CTTĐT - Chủ động, linh hoạt để hoàn thành tốt 32 chỉ tiêu chủ yếu phát triển kinh tế - xã hội năm 2019; phê duyệt Đề án “Chương trình mỗi xã một sản phẩm giai đoạn 2019-2020, định hướng đến năm 2030”; triển khai thực hiện chương trình giáo dục phổ thông mới; tăng cường công tác phòng chống dịch bệnh, phòng chống tai nạn thương tích và đuối nước mùa hè… là những thông tin chỉ đạo điều hành nổi bật trong tuần công tác vừa qua.
1. Chủ động, linh hoạt để hoàn thành tốt 32 chỉ tiêu chủ yếu phát triển kinh tế - xã hội năm 2019
Hội nghị đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội 6 tháng đầu năm; triển khai phương hướng, nhiệm vụ 6 tháng cuối năm 2019, đồng chí Đỗ Đức Duy - Chủ tịch UBND tỉnh nhấn mạnh các sở, ngành, địa phương bám sát chương trình hành động của Tỉnh ủy, UBND tỉnh để chỉ đạo, điều hành chủ động, linh hoạt, thực hiện hiệu quả các mục tiêu, nhiệm vụ đã nêu; phấn đấu hoàn thành 32/32 chỉ tiêu chủ yếu phát triển kinh tế - xã hội theo nghị quyết của HĐND tỉnh. Tiếp tục đổi mới phương thức chỉ đạo, điều hành, nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động của chính quyền các cấp; tăng cường kỷ luật, kỷ cương hành chính. Xác định rõ trách nhiệm cá nhân của người đứng đầu cơ quan, đơn vị, địa phương trong tham mưu, chỉ đạo và tổ chức thực hiện các mục tiêu, nhiệm vụ được giao 6 tháng cuối năm 2019. Tổ chức các đoàn công tác tháo gỡ khó khăn cho các địa phương trong sản xuất nông nghiệp; sản xuất theo chuỗi giá trị… Thực hiện các giải pháp phòng, chống, khống chế dịch tả lợn Châu Phi; tham mưu văn bản hướng dẫn thanh toán, hỗ trợ người dân bị ảnh hưởng, cán bộ tham gia phòng, chống dịch…
2. Triển khai Đề án phát triển vận tải hành khách công cộng bằng xe buýt trên địa bàn tỉnh Yên Bái đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030
Tỉnh Yên Bái sẽ triển khai đồng bộ các giải pháp nhằm triển khai hiệu quả Đề án phát triển vận tải hành khách công cộng bằng xe buýt trên địa bàn tỉnh Yên Bái đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030. Cụ thể, về giải pháp quản lý nhà nước về hoạt động vận tải hành khách công cộng bằng xe buýt, tỉnh sẽ ưu tiên ứng dụng công nghệ mới trong quản lý, điều hành đối với hoạt động vận tải hành khách bằng xe buýt. Triển khai hệ thống giao thông thông minh (ITS), vé điện tử (E ticket) trong quản lý điều hành, khai thác vận tải hành khách công cộng; áp dụng quản lý, theo dõi chất lượng vận tải hành khách công cộng bằng xe buýt thông qua hệ thống giám sát ứng dụng công nghệ hiện đại (camera, thiết bị giám sát hành trình) kết hợp tăng cường tiếp nhận phản ánh của khách hàng để kiểm tra, phát hiện và xử lý vi phạm; xây dựng Quy chế quản lý hoạt động vận tải hành khách công cộng bằng xe buýt trên địa bàn tỉnh Yên Bái; quản lý, sử dụng quỹ đất xây dựng bãi đỗ xe, điểm trung chuyển, điểm đầu cuối,… theo nội dung Đề án đã được phê duyệt; xây dựng và ban hành cơ chế hỗ trợ lãi suất vay và cơ chế trợ giá cho hoạt động vận tải hành khách công cộng bằng xe buýt (nếu có) trên địa bàn tỉnh Yên Bái.
3. Phê duyệt Đề án “Chương trình mỗi xã một sản phẩm giai đoạn 2019-2020, định hướng đến năm 2030”
Theo đó, các sản phẩm hàng hóa, dịch vụ có nguồn gốc từ địa phương hoặc được thuần hóa, đặc biệt là các sản phẩm đặc sản vùng, miền trên cơ sở khai thác lợi thế so sánh về điều kiện sinh thái, nguồn gen, tri thức và công nghệ địa phương; có gia tăng giá trị và không ảnh hưởng xấu đến môi trường nhằm phát triển bền vững, gồm có: thực phẩm; đồ uống; thảo dược (dược liệu); vải và may mặc; lưu niệm - nội thất - trang trí; dịch vụ du lịch nông thôn, bán hàng. Trong giai đoạn 2019-2020, phấn đấu tiêu chuẩn hóa 20 sản phẩm hiện có của tỉnh. Cụ thể, năm 2019 sẽ phát triển 3-5 sản phẩm là Miến đao Giới Phiên (thành phố Yên Bái); chè Shan tuyết Suối Giàng (huyện Văn Chấn); tinh dầu quế (huyện Văn Yên); gạo Séng cù (thị xã Nghĩa Lộ); bưởi Đại Minh (huyện Yên Bình). Phấn đấu các sản phẩm OCOP đạt tiêu chuẩn hạng 3 sao cấp tỉnh;
4. Triển khai thực hiện chương trình giáo dục phổ thông mới trên địa bàn tỉnh
Theo kế hoạch, tỉnh Yên Bái sẽ thực hiện các nhiệm vụ và giải pháp như: Chuẩn bị đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên thực hiện chương trình giáo dục phổ thông mới. Trong đó tổ chức tập huấn (theo hình thức tập trung kết hợp với hình thức trực tuyến) cho 100% cán bộ quản lý, giáo viên dạy chương trình giáo dục phổ thông mới trước thời điểm triển khai áp dụng ở từng lớp theo lộ trình. Cụ thể: Trước tháng 7/2020: Đối với giáo viên dạy lớp 1; Trước tháng 7/2021: Đối với giáo viên dạy lớp 2, lớp 6; Trước tháng 7/2022: Đối với giáo viên dạy lớp 3, lớp 7, lớp 10; Trước tháng 7/2023: Đối với giáo viên dạy lớp 4, lớp 8, lớp 11; Trước tháng 7/2024: Đối với giáo viên dạy lớp 5, lớp 9, lớp 12.
5. Tăng cường công tác phòng chống dịch bệnh, phòng chống tai nạn thương tích và đuối nước mùa hè
Sở Y tế chủ trì, phối hợp với các sở, ban, ngành, đơn vị liên quan xây dựng kế hoạch tổ chức triển khai các biện pháp phòng chống tai nạn thương tích, đuối nước, trong đó lưu ý các đối tượng là học sinh, sinh viên trong dịp nghỉ hè; tăng cường công tác giám sát tình hình dịch bệnh tại cộng đồng đặc biệt là ở các vùng có nguy cơ cao và các cơ sở y tế trong tỉnh, phát hiện sớm, xử lý triệt để ca bệnh, ổ dịch, không để lan rộng và kéo dài; chuẩn bị đầy đủ trang thiết bị, vật tư, hóa chất, thuốc, sinh phẩm, kinh phí, nhân lực, khu vực cách ly điều trị để sẵn sàng đáp ứng kịp thời các hoạt động phòng chống dịch bệnh.
Sở Giáo dục và Đào tạo chỉ đạo triển khai các hoạt động vệ sinh phòng bệnh tại các cơ sở giáo dục, các trường học; tuyên truyền, giáo dục, nâng cao nhận thức về biện pháp phòng chống dịch bệnh, phòng chống tai nạn thương tích và đuối nước cho học sinh trong dịp nghỉ hè; thường xuyên thực hiện các biện pháp vệ sinh cá nhân, phối hợp quản lý sức khỏe của học sinh, cán bộ, giáo viên; phát hiện sớm các trường hợp mắc bệnh và thông báo ngay cho cơ sở y tế gần nhất để được khám, điều trị kịp thời, không để lan rộng phát triển thành dịch trong trường học.
6. Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra về tiêu chuẩn, đo lường chất lượng xăng dầu trên địa bàn tỉnh
Ủy ban nhân dân tỉnh Yên Bái giao Sở Khoa học và Công nghệ chủ trì, phối hợp với các sở, ngành, địa phương liên quan: (i) Tăng cường công tác nắm bắt thông tin, khảo sát, kiểm tra, thanh tra về tiêu chuẩn, đo lượng chất lượng xăng dầu trên địa bàn tỉnh theo đúng các quy định hiện hành; (ii) Xử lý nghiêm hoặc kiến nghị Bộ Khoa học và Công nghệ, Ủy ban nhân dân tỉnh xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm theo thẩm quyền.
7. Quy chế hoạt động của Ban Chỉ đạo đổi mới, phát triển và nâng cao hiệu quả kinh tế tập thể tỉnh Yên Bái
Ban Chỉ đạo có nhiệm vụ chỉ đạo đẩy mạnh phát triển các hình thức kinh tế tập thể trong các ngành, các lĩnh vực kinh tế trong tỉnh và chỉ đạo thực hiện công tác quản lý nhà nước về các loại hình kinh tế trong các lĩnh vực: Nông nghiệp, nông thôn; công nghiệp; xây dựng; giao thông vận tải; thương mại dịch vụ; tín dụng…
Xây dựng chương trình, kế hoạch, đề án, giải pháp phát triển kinh tế tập thể của tỉnh và tổ chức triển khai thực hiện. Phối hợp chặt chẽ và hướng dẫn các các sở, ngành, các huyện, thị xã, thành phố về kế hoạch, nội dung phát triển Kinh tế tập thể của từng ngành, từng địa phương và từng lĩnh vực phù hợp với kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội chung của tỉnh.
Thường xuyên đôn đốc, hướng dẫn, kiểm tra các cấp, các ngành, đơn vị thực hiện chủ trương về phát triển kinh tế tập thể. Chỉ đạo xử lý về mặt chuyên môn, nghiệp vụ phát sinh trong quá trình thực hiện kế hoạch chung của tỉnh về phát triển kinh tế trong các ngành, lĩnh vực kinh tế trong tỉnh. Kịp thời sơ kết, tổng kết, rút kinh nghiệm, phát hiện mô hình tốt để nhân rộng.
8. UBND tỉnh chỉ đạo thực hiện bảo hiểm y tế đối với hộ gia đình cận nghèo
UBND tỉnh giao Sở Y tế phối hợp với Sở Tài chính và các sở, ngành liên quan tham mưu cho Ủy ban nhân dân tỉnh xem xét bố trí nguồn kinh phí hỗ trợ mua thẻ bảo hiểm y tế cho người thuộc hộ gia đình cận nghèo. Chỉ đạo các cơ sở khám chữa bệnh tăng cường nâng cao chất lượng dịch vụ hướng tới sự hài lòng của người bệnh trong đó có người bệnh tham gia bảo hiểm y tế. Phối hợp với các sở, ban, ngành liên quan, Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố trong công tác duy trì phát triển tỷ lệ tham gia bảo hiểm y tế đặc biệt là sự tham gia bảo hiểm y tế của người thuộc hộ gia đình cận nghèo đảm bảo được liên tục.
Bảo hiểm xã hội tỉnh chủ trì, phối hợp với các sở, ban, ngành liên quan, các cơ quan báo chí, cơ quan truyền thông của tỉnh tăng cường công tác thông tin, tuyên truyền, phổ biến các chính sách, chế độ về bảo hiểm y tế. Phối hợp với Sở Y tế trong công tác tham mưu, đề xuất với Ủy ban nhân dân tỉnh để tổ chức thực hiện các chính sách, chế độ bảo hiểm y tế theo các văn bản quy phạm pháp luật và hướng dẫn nghiệp vụ của Bảo hiểm xã hội Việt Nam.
Sở Tài chính chủ trì, phối hợp với Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Y tế và các sở, ngành liên quan căn cứ vào tình hình thực tế tham mưu cho Ủy ban nhân dân tỉnh các nguồn kinh phí để xem xét tiếp tục hỗ trợ kinh phí tham gia bảo hiểm y tế cho người thuộc hộ gia đình cận nghèo; bố trí nguồn kinh phí để duy trì Quỹ Khám chữa bệnh cho người nghèo và hỗ trợ cho người thuộc hộ gia đình cận nghèo khi khám chữa bệnh có chi phí lớn.
1740 lượt xem
Thanh Thủy (tổng hợp)
Cổng thông tin điện tử tỉnh - Chủ động, linh hoạt để hoàn thành tốt 32 chỉ tiêu chủ yếu phát triển kinh tế - xã hội năm 2019; phê duyệt Đề án “Chương trình mỗi xã một sản phẩm giai đoạn 2019-2020, định hướng đến năm 2030”; triển khai thực hiện chương trình giáo dục phổ thông mới; tăng cường công tác phòng chống dịch bệnh, phòng chống tai nạn thương tích và đuối nước mùa hè… là những thông tin chỉ đạo điều hành nổi bật trong tuần công tác vừa qua. 1. Chủ động, linh hoạt để hoàn thành tốt 32 chỉ tiêu chủ yếu phát triển kinh tế - xã hội năm 2019
Hội nghị đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội 6 tháng đầu năm; triển khai phương hướng, nhiệm vụ 6 tháng cuối năm 2019, đồng chí Đỗ Đức Duy - Chủ tịch UBND tỉnh nhấn mạnh các sở, ngành, địa phương bám sát chương trình hành động của Tỉnh ủy, UBND tỉnh để chỉ đạo, điều hành chủ động, linh hoạt, thực hiện hiệu quả các mục tiêu, nhiệm vụ đã nêu; phấn đấu hoàn thành 32/32 chỉ tiêu chủ yếu phát triển kinh tế - xã hội theo nghị quyết của HĐND tỉnh. Tiếp tục đổi mới phương thức chỉ đạo, điều hành, nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động của chính quyền các cấp; tăng cường kỷ luật, kỷ cương hành chính. Xác định rõ trách nhiệm cá nhân của người đứng đầu cơ quan, đơn vị, địa phương trong tham mưu, chỉ đạo và tổ chức thực hiện các mục tiêu, nhiệm vụ được giao 6 tháng cuối năm 2019. Tổ chức các đoàn công tác tháo gỡ khó khăn cho các địa phương trong sản xuất nông nghiệp; sản xuất theo chuỗi giá trị… Thực hiện các giải pháp phòng, chống, khống chế dịch tả lợn Châu Phi; tham mưu văn bản hướng dẫn thanh toán, hỗ trợ người dân bị ảnh hưởng, cán bộ tham gia phòng, chống dịch…
2. Triển khai Đề án phát triển vận tải hành khách công cộng bằng xe buýt trên địa bàn tỉnh Yên Bái đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030
Tỉnh Yên Bái sẽ triển khai đồng bộ các giải pháp nhằm triển khai hiệu quả Đề án phát triển vận tải hành khách công cộng bằng xe buýt trên địa bàn tỉnh Yên Bái đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030. Cụ thể, về giải pháp quản lý nhà nước về hoạt động vận tải hành khách công cộng bằng xe buýt, tỉnh sẽ ưu tiên ứng dụng công nghệ mới trong quản lý, điều hành đối với hoạt động vận tải hành khách bằng xe buýt. Triển khai hệ thống giao thông thông minh (ITS), vé điện tử (E ticket) trong quản lý điều hành, khai thác vận tải hành khách công cộng; áp dụng quản lý, theo dõi chất lượng vận tải hành khách công cộng bằng xe buýt thông qua hệ thống giám sát ứng dụng công nghệ hiện đại (camera, thiết bị giám sát hành trình) kết hợp tăng cường tiếp nhận phản ánh của khách hàng để kiểm tra, phát hiện và xử lý vi phạm; xây dựng Quy chế quản lý hoạt động vận tải hành khách công cộng bằng xe buýt trên địa bàn tỉnh Yên Bái; quản lý, sử dụng quỹ đất xây dựng bãi đỗ xe, điểm trung chuyển, điểm đầu cuối,… theo nội dung Đề án đã được phê duyệt; xây dựng và ban hành cơ chế hỗ trợ lãi suất vay và cơ chế trợ giá cho hoạt động vận tải hành khách công cộng bằng xe buýt (nếu có) trên địa bàn tỉnh Yên Bái.
3. Phê duyệt Đề án “Chương trình mỗi xã một sản phẩm giai đoạn 2019-2020, định hướng đến năm 2030”
Theo đó, các sản phẩm hàng hóa, dịch vụ có nguồn gốc từ địa phương hoặc được thuần hóa, đặc biệt là các sản phẩm đặc sản vùng, miền trên cơ sở khai thác lợi thế so sánh về điều kiện sinh thái, nguồn gen, tri thức và công nghệ địa phương; có gia tăng giá trị và không ảnh hưởng xấu đến môi trường nhằm phát triển bền vững, gồm có: thực phẩm; đồ uống; thảo dược (dược liệu); vải và may mặc; lưu niệm - nội thất - trang trí; dịch vụ du lịch nông thôn, bán hàng. Trong giai đoạn 2019-2020, phấn đấu tiêu chuẩn hóa 20 sản phẩm hiện có của tỉnh. Cụ thể, năm 2019 sẽ phát triển 3-5 sản phẩm là Miến đao Giới Phiên (thành phố Yên Bái); chè Shan tuyết Suối Giàng (huyện Văn Chấn); tinh dầu quế (huyện Văn Yên); gạo Séng cù (thị xã Nghĩa Lộ); bưởi Đại Minh (huyện Yên Bình). Phấn đấu các sản phẩm OCOP đạt tiêu chuẩn hạng 3 sao cấp tỉnh;
4. Triển khai thực hiện chương trình giáo dục phổ thông mới trên địa bàn tỉnh
Theo kế hoạch, tỉnh Yên Bái sẽ thực hiện các nhiệm vụ và giải pháp như: Chuẩn bị đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên thực hiện chương trình giáo dục phổ thông mới. Trong đó tổ chức tập huấn (theo hình thức tập trung kết hợp với hình thức trực tuyến) cho 100% cán bộ quản lý, giáo viên dạy chương trình giáo dục phổ thông mới trước thời điểm triển khai áp dụng ở từng lớp theo lộ trình. Cụ thể: Trước tháng 7/2020: Đối với giáo viên dạy lớp 1; Trước tháng 7/2021: Đối với giáo viên dạy lớp 2, lớp 6; Trước tháng 7/2022: Đối với giáo viên dạy lớp 3, lớp 7, lớp 10; Trước tháng 7/2023: Đối với giáo viên dạy lớp 4, lớp 8, lớp 11; Trước tháng 7/2024: Đối với giáo viên dạy lớp 5, lớp 9, lớp 12.
5. Tăng cường công tác phòng chống dịch bệnh, phòng chống tai nạn thương tích và đuối nước mùa hè
Sở Y tế chủ trì, phối hợp với các sở, ban, ngành, đơn vị liên quan xây dựng kế hoạch tổ chức triển khai các biện pháp phòng chống tai nạn thương tích, đuối nước, trong đó lưu ý các đối tượng là học sinh, sinh viên trong dịp nghỉ hè; tăng cường công tác giám sát tình hình dịch bệnh tại cộng đồng đặc biệt là ở các vùng có nguy cơ cao và các cơ sở y tế trong tỉnh, phát hiện sớm, xử lý triệt để ca bệnh, ổ dịch, không để lan rộng và kéo dài; chuẩn bị đầy đủ trang thiết bị, vật tư, hóa chất, thuốc, sinh phẩm, kinh phí, nhân lực, khu vực cách ly điều trị để sẵn sàng đáp ứng kịp thời các hoạt động phòng chống dịch bệnh.
Sở Giáo dục và Đào tạo chỉ đạo triển khai các hoạt động vệ sinh phòng bệnh tại các cơ sở giáo dục, các trường học; tuyên truyền, giáo dục, nâng cao nhận thức về biện pháp phòng chống dịch bệnh, phòng chống tai nạn thương tích và đuối nước cho học sinh trong dịp nghỉ hè; thường xuyên thực hiện các biện pháp vệ sinh cá nhân, phối hợp quản lý sức khỏe của học sinh, cán bộ, giáo viên; phát hiện sớm các trường hợp mắc bệnh và thông báo ngay cho cơ sở y tế gần nhất để được khám, điều trị kịp thời, không để lan rộng phát triển thành dịch trong trường học.
6. Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra về tiêu chuẩn, đo lường chất lượng xăng dầu trên địa bàn tỉnh
Ủy ban nhân dân tỉnh Yên Bái giao Sở Khoa học và Công nghệ chủ trì, phối hợp với các sở, ngành, địa phương liên quan: (i) Tăng cường công tác nắm bắt thông tin, khảo sát, kiểm tra, thanh tra về tiêu chuẩn, đo lượng chất lượng xăng dầu trên địa bàn tỉnh theo đúng các quy định hiện hành; (ii) Xử lý nghiêm hoặc kiến nghị Bộ Khoa học và Công nghệ, Ủy ban nhân dân tỉnh xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm theo thẩm quyền.
7. Quy chế hoạt động của Ban Chỉ đạo đổi mới, phát triển và nâng cao hiệu quả kinh tế tập thể tỉnh Yên Bái
Ban Chỉ đạo có nhiệm vụ chỉ đạo đẩy mạnh phát triển các hình thức kinh tế tập thể trong các ngành, các lĩnh vực kinh tế trong tỉnh và chỉ đạo thực hiện công tác quản lý nhà nước về các loại hình kinh tế trong các lĩnh vực: Nông nghiệp, nông thôn; công nghiệp; xây dựng; giao thông vận tải; thương mại dịch vụ; tín dụng…
Xây dựng chương trình, kế hoạch, đề án, giải pháp phát triển kinh tế tập thể của tỉnh và tổ chức triển khai thực hiện. Phối hợp chặt chẽ và hướng dẫn các các sở, ngành, các huyện, thị xã, thành phố về kế hoạch, nội dung phát triển Kinh tế tập thể của từng ngành, từng địa phương và từng lĩnh vực phù hợp với kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội chung của tỉnh.
Thường xuyên đôn đốc, hướng dẫn, kiểm tra các cấp, các ngành, đơn vị thực hiện chủ trương về phát triển kinh tế tập thể. Chỉ đạo xử lý về mặt chuyên môn, nghiệp vụ phát sinh trong quá trình thực hiện kế hoạch chung của tỉnh về phát triển kinh tế trong các ngành, lĩnh vực kinh tế trong tỉnh. Kịp thời sơ kết, tổng kết, rút kinh nghiệm, phát hiện mô hình tốt để nhân rộng.
8. UBND tỉnh chỉ đạo thực hiện bảo hiểm y tế đối với hộ gia đình cận nghèo
UBND tỉnh giao Sở Y tế phối hợp với Sở Tài chính và các sở, ngành liên quan tham mưu cho Ủy ban nhân dân tỉnh xem xét bố trí nguồn kinh phí hỗ trợ mua thẻ bảo hiểm y tế cho người thuộc hộ gia đình cận nghèo. Chỉ đạo các cơ sở khám chữa bệnh tăng cường nâng cao chất lượng dịch vụ hướng tới sự hài lòng của người bệnh trong đó có người bệnh tham gia bảo hiểm y tế. Phối hợp với các sở, ban, ngành liên quan, Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố trong công tác duy trì phát triển tỷ lệ tham gia bảo hiểm y tế đặc biệt là sự tham gia bảo hiểm y tế của người thuộc hộ gia đình cận nghèo đảm bảo được liên tục.
Bảo hiểm xã hội tỉnh chủ trì, phối hợp với các sở, ban, ngành liên quan, các cơ quan báo chí, cơ quan truyền thông của tỉnh tăng cường công tác thông tin, tuyên truyền, phổ biến các chính sách, chế độ về bảo hiểm y tế. Phối hợp với Sở Y tế trong công tác tham mưu, đề xuất với Ủy ban nhân dân tỉnh để tổ chức thực hiện các chính sách, chế độ bảo hiểm y tế theo các văn bản quy phạm pháp luật và hướng dẫn nghiệp vụ của Bảo hiểm xã hội Việt Nam.
Sở Tài chính chủ trì, phối hợp với Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Y tế và các sở, ngành liên quan căn cứ vào tình hình thực tế tham mưu cho Ủy ban nhân dân tỉnh các nguồn kinh phí để xem xét tiếp tục hỗ trợ kinh phí tham gia bảo hiểm y tế cho người thuộc hộ gia đình cận nghèo; bố trí nguồn kinh phí để duy trì Quỹ Khám chữa bệnh cho người nghèo và hỗ trợ cho người thuộc hộ gia đình cận nghèo khi khám chữa bệnh có chi phí lớn.