, sản phẩm từ lợn không rõ nguồn gốc vào địa phương; xử lý các trường hợp vi phạm quy định trong công tác phòng chống dịch đối với việc vận chuyển lợn, sản phẩm của lợn theo đúng quy định của pháp luật.
Các thành viên Ban chỉ đạo phòng chống dịch bệnh động vật của tỉnh thành lập đoàn trực tiếp đến các địa phương kiểm tra, chỉ đạo, đôn đốc việc tổ chức thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch hiệu quả. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông chủ trì, phối hợp với các ngành nghiên cứu tham mưu đề xuất kiện toàn, củng cố hệ thống thú y theo đúng quy định của Luật Thú y; xây dựng Phương án cơ cấu lại sản xuất chăn nuôi, trước mắt phát triển chăn nuôi đại gia súc, gia cầm, thủy sản... để bù đắp thiếu hụt sản phẩm thịt lợn nhằm phục vụ tốt đời sống người dân.
809 lượt xem
Thanh Bình
Cổng thông tin điện tử tỉnh - Ngày 22/6, bệnh dịch tả lợn Châu Phi phát sinh mới tại Thị Trấn Yên Thế, huyện Lục Yên và phát sinh thêm tại các thôn, xã cũ. Tổng số lợn mắc bệnh 31 con, chết và tiêu hủy 127 con trọng lượng 8.629 kg.Tính đến 15 giờ ngày 22/6/2019 dịch bệnh Dịch tả lợn Châu Phi xảy ra tại 752 hộ ở 97 thôn, bản, tổ của 54 xã, phường, thị trấn của 9/9 huyện, thị xã, thành phố. Trong đó huyện Văn Chấn 06 xã/thị trấn; Nghĩa Lộ 5 xã/phường; Trấn Yên 09 xã/thị trấn; Trạm Tấu 09 xã, Lục Yên 08 xã; Yên Bình 02 xã; Văn Yên 07 xã; thành phố Yên Bái 06 xã/phường; Mù Cang Chải 01 xã. Tổng số lợn mắc bệnh, chết và tiêu hủy 3.806 con trọng lượng 165.888 kg.
Tính đến ngày 15/6/2019 đã có 03 xã/thị trấn đã qua 30 ngày không có thêm lợn mắc bệnh là: Thị trấn Nông trường Trấn Phú huyện Văn Chấn, xã Yên Thành huyện Yên Bình, xã Liễu Đô huyện Lục Yên.
Nhận định tình hình bệnh Dịch tả lợn Châu Phi vẫn đang tiếp tục phát sinh lây lan, khó kiểm soát do hình thức chăn nuôi nhỏ lẻ, mật độ các phương tiện và con người lưu thông lớn, dẫn đến việc khống chế dịch bệnh gặp rất nhiều khó khăn, nguy cơ sẽ mất kiểm soát đối với dịch bệnh. Ủy ban nhân dân tỉnh đã ban hành công điện số 03/CĐ-UBND yêu cầu tập trung chỉ đạo triển khai quyết liệt các biện pháp phòng, chống bệnh dịch tả lợn Châu Phi nhằm ngăn chặn bệnh Dịch tả lợn Châu Phi và giảm thiểu thiệt hại đối với ngành sản xuất chăn nuôi của tỉnh. Huy động sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành công tác phòng, chống, dập dịch với phương châm "phòng, chống dịch như chống giặc", "phòng là chính, cơ sở và người dân là chính"; chỉ đạo chính quyền cơ sở, cơ quan chuyên môn tổ chức giám sát chặt chẽ, kịp thời phát hiện dịch bệnh, tập trung xử lý tiêu hủy lợn bị mắc bệnh tại ổ dịch theo đúng hướng dẫn của cơ quan chuyên môn, không để xảy ra ô nhiễm môi trường gây bức xúc cho cộng đồng. Các địa phương, doanh nghiệp, hộ gia đình phải rà soát, có kế hoạch phòng chống dịch phù hợp với tình hình cụ thể.
Tuyên truyền, hướng dẫn người chăn nuôi, giết mổ, buôn bán lợn, sản phẩm từ lợn thực hiện tốt các biện pháp vệ sinh phòng dịch, không sử dụng thức ăn dư thừa cho lợn ăn; không chủ quan, tăng cường các biện pháp an toàn sinh học để bảo vệ đàn lợn đặc biệt đàn lợn giống; khi thấy lợn ốm phải báo ngay cho cơ quan chuyên môn để xử lý kịp thời, tuyệt đối không giấu dịch, bán chạy lợn ốm.
Tăng cường kiểm soát vận chuyển lưu thông lợn, sản phẩm từ lợn không rõ nguồn gốc vào địa phương; xử lý các trường hợp vi phạm quy định trong công tác phòng chống dịch đối với việc vận chuyển lợn, sản phẩm của lợn theo đúng quy định của pháp luật.
Các thành viên Ban chỉ đạo phòng chống dịch bệnh động vật của tỉnh thành lập đoàn trực tiếp đến các địa phương kiểm tra, chỉ đạo, đôn đốc việc tổ chức thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch hiệu quả. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông chủ trì, phối hợp với các ngành nghiên cứu tham mưu đề xuất kiện toàn, củng cố hệ thống thú y theo đúng quy định của Luật Thú y; xây dựng Phương án cơ cấu lại sản xuất chăn nuôi, trước mắt phát triển chăn nuôi đại gia súc, gia cầm, thủy sản... để bù đắp thiếu hụt sản phẩm thịt lợn nhằm phục vụ tốt đời sống người dân.