Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội vừa có công văn gửi UBND các tỉnh, thành phố hướng dẫn việc ký kết, thực hiện thỏa thuận với địa phương của Hàn Quốc về đưa người lao động đi làm việc thời vụ. Công việc của người lao động sang làm thời vụ chủ yếu là trồng trọt và thu hoạch rau, củ, quả.
Công việc thời vụ của người lao động Việt Nam tại Hàn Quốc chủ yếu là trồng trọt và thu hoạch rau, củ, quả.
Theo hướng dẫn, thỏa thuận hợp tác về đưa người lao động đi làm việc thời vụ tại Hàn Quốc do người đứng đầu cơ quan cấp tỉnh quyết định và tiến hành việc ký kết thỏa thuận hoặc ủy quyền sau khi lấy ý kiến bằng văn bản của Bộ Ngoại giao và Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội.
Thỏa thuận hợp tác phải có những nội dung chính về phạm vi hợp tác, cơ quan thực hiện, tiêu chuẩn tuyển chọn, trách nhiệm của các bên, thời gian thực hiện. Thỏa thuận cũng phải nêu rõ các chế độ đối với người lao động về thời gian làm việc, nghỉ ngơi, tiền lương, bảo hiểm... và các chi phí đào tạo bồi dưỡng, làm hộ chiếu, xin thị thực... để người lao động đi làm việc thời vụ tại Hàn Quốc.
Đối với việc tuyển chọn, Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội hướng dẫn ưu tiên tuyển chọn người lao động thuộc đối tượng chính sách là người dân tộc thiểu số, hộ nghèo, hộ cận nghèo hoặc hộ bị thu hồi đất nông nghiệp; thân nhân của người có công với cách mạng tại địa phương. Việc hỗ trợ chi phí cho các đối tượng này thực hiện theo quy định hiện hành về chính sách hỗ trợ tạo việc làm, hỗ trợ đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng.
Cơ quan cấp tỉnh sẽ quyết định các biện pháp ký quỹ, bảo lãnh thực hiện hợp đồng, ký cam kết với cá nhân, gia đình người lao động... phù hợp tình hình thực tế tại địa phương và pháp luật trong nước. Cơ quan cấp tỉnh phải thỏa thuận với bên tiếp nhận về biện pháp hạn chế tuyển chọn người lao động có thân nhân (bố, mẹ, anh, chị, em, con ruột) đang cư trú, làm việc bất hợp pháp tại Hàn Quốc nhằm đảm bảo người lao động thực hiện đúng hợp đồng, về nước đúng thời hạn khi kết thúc hợp đồng, hạn chế tình trạng bỏ ra ngoài làm việc, cư trú bất hợp pháp, ảnh hưởng đến quan hệ hợp tác lao động giữa hai nước.
Theo Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội, tính đến giữa tháng 12/2019, đã có 6 tỉnh, thành phố ký kết thỏa thuận hợp tác với các địa phương của Hàn Quốc và đưa người lao động đi làm việc bao gồm Đà Nẵng, Đồng Tháp, Thái Bình, Hà Nam, Bình Thuận, Hà Tĩnh và 5 tỉnh đang đàm phán ký thỏa thuận, bao gồm Đồng Nai, Hậu Giang, Kon Tum, Bình Định và Hà Giang. Bên cạnh đó, một số địa phương cũng bày tỏ mong muốn hợp tác với địa phương Hàn Quốc bao gồm Thừa Thiên-Huế, Đắk Lắk, Cà Mau, Nam Định, Cao Bằng.
Theo báo cáo của các địa phương, đến nay đã có 847 lượt lao động đi làm việc thời vụ tại Hàn Quốc. Việc tuyển chọn và đào tạo căn cứ trên nhu cầu, thông tin tuyển dụng từ địa phương đối tác Hàn Quốc, cơ quan thực hiện của các địa phương (Trung tâm dịch vụ việc làm, Ủy ban nhân dân huyện) trực tiếp thông tin, tuyên truyền trên địa bàn về đối tượng, tiêu chí và tiêu chuẩn tuyển chọn, chế độ, quyền lợi của người lao động và tổ chức tiếp nhận hồ sơ, phối hợp với phía Hàn Quốc để tuyển chọn.
Công việc thời vụ của người lao động Việt Nam tại Hàn Quốc chủ yếu là trồng trọt và thu hoạch rau, củ, quả. Người lao động được hỗ trợ một phần ăn, chỗ ở đảm bảo theo thỏa thuận ký kết và quy định của phía Hàn Quốc. Sau 3 tháng làm việc, bình quân mỗi lao động có thu nhập 80-100 triệu đồng sau khi trừ các chi phí.
Phía Hàn Quốc đánh giá cao hiệu quả của chương trình hợp tác lao động thời vụ, qua đó đã góp phần giải quyết vấn đề thiếu hụt nhân lực nông nghiệp của các địa phương Hàn Quốc. Hiện nay, nhu cầu tuyển dụng lao động thời vụ nông nghiệp của các chủ sử dụng tại Hàn Quốc ngày càng cao. Để đáp ứng nhu cầu đó, từ ngày 24/12/2019, Hàn Quốc đã bổ sung thị thực E-8 cho lao động thời vụ với thời hạn làm việc 5 tháng, cấp 1 lần/năm bên cạnh thị thực lao động thời vụ hiện nay là C4 (thời hạn làm việc 3 tháng, cấp 2 lần/năm).
954 lượt xem
Theo Chinhphu.vn
Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội vừa có công văn gửi UBND các tỉnh, thành phố hướng dẫn việc ký kết, thực hiện thỏa thuận với địa phương của Hàn Quốc về đưa người lao động đi làm việc thời vụ. Công việc của người lao động sang làm thời vụ chủ yếu là trồng trọt và thu hoạch rau, củ, quả. Theo hướng dẫn, thỏa thuận hợp tác về đưa người lao động đi làm việc thời vụ tại Hàn Quốc do người đứng đầu cơ quan cấp tỉnh quyết định và tiến hành việc ký kết thỏa thuận hoặc ủy quyền sau khi lấy ý kiến bằng văn bản của Bộ Ngoại giao và Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội.
Thỏa thuận hợp tác phải có những nội dung chính về phạm vi hợp tác, cơ quan thực hiện, tiêu chuẩn tuyển chọn, trách nhiệm của các bên, thời gian thực hiện. Thỏa thuận cũng phải nêu rõ các chế độ đối với người lao động về thời gian làm việc, nghỉ ngơi, tiền lương, bảo hiểm... và các chi phí đào tạo bồi dưỡng, làm hộ chiếu, xin thị thực... để người lao động đi làm việc thời vụ tại Hàn Quốc.
Đối với việc tuyển chọn, Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội hướng dẫn ưu tiên tuyển chọn người lao động thuộc đối tượng chính sách là người dân tộc thiểu số, hộ nghèo, hộ cận nghèo hoặc hộ bị thu hồi đất nông nghiệp; thân nhân của người có công với cách mạng tại địa phương. Việc hỗ trợ chi phí cho các đối tượng này thực hiện theo quy định hiện hành về chính sách hỗ trợ tạo việc làm, hỗ trợ đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng.
Cơ quan cấp tỉnh sẽ quyết định các biện pháp ký quỹ, bảo lãnh thực hiện hợp đồng, ký cam kết với cá nhân, gia đình người lao động... phù hợp tình hình thực tế tại địa phương và pháp luật trong nước. Cơ quan cấp tỉnh phải thỏa thuận với bên tiếp nhận về biện pháp hạn chế tuyển chọn người lao động có thân nhân (bố, mẹ, anh, chị, em, con ruột) đang cư trú, làm việc bất hợp pháp tại Hàn Quốc nhằm đảm bảo người lao động thực hiện đúng hợp đồng, về nước đúng thời hạn khi kết thúc hợp đồng, hạn chế tình trạng bỏ ra ngoài làm việc, cư trú bất hợp pháp, ảnh hưởng đến quan hệ hợp tác lao động giữa hai nước.
Theo Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội, tính đến giữa tháng 12/2019, đã có 6 tỉnh, thành phố ký kết thỏa thuận hợp tác với các địa phương của Hàn Quốc và đưa người lao động đi làm việc bao gồm Đà Nẵng, Đồng Tháp, Thái Bình, Hà Nam, Bình Thuận, Hà Tĩnh và 5 tỉnh đang đàm phán ký thỏa thuận, bao gồm Đồng Nai, Hậu Giang, Kon Tum, Bình Định và Hà Giang. Bên cạnh đó, một số địa phương cũng bày tỏ mong muốn hợp tác với địa phương Hàn Quốc bao gồm Thừa Thiên-Huế, Đắk Lắk, Cà Mau, Nam Định, Cao Bằng.
Theo báo cáo của các địa phương, đến nay đã có 847 lượt lao động đi làm việc thời vụ tại Hàn Quốc. Việc tuyển chọn và đào tạo căn cứ trên nhu cầu, thông tin tuyển dụng từ địa phương đối tác Hàn Quốc, cơ quan thực hiện của các địa phương (Trung tâm dịch vụ việc làm, Ủy ban nhân dân huyện) trực tiếp thông tin, tuyên truyền trên địa bàn về đối tượng, tiêu chí và tiêu chuẩn tuyển chọn, chế độ, quyền lợi của người lao động và tổ chức tiếp nhận hồ sơ, phối hợp với phía Hàn Quốc để tuyển chọn.
Công việc thời vụ của người lao động Việt Nam tại Hàn Quốc chủ yếu là trồng trọt và thu hoạch rau, củ, quả. Người lao động được hỗ trợ một phần ăn, chỗ ở đảm bảo theo thỏa thuận ký kết và quy định của phía Hàn Quốc. Sau 3 tháng làm việc, bình quân mỗi lao động có thu nhập 80-100 triệu đồng sau khi trừ các chi phí.
Phía Hàn Quốc đánh giá cao hiệu quả của chương trình hợp tác lao động thời vụ, qua đó đã góp phần giải quyết vấn đề thiếu hụt nhân lực nông nghiệp của các địa phương Hàn Quốc. Hiện nay, nhu cầu tuyển dụng lao động thời vụ nông nghiệp của các chủ sử dụng tại Hàn Quốc ngày càng cao. Để đáp ứng nhu cầu đó, từ ngày 24/12/2019, Hàn Quốc đã bổ sung thị thực E-8 cho lao động thời vụ với thời hạn làm việc 5 tháng, cấp 1 lần/năm bên cạnh thị thực lao động thời vụ hiện nay là C4 (thời hạn làm việc 3 tháng, cấp 2 lần/năm).