CTTĐT - 73 năm qua, cùng với sự phát triển chung của ngành nông nghiệp Việt Nam, nhất là sau hơn 30 năm đổi mới, nông nghiệp và nông thôn huyện Văn Yên đã phát triển vượt bậc, đạt được những thành tựu to lớn và toàn diện cả nông, lâm, ngư nghiệp, hình thành được các vùng sản xuất chuyên canh có quy mô, thực hiện hiệu quả đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp, phát triển nông nghiệp toàn diện theo hướng bền vững gắn với chế biến và tiêu thụ sản phẩm… góp phần quan trọng vào tăng trưởng chung của nền kinh tế huyện nhà, tạo nền tảng cho công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.
Mô hình chăn nuôi bò bán công nghiệp quy mô 30 con trở lên của người dân xã Yên Hưng
Cách đây 73 năm ( 14/11/1945 – 14/11/2018) Chủ tịch Hồ Chí Minh đã ký sắc lệnh thành lập Bộ Canh nông. Ngay khi đất nước mới giành được độc lập, theo lời kêu gọi của Bác Hồ, ngành nông nghiệp đã phát động phong trào toàn dân tăng gia sản xuất, chỉ sau vụ mùa năm 1946 đã đẩy lùi nạn đói năm 1945. Trong các cuộc kháng chiến trường kỳ của dân tộc chống xâm lược, nông nghiệp, nông dân, nông thôn đã hoàn thành vẻ vang sứ mệnh, là nền tảng của kinh tế kháng chiến, nuôi quân, đánh giặc, góp phần làm tròn vai trò hậu phương lớn đối với tiền tuyến lớn. Đất nước hòa bình, thống nhất, ngành nông nghiệp lại đi tìm, thử nghiệm cách làm ăn mới, nhất là sau hơn 30 năm đổi mới, nông nghiệp và nông thôn đã phát triển vượt bậc, đạt được những thành tựu to lớn và toàn diện cả nông, lâm, ngư nghiệp. Từ chỗ phải nhập khẩu lương thực, trở thành nước xuất khẩu lương thực và nhiều sản phẩm nông nghiệp lớn trên thế giới; góp phần quan trọng vào tăng trưởng chung của nền kinh tế, thực hiện thành công các mục tiêu thiên niên kỷ của Liên Hợp Quốc, tạo nền tảng cho công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Dưới sự lãnh đạo của Đảng, ngành NN và PTNT đã hoàn thành xuất sắc vai trò đặc biệt quan trọng.
Cùng với sự phát triển vượt bậc của ngành nông nghiệp Việt Nam, những năm qua sản xuất nông lâm nghiệp cơ bản hoàn thành và vượt mức kế hoạch đề ra, trong đó nổi bật là sản lượng lương thực đạt trên 52.800 tấn, bình quân lương thực đầu người đạt 426 kg/người/năm. Sản xuất tiếp tục chuyển dịch theo hướng sản xuất hàng hóa, dần hình thành các vùng thâm canh sản xuất rau an toàn, cây ăn quả… Phát triển chăn nuôi tập trung theo hướng trang trại, gia trại, công nghiệp, ứng dụng công nghệ … những thành quả quan trọng trong lĩnh vực sản xuất nông, lâm nghiệp và thủy sản đã làm cho bộ mặt nông thôn ở Văn Yên ngày càng khởi sắc, thúc đấy kinh tế nông nghiệp huyện nhà ngày càng phát triển. Huyện Văn Yên thực hiện phát triển nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hóa gắn với chế biến và tiêu thụ sản phẩm thì ngành nông nghiệp trên địa bàn huyện đã có bước chuyển mạnh, nổi bật là đã nâng cao chất lượng, giá trị và sức canh tranh và thị hiếu của thị trường trong và ngoài nước đối với các sản phẩm nông nghiệp.
Trong sản xuất, huyện Văn Yên đã ưu tiên phát triển các loại cây trồng có giá trị theo hướng tập trung, quy mô tương đối lớn, gắn với các cơ sở chế biến, áp dụng đồng bộ các tiến bộ kỹ thuật về giống, thủy lợi, canh tác, cơ giới hóa, quản lý dịch bệnh tổng hợp nhằm tiết kiệm chi phí, nâng cao năng suất, chất lượng và sức cạnh tranh của sản phẩm. Cụ thể là đối với cây lúa hiện nay đang bảo vệ và duy trì ổn định diện tích 5.950 ha, trong đó, đã tập trung xây dựng vùng sản xuất lúa hàng hóa chất lượng cao với diện tích trên 1.000 ha tại các xã có điều kiện thuận lợi và có trình độ thâm canh như ở xã Đại Phác, Yên Phú, An Thịnh, Đông Cuông và một số xã vùng thấp của huyện, xây dựng và duy trì thương hiệu gạo Chiêm Hương Đại - Phú - An. Đối với cây ngô, huyện đã tập trung thâm canh tăng năng suất ngô, đưa các giống ngô mới có tiềm năng năng suất, chống chịu với biến đổi khí hậu, tạo thành vùng sản xuất tập trung với diện tích 6.050 ha/năm. Huyện cũng đã chú trọng mở rộng diện tích ngô đồi tại các xã vùng cao, chuyển đổi một số diện tích trồng sắn kém hiệu quả sang trồng ngô đồi. Bên cạnh đó, huyện cũng phát triển ổn định, bền vững 3.100 ha sắn, đảm bảo cung ứng đủ nguyên liệu cho các nhà máy chế biến trên địa bàn. Tập trung xây dựng vùng sản xuất rau với diện tích trên 11 ha đảm bảo vệ sinh, an toàn thực phẩm đáp ứng một phần nhu cầu rau cho thị trường trong và ngoài huyện tại các xã: Yên Hợp, Yên Phú, Đại Phác. Trong sản xuất đã ứng dụng tiến bộ kỹ thuật xây dựng thành công chuỗi giá trị cho sản xuất rau an toàn theo tiêu chuẩn VietGAP phù hợp với xu hướng của thị trường, giảm tác động tiêu cực tới môi trường trong quá trình sản xuất. Hiện tại, Huyện Văn Yên cũng đã duy trì và phát triển các vùng sản xuất thâm canh có thế mạnh của huyện như vùng thâm canh lúa hàng hóa chất lượng cao 1.000 ha; vùng sản xuất ngô hàng hóa 6.000 ha/năm, trong đó có 1.000 ha ngô đông trên đất 2 vụ lúa; vùng nguyên liệu sắn 4.000 ha; vùng sản xuất rau màu từ 20-25 ha. Cùng với đó, huyện Văn Yên đã và đang phát triển ổn định trên 40.000 ha Quế, trong đó diện tích Quế tập trung là 25.359 ha tập trung tại các xã vùng chỉ dẫn địa lý của Quế Văn Yên, phát triển vùng cây ăn quả, chủ yếu là cây Nhãn với 38,3 ha và phát triển vùng trồng măng tre Bát độ.
Xác định phát triển chăn nuôi là một trong nguồn thu quan trọng và đảm bảo giá trị sản xuất nông nghiệp. Trong 2 trở lại đây, huyện đã thực hiện đồng bộ các giải pháp, triển khai các chính sách hỗ trợ để người dân phát triển số lượng đầu đàn, đa dạng chủng loại, hình thành các trang trại, gia trại chăn nuôi có quy mô, gắn chăn nuôi với kiểm soát dịch bệnh. Đến nay, toàn huyện có 70 cơ sở chăn nuôi trâu, bò tập trung quy mô từ 10 con trở lên, 8 cơ sở chăn nuôi lợn thịt quy mô từ 100 con/lứa, 55 cơ sở nuôi lợn nái sinh sản quy mô 15 con và 25 cơ sở nuôi gia cầm quy mô 1.000 con trở lên.
Những năm qua, ngành nông nghiệp huyện Văn Yên đã góp phần to lớn vào sự nghiệp cách mạng vẻ vang của dân tộc. Nhiều phong trào thi đua, nhiều điển hình tiên tiến được nhân rộng lan tỏa. Năng suất cây trồng, vật nuôi tiếp tục được nâng lên, nhiều giống mới và quy trình canh tác tiến bộ đã đưa vào sản xuất, được phổ biến rộng rãi, có hiệu quả,,, chỉ trong 2 năm gần đây, nông nghiệp Văn Yên đã phát triển một cách toàn diện theo hướng bền vững gắn với chế biến và tiêu thụ sản phẩm. Tỷ trọng sản xuất nông nghiệp đã chiếm 69,7%, lâm nghiệp chiếm 28,3%, thủy sản chiếm 2%; Sản lượng lương thực có hạt năm 2017 là 52.835 tấn; Sản lượng thịt hơi xuất chuồng là 8.508 tấn; Trồng rừng vào diện tích đã khai thác vụ xuân năm 2018 là 2.394 ha. Giá trị sản xuất nông, lâm nghiệp, thủy sản năm 2017 đã đạt 1.567 tỷ đồng.
Cùng với phát triển nông nghiệp, huyện Văn Yên đã triển khai thực hiện tốt Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới với việc tích cực huy động, lồng ghép có hiệu quả các nguồn vốn từ các chương trình, dự án để tập trung xây dựng kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội nông thôn, trong đó ưu tiên xây dựng hạ tầng phục vụ sản xuất, để tạo việc làm ổn định, nâng cao thu nhập cho người dân nông thôn. Làm tốt công tác tuyên truyền, phổ biến sâu rộng đến thôn, hộ gia đình về chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới; phát động phong trào thi đua thôn điểm, hộ điểm; thực hiện biểu dương, khen thưởng kịp thời tổ chức, cá nhân tiêu biểu trong xây dựng nông thôn mới. Đến nay toàn huyện có 8 xã đạt chuẩn nông thôn mới là Đại Phác, Yên Hưng, Đông Cuông, Xuân Ái, An Thịnh, Yên Phú, Yên Hợp và Hoàng Thắng.
Bước vào thời kỳ hội nhập sâu rộng, trong những năm tới, ngành nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam nói chung và ngành nông nghiệp của huyện Văn Yên nói riêng đứng trước những thời cơ, thuận lợi lớn, đồng thời cũng có những thách thức gay gắt về thị trường, môi trường… Trong bối cảnh đó, để thực hiện thắng lợi Nghị quyết của Đảng về nông nghiệp, nông dân, nông thôn, ngành nông nghiệp, huyện Văn Yên coi tái cơ cấu là nhiệm vụ quan trọng hàng đầu. Đồng thời tăng cường nghiên cứu, ứng dụng tiến bộ khoa học công nghệ vào các lĩnh vực sản xuất nông nghiệp, đa dạng hóa các nguồn lực, có cơ chế, chính sách thu hút sự tham gia mạnh mẽ của doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế vào lĩnh vực nông nghiệp. Để ngành nông nghiệp huyện Văn Yên phát triển một cách toàn diện, bền vững, tạo sự chuyển biến rõ nét về quy mô, năng suất, chất lượng và khả năng cạnh tranh của các sản phẩm nông, lâm sản có tiềm năng lợi thế trên thị trường. Góp phần từng bước nâng cao thu nhập và cải thiện mức sống của dân cư nông thôn, đảm bảo an ninh lương thực, góp phần giảm tỷ lệ đói nghèo, ổn định chính trị - xã hội.
1626 lượt xem
CTV: Thu Nhài
Cổng thông tin điện tử tỉnh - 73 năm qua, cùng với sự phát triển chung của ngành nông nghiệp Việt Nam, nhất là sau hơn 30 năm đổi mới, nông nghiệp và nông thôn huyện Văn Yên đã phát triển vượt bậc, đạt được những thành tựu to lớn và toàn diện cả nông, lâm, ngư nghiệp, hình thành được các vùng sản xuất chuyên canh có quy mô, thực hiện hiệu quả đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp, phát triển nông nghiệp toàn diện theo hướng bền vững gắn với chế biến và tiêu thụ sản phẩm… góp phần quan trọng vào tăng trưởng chung của nền kinh tế huyện nhà, tạo nền tảng cho công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.Cách đây 73 năm ( 14/11/1945 – 14/11/2018) Chủ tịch Hồ Chí Minh đã ký sắc lệnh thành lập Bộ Canh nông. Ngay khi đất nước mới giành được độc lập, theo lời kêu gọi của Bác Hồ, ngành nông nghiệp đã phát động phong trào toàn dân tăng gia sản xuất, chỉ sau vụ mùa năm 1946 đã đẩy lùi nạn đói năm 1945. Trong các cuộc kháng chiến trường kỳ của dân tộc chống xâm lược, nông nghiệp, nông dân, nông thôn đã hoàn thành vẻ vang sứ mệnh, là nền tảng của kinh tế kháng chiến, nuôi quân, đánh giặc, góp phần làm tròn vai trò hậu phương lớn đối với tiền tuyến lớn. Đất nước hòa bình, thống nhất, ngành nông nghiệp lại đi tìm, thử nghiệm cách làm ăn mới, nhất là sau hơn 30 năm đổi mới, nông nghiệp và nông thôn đã phát triển vượt bậc, đạt được những thành tựu to lớn và toàn diện cả nông, lâm, ngư nghiệp. Từ chỗ phải nhập khẩu lương thực, trở thành nước xuất khẩu lương thực và nhiều sản phẩm nông nghiệp lớn trên thế giới; góp phần quan trọng vào tăng trưởng chung của nền kinh tế, thực hiện thành công các mục tiêu thiên niên kỷ của Liên Hợp Quốc, tạo nền tảng cho công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Dưới sự lãnh đạo của Đảng, ngành NN và PTNT đã hoàn thành xuất sắc vai trò đặc biệt quan trọng.
Cùng với sự phát triển vượt bậc của ngành nông nghiệp Việt Nam, những năm qua sản xuất nông lâm nghiệp cơ bản hoàn thành và vượt mức kế hoạch đề ra, trong đó nổi bật là sản lượng lương thực đạt trên 52.800 tấn, bình quân lương thực đầu người đạt 426 kg/người/năm. Sản xuất tiếp tục chuyển dịch theo hướng sản xuất hàng hóa, dần hình thành các vùng thâm canh sản xuất rau an toàn, cây ăn quả… Phát triển chăn nuôi tập trung theo hướng trang trại, gia trại, công nghiệp, ứng dụng công nghệ … những thành quả quan trọng trong lĩnh vực sản xuất nông, lâm nghiệp và thủy sản đã làm cho bộ mặt nông thôn ở Văn Yên ngày càng khởi sắc, thúc đấy kinh tế nông nghiệp huyện nhà ngày càng phát triển. Huyện Văn Yên thực hiện phát triển nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hóa gắn với chế biến và tiêu thụ sản phẩm thì ngành nông nghiệp trên địa bàn huyện đã có bước chuyển mạnh, nổi bật là đã nâng cao chất lượng, giá trị và sức canh tranh và thị hiếu của thị trường trong và ngoài nước đối với các sản phẩm nông nghiệp.
Trong sản xuất, huyện Văn Yên đã ưu tiên phát triển các loại cây trồng có giá trị theo hướng tập trung, quy mô tương đối lớn, gắn với các cơ sở chế biến, áp dụng đồng bộ các tiến bộ kỹ thuật về giống, thủy lợi, canh tác, cơ giới hóa, quản lý dịch bệnh tổng hợp nhằm tiết kiệm chi phí, nâng cao năng suất, chất lượng và sức cạnh tranh của sản phẩm. Cụ thể là đối với cây lúa hiện nay đang bảo vệ và duy trì ổn định diện tích 5.950 ha, trong đó, đã tập trung xây dựng vùng sản xuất lúa hàng hóa chất lượng cao với diện tích trên 1.000 ha tại các xã có điều kiện thuận lợi và có trình độ thâm canh như ở xã Đại Phác, Yên Phú, An Thịnh, Đông Cuông và một số xã vùng thấp của huyện, xây dựng và duy trì thương hiệu gạo Chiêm Hương Đại - Phú - An. Đối với cây ngô, huyện đã tập trung thâm canh tăng năng suất ngô, đưa các giống ngô mới có tiềm năng năng suất, chống chịu với biến đổi khí hậu, tạo thành vùng sản xuất tập trung với diện tích 6.050 ha/năm. Huyện cũng đã chú trọng mở rộng diện tích ngô đồi tại các xã vùng cao, chuyển đổi một số diện tích trồng sắn kém hiệu quả sang trồng ngô đồi. Bên cạnh đó, huyện cũng phát triển ổn định, bền vững 3.100 ha sắn, đảm bảo cung ứng đủ nguyên liệu cho các nhà máy chế biến trên địa bàn. Tập trung xây dựng vùng sản xuất rau với diện tích trên 11 ha đảm bảo vệ sinh, an toàn thực phẩm đáp ứng một phần nhu cầu rau cho thị trường trong và ngoài huyện tại các xã: Yên Hợp, Yên Phú, Đại Phác. Trong sản xuất đã ứng dụng tiến bộ kỹ thuật xây dựng thành công chuỗi giá trị cho sản xuất rau an toàn theo tiêu chuẩn VietGAP phù hợp với xu hướng của thị trường, giảm tác động tiêu cực tới môi trường trong quá trình sản xuất. Hiện tại, Huyện Văn Yên cũng đã duy trì và phát triển các vùng sản xuất thâm canh có thế mạnh của huyện như vùng thâm canh lúa hàng hóa chất lượng cao 1.000 ha; vùng sản xuất ngô hàng hóa 6.000 ha/năm, trong đó có 1.000 ha ngô đông trên đất 2 vụ lúa; vùng nguyên liệu sắn 4.000 ha; vùng sản xuất rau màu từ 20-25 ha. Cùng với đó, huyện Văn Yên đã và đang phát triển ổn định trên 40.000 ha Quế, trong đó diện tích Quế tập trung là 25.359 ha tập trung tại các xã vùng chỉ dẫn địa lý của Quế Văn Yên, phát triển vùng cây ăn quả, chủ yếu là cây Nhãn với 38,3 ha và phát triển vùng trồng măng tre Bát độ.
Xác định phát triển chăn nuôi là một trong nguồn thu quan trọng và đảm bảo giá trị sản xuất nông nghiệp. Trong 2 trở lại đây, huyện đã thực hiện đồng bộ các giải pháp, triển khai các chính sách hỗ trợ để người dân phát triển số lượng đầu đàn, đa dạng chủng loại, hình thành các trang trại, gia trại chăn nuôi có quy mô, gắn chăn nuôi với kiểm soát dịch bệnh. Đến nay, toàn huyện có 70 cơ sở chăn nuôi trâu, bò tập trung quy mô từ 10 con trở lên, 8 cơ sở chăn nuôi lợn thịt quy mô từ 100 con/lứa, 55 cơ sở nuôi lợn nái sinh sản quy mô 15 con và 25 cơ sở nuôi gia cầm quy mô 1.000 con trở lên.
Những năm qua, ngành nông nghiệp huyện Văn Yên đã góp phần to lớn vào sự nghiệp cách mạng vẻ vang của dân tộc. Nhiều phong trào thi đua, nhiều điển hình tiên tiến được nhân rộng lan tỏa. Năng suất cây trồng, vật nuôi tiếp tục được nâng lên, nhiều giống mới và quy trình canh tác tiến bộ đã đưa vào sản xuất, được phổ biến rộng rãi, có hiệu quả,,, chỉ trong 2 năm gần đây, nông nghiệp Văn Yên đã phát triển một cách toàn diện theo hướng bền vững gắn với chế biến và tiêu thụ sản phẩm. Tỷ trọng sản xuất nông nghiệp đã chiếm 69,7%, lâm nghiệp chiếm 28,3%, thủy sản chiếm 2%; Sản lượng lương thực có hạt năm 2017 là 52.835 tấn; Sản lượng thịt hơi xuất chuồng là 8.508 tấn; Trồng rừng vào diện tích đã khai thác vụ xuân năm 2018 là 2.394 ha. Giá trị sản xuất nông, lâm nghiệp, thủy sản năm 2017 đã đạt 1.567 tỷ đồng.
Cùng với phát triển nông nghiệp, huyện Văn Yên đã triển khai thực hiện tốt Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới với việc tích cực huy động, lồng ghép có hiệu quả các nguồn vốn từ các chương trình, dự án để tập trung xây dựng kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội nông thôn, trong đó ưu tiên xây dựng hạ tầng phục vụ sản xuất, để tạo việc làm ổn định, nâng cao thu nhập cho người dân nông thôn. Làm tốt công tác tuyên truyền, phổ biến sâu rộng đến thôn, hộ gia đình về chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới; phát động phong trào thi đua thôn điểm, hộ điểm; thực hiện biểu dương, khen thưởng kịp thời tổ chức, cá nhân tiêu biểu trong xây dựng nông thôn mới. Đến nay toàn huyện có 8 xã đạt chuẩn nông thôn mới là Đại Phác, Yên Hưng, Đông Cuông, Xuân Ái, An Thịnh, Yên Phú, Yên Hợp và Hoàng Thắng.
Bước vào thời kỳ hội nhập sâu rộng, trong những năm tới, ngành nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam nói chung và ngành nông nghiệp của huyện Văn Yên nói riêng đứng trước những thời cơ, thuận lợi lớn, đồng thời cũng có những thách thức gay gắt về thị trường, môi trường… Trong bối cảnh đó, để thực hiện thắng lợi Nghị quyết của Đảng về nông nghiệp, nông dân, nông thôn, ngành nông nghiệp, huyện Văn Yên coi tái cơ cấu là nhiệm vụ quan trọng hàng đầu. Đồng thời tăng cường nghiên cứu, ứng dụng tiến bộ khoa học công nghệ vào các lĩnh vực sản xuất nông nghiệp, đa dạng hóa các nguồn lực, có cơ chế, chính sách thu hút sự tham gia mạnh mẽ của doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế vào lĩnh vực nông nghiệp. Để ngành nông nghiệp huyện Văn Yên phát triển một cách toàn diện, bền vững, tạo sự chuyển biến rõ nét về quy mô, năng suất, chất lượng và khả năng cạnh tranh của các sản phẩm nông, lâm sản có tiềm năng lợi thế trên thị trường. Góp phần từng bước nâng cao thu nhập và cải thiện mức sống của dân cư nông thôn, đảm bảo an ninh lương thực, góp phần giảm tỷ lệ đói nghèo, ổn định chính trị - xã hội.