Welcome to Yen Bai Portal
  • Đường dây nóng: 02163.818.555
  • English

Tin trong tỉnh >> Kinh tế

Thực hiện các nhiệm vụ, giải pháp khắc phục các tồn tại, hạn chế; cải thiện, nâng cao hiệu quả công tác cải cách hành chính, cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh của tỉnh Yên Bái trong năm 2019 và các năm tiếp theo

14/07/2019 06:49:16 Xem cỡ chữ Google
CTTĐT - UBND tỉnh vừa ban hành Kế hoạch số 183/KH-UBND về thực hiện các nhiệm vụ, giải pháp khắc phục các tồn tại, hạn chế; cải thiện, nâng cao hiệu quả công tác cải cách hành chính (CCHC), cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh của tỉnh Yên Bái trong năm 2019 và các năm tiếp theo.

Chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh 2018 của 63 tỉnh, thành (ảnh minh họa - Nguồn VCCI)

Với mục đích xác định các tồn tại, hạn chế, yếu kém và nguyên nhân của những tồn tại, hạn chế trong thực hiện nhiệm vụ công tác CCHC, cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh nói chung; xác định rõ trách nhiệm của các cơ quan, đơn vị trong việc để các tiêu chí, tiêu chí thành phần của Chỉ số cải cách hành chính (PAR INDEX), Chỉ số hiệu quả quản trị và hành chính công cấp tỉnh (PAPI), Chỉ số hài lòng của người dân, tổ chức đối với sự phục vụ của cơ quan hành chính Nhà nước (SIPAS) năm 2018, Chỉ số cạnh tranh năng lực cấp tỉnh (PCI) bị giảm điểm hoặc không đạt điểm theo yêu cầu; đề ra các mục tiêu, nhiệm vụ, giải pháp để tiếp tục cải thiện, nâng cao các Chỉ số nêu trên, góp phần thực hiện thắng lợi mục tiêu, nhiệm vụ kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh trong năm 2019 và những năm tiếp theo.

Kế hoạch nêu rõ mục tiêu đó là: Phấn đấu Chỉ số PAR INDEX năm 2019 của tỉnh Yên Bái tăng 8-10 bậc so với năm 2018 và nằm trong Top 30 của cả nước; Thực hiện tốt, đồng bộ cả 8 nội dung đánh giá của Chỉ số PAPI năm 2109 và những năm tiếp theo, phấn đấu cải thiện 12 nội dung thành phần thuộc nhóm trung bình thấp và thấp nhất, đồng thời giữ vững và phát huy các nội dung được đánh giá thực hiện ở nhóm trung bình cao và nhóm cao nhất trong năm 2018; Khắc phục cả 5 yếu tố cơ bản Chỉ số SIPAS, trong đó chú trọng việc tiếp nhận, giải quyết góp ý, phản ánh, kiến nghị của người dân, tổ chức. Nâng Chỉ số hài lòng của người dân, tổ chức đối với sự phục vụ của cơ quan hành chính nhà nước trên địa bàn tỉnh tăng từ 6- 8 bậc; Cải thiện mạnh mẽ môi trường đầu tư, kinh doanh, tăng cường thu hút đầu tư, phát triển các ngành, lĩnh vực, địa bàn trọng điểm gắn với tái cơ cấu các ngành kinh tế chủ yếu của tỉnh như nông nghiệp, công nghiệp, thương mại - dịch vụ..., nâng cao chất lượng, hiệu quả, sức cạnh tranh của các ngành kinh tế. Năm 2019, cải thiện điểm số của các chỉ số thành phần, tăng tổng điểm chung để tăng thứ hạng từ vị trí thứ 42 lên vị trí thứ 36-38 (tăng từ 4 bậc trở lên); phấn đấu đưa Chỉ số PCI của tỉnh vào nhóm tỉnh có chất lượng điều hành khá trên cả nước và nằm ở tốp đầu của các tỉnh thuộc vùng trung du và miền núi phía Bắc.

Kế hoạch cũng đề ra các nhiệm vụ và giải pháp chủ yếu đó là: Tăng cường đổi mới và nâng cao hiệu quả công tác chỉ đạo, điều hành trong thực hiện nhiệm vụ CCHC, bảo đảm tính đồng bộ, thống nhất của từng ngành, lĩnh vực; kịp thời chỉ đạo, rà soát những tồn tại, hạn chế thuộc phạm vi quản lý của ngành, địa phương để đề ra biện pháp chấn chỉnh, khắc phục.

Tiếp tục thực hiện nghiêm Chỉ thị số 09/CT-UBND ngày 16/8/2017 của UBND tỉnh về việc tăng cường các giải pháp cải thiện, nâng cao Chỉ số CCHC tỉnh Yên Bái, giai đoạn 2017-2020. Phát huy vai trò của Ban Chỉ đạo CCHC trong đôn đốc, kiểm tra việc thực hiện các nhiệm vụ của Tỉnh uỷ, UBND tỉnh giao. xem xét trách nhiệm của thành viên Ban Chỉ đạo CCHC, Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị có 02 năm không hoàn thành các nhiệm vụ trong bộ Chỉ số PAPI, PAR INDEX, SIPAS thuộc phạm vi quản lý của ngành, địa phương; kiên quyết không xét thi đua khen thưởng đối với cơ quan, đơn vị, địa phương không hoàn thành các chỉ tiêu, nhiệm vụ CCHC trong năm kế hoạch.

Hàng năm, mỗi cơ quan chuyên môn thuộc UBND tỉnh  trong phạm chức năng, nhiệm vụ được giao phải nghiên cứu, đề xuất ít nhất 01 sáng kiến hoặc giải pháp mới trong công tác CCHC, trình cơ quan có thẩm quyền công nhận.

Đẩy mạnh công tác thông tin tuyên truyền về CCHC, cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, thực hiện việc công khai, minh bạch nội dung khảo sát Chỉ số PAPI, SIPAS đến toàn thể cán bộ, công chức, viên chức và người dân để người dân tham gia khảo sát trả lời nội dung bảng hỏi phù hợp với tình hình thực tế của tỉnh.

Nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác xây dựng, ban hành văn bản quy phạm pháp luật, đảm bảo tính hợp pháp, đồng bộ, thống nhất, khả thi; thường xuyên kiểm tra, rà soát, đánh giá việc thực thi văn bản quy phạm pháp luật; tổ chức theo dõi tình hình thi hành pháp luật theo quy định.

Thường xuyên rà soát, kiến nghị, đề xuất cắt giảm thủ tục hành chính (TTHC) gây phiền hà cho người dân, doanh nghiệp nhưng phải bảo đảm yêu cầu quản lý nhà nước. Khẩn trương rà soát, công bố nhóm TTHC liên thông thuộc phạm vi, thẩm quyền được giao. Chú trọng nâng cao hiệu quả, chất lượng hoạt động của Bộ phận Phục vụ hành chính công các cấp và Bộ phận một cửa bảo đảm thực chất, giảm tỷ lệ trễ hẹn trong giải quyết hồ sơ; thực hiện nghiêm túc việc xin lỗi người dân, tổ chức khi để xảy ra trễ hẹn, tránh gây bức xúc, tạo luận không tốt trong nhân dân. Thực hiện đầy đủ, đúng quy định việc cập nhật, công khai TTHC trên Trang thông tin điện tử và tại trụ sở cơ quan hành chính nhà nước.

Đẩy mạnh việc đổi mới, sắp xếp và kiện toàn tổ chức các cơ quan hành chính và đơn vị sự nghiệp công lập theo hướng tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả theo kế hoạch của tỉnh; quan tâm thực hiện các lĩnh vực phân cấp và gắn kết chặt chẽ với các chính sách tinh giản biên chế trên cơ sở tổ chức triển khai có hiệu quả các nhiệm vụ được giao tại các Chương trình hành động của Tỉnh uỷ, Uỷ ban nhân dân tỉnh thực hiện Nghị quyết số 18-NQ/TW và Nghị quyết số 19-NQ/TW của Hội nghị lần thứ sáu Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XII.

Tập trung đẩy mạnh cải cách công vụ, công chức; tuyển dụng, sử dụng công chức, viên chức phải đúng với năng lực, tiêu chuẩn của vị trí việc làm đã được phê duyệt. Thực hiện nghiêm quy định về cơ cấu, số lượng cấp phó tại các cơ quan, tổ chức hành chính trực thuộc. Siết chặt kỷ luật, kỷ cương hành chính trong quá trình thực thi công vụ của đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức; tăng cường thanh tra, kiểm tra để kịp thời phát hiện và xử lý nghiêm những trường hợp sai phạm trong tuyển dụng, bổ nhiệm, luân chuyên cán bộ, công chức, viên chức. Có kế hoạch để nâng cao tỷ lệ đạt chuẩn của cán bộ, công chức cấp xã.

Mở rộng mô hình đấu thầu, đặt hàng, giao nhiệm vụ; đổi mới cơ chế quản lý tài chính công tại các cơ quan, đơn vị; đẩy mạnh thực hiện phân cấp quản lý ngân sách nhà nước gắn với đổi mới phân cấp quản lý kinh tế - xã hội.

Tập trung triển khai có hiệu quả các nhóm nhiệm vụ về xây dựng, phát triển chính quyền điện tử theo quy định tại Nghị quyết số 17/NQ-CP ngày 07/3/2019 của Chính phủ về một số nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm phát triển Chính phủ điện tử giai đoạn 2019-2020, định hướng đến 2025. Thực hiện hiệu quả việc xử lý hồ sơ công việc trên môi trường điện tử. Thực hiện đầy đủ, kịp thời chế độ thông tin, báo cáo theo quy định. Tăng cường xây dựng, sử dụng hiệu quả các phần mềm quản lý, cơ sở dữ liệu dùng chung, bảo đảm quản lý thống nhất, đồng bộ và kết nối thông suốt giữa cấp tỉnh, cấp huyện, cấp xã.

Chính quyền cấp xã nghiêm túc thực hiện công khai, minh bạch danh sách hộ nghèo và ngân sách cấp xã hàng năm. Huy động mọi nguồn lực nhằm củng cố, xây dựng cơ sở hạ tầng, hoàn thành mục tiêu về hạ tầng nông thôn như: giáo dục, y tế, nước sạch, đường giao thông nông thôn trong Kế hoạch xây dựng nông thôn mới. Hưởng ứng và thực hiện có hiệu quả việc bảo vệ môi trường, bảo vệ nguồn nước. Cải thiện chất lượng cung ứng các dịch vụ công, đặc biệt trong các lĩnh vực y tế, giáo dục, tư pháp; đẩy nhanh tiến độ cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho hộ gia đình, cá nhân, tổ chức.

Các cấp, các ngành tăng cường hướng dẫn, kiểm tra, đôn đốc cơ sở triển khai thực hiện; xử lý nghiêm những trường hợp vi phạm quy chế dân chủ ở cơ sở; thực hiện tốt công tác thực hiện giám sát của HĐND và tiếp thu, trả lời ý kiến của cử tri. Nâng cao hiệu quả hoạt động của Ban Thanh tra nhân dân và Ban Giám sát đầu tư cộng đồng. Tăng cường trách nhiệm của các ngành, các cấp trong giải quyết khiếu nại, tố cáo của người dân; công khai các kết luận thanh tra, kiểm tra, đồng thời có cơ chế giám sát việc chấp hành kết luận của thanh tra, kiểm tra của các cơ quan chức năng; kịp thời phát hiện, ngăn chặn và xử lý nghiêm minh các hành vi tham nhũng, tiêu cực. UBND các huyện, thị xã, thành phố chỉ đạo thực hiện rà soát lại từng đối tượng thu là doanh nghiệp, từng khoản thu, đẩy mạnh chống thất thu và xử lý nợ đọng thuế, đi đôi với phát triển nuôi dưỡng nguồn thu.

Về nhiệm vụ công tác cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh: Xây dựng kế hoạch hành động của ngành, địa phương về tiếp tục cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh của tỉnh Yên Bái năm 2019 (6 tháng cuối năm). Phối hợp với các đơn vị liên quan tập trung quyết liệt khắc phục những chỉ số thành phần còn hạn chế, yếu kém, chưa được đánh giá cao từ cộng đồng doanh nghiệp. Tiếp tục duy trì và cải thiện mạnh mẽ hơn nữa nhằm nâng cao chất lượng môi trường đầu tư kinh doanh, cải thiện chỉ số năng lực cạnh tranh, góp phần đẩy mạnh thu hút đầu tư, hỗ trợ tạo điều kiện cho các thành phần doanh nghiệp, cá nhân phát triển bình đẳng, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh.

Tiếp tục triển khai thực hiện có hiệu quả các nhiệm vụ được giao tại các tại Quyết định số 458/QĐ-UBND ngày 20/3/2019 của UBND tỉnh Yên ban hành Kế hoạch thực hiện Nghị quyết số 02/NQ-CP ngày 01/01/2019 của Chính phủ về tiếp tục thực hiện những nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia năm 2019, định hướng đến năm 2021 tỉnh Yên Bái, Quyết định số 1443/QĐ-UBND ngày 10/8/2015 của UBND tỉnh ban hành Chương trình hành động “Cải thiện môi trường đầu tư, nâng cao chỉ số năng lực cạnh tranh (PCI)” tỉnh Yên Bái giai đoạn 2015-2020.

Nâng cao tính năng động tiên phong của lãnh đạo các sở, ngành, địa phương trong cải thiện Chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh. Người đứng đầu các cơ quan, đơn vị cần quán triệt, nâng cao nhận thức, ý thức trách nhiệm của cán bộ, công chức, viên chức đối với nhiệm vụ cải thiện Chỉ số PCI; lựa chọn, bố trí cán bộ có năng lực, tâm huyết, kỹ năng để thực hiện nhiệm vụ có liên quan đến các doanh nghiệp, nhà đầu tư. Kịp thời giải quyết đơn thư khiếu nại, tố cáo, phản ánh của doanh nghiệp về các vấn đề khó khăn trong giải quyết TTHC; kiên quyết xử lý nghiêm các cơ quan, đơn vị, cá nhân gây chậm trễ, khó khăn cho doanh nghiệp.

Đổi mới và đa dạng hóa các hình thức đối thoại, gặp gỡ cộng đồng doanh nghiệp, tích cực tháo gỡ các trở ngại đối với các doanh nghiệp theo hướng tạo thuận lợi nhất cho doanh nghiệp trong khuôn khổ pháp luật. Chủ tịch UBND các huyện, thị xã, thành phố tổ chức gặp gỡ, trao đổi, đối thoại trực tiếp với doanh nghiệp trên địa bàn ít nhất 01 lần/quý.

Nâng cao chất lượng công tác xây dựng và quản lý quy hoạch, công bố công khai đầy đủ các thông tin liên quan đến quy hoạch trên Trang thông tin điện tử của từng ngành, địa phương để doanh nghiệp, nhà đầu tư dễ dàng tiếp cận, tra cứu. Công khai, minh bạch mọi vấn đề liên quan đến thành lập doanh nghiệp như các TTHC, các quy định về phí và lệ phí, các vấn đề liên quan đến nghĩa vụ nộp thuế... trên Cổng Thông tin điện tử tỉnh, Trang Thông tin điện tử và bộ phận một cửa của các sở, ban, ngành, địa phương để doanh nghiệp thuận tiện trong việc tiếp cận, nghiên cứu. Thường xuyên cập nhật văn bản QPPL, TTHC liên quan đến doanh nghiệp, nhà đầu tư.

Tiếp tục thực hiện có hiệu quả Nghị quyết số 08/2019/NQ-HĐND ngày 15/3/2019 của HĐND tỉnh về Quy định chính sách hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn tỉnh Yên Bái giai đoạn 2019-2025. Nghiêm túc thực hiện quy định của pháp luật về đất đai, đầu tư, xây dựng, môi trường. Tạo sự bình đẳng, công bằng giữa các doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế trong tiếp cận và thuận lợi trng việc thụ hưởng các chính sách ưu đãi, hỗ trợ đầu tư, tiếp cận tín dụng, đất đai và các nguồn lực tài chính của nhà nước. Thực hiện nghiêm quy định pháp luật về đấu thầu, bảo đảm công khai, minh bạch.

Tiếp tục thực hiện việc đánh giá, chấm điểm và công bố kết quả đánh giá năng lực cạnh tranh cấp sở, ngành, UBND các huyện, thị xã, thành phố (DDCI).

Xây dựng kế hoạch thanh tra, kiểm tra thống nhất giữa các sở, ban, ngành, tránh chồng chéo, trùng lặp, tuân thủ quy định phát luật về thanh tra, đảm bảo chính xác, khách quan, công khai, không làm cản trở hoạt động của doanh nghiệp. Duy trì có hiệu quả quy trình thanh tra, kiểm tra thuế đảm bảo số giờ thanh tra, kiểm tra thuế.

Hiệp hội doanh nghiệp, Hội doanh nhân trẻ, Hội Nữ doanh nhân và Liên minh Hợp tác xã của tỉnh tích cực phối hợp với cộng đồng doanh nghiệp; kịp thời lắng nghe, tiếp thu kiến nghị, phản ánh những cơ quan, đơn vị, cá nhân gây khó khăn khi giải quyết TTHC, làm ảnh hưởng đến hoạt động của doanh nghiệp. Làm cầu nối giữa doanh nghiệp với các cấp chính quyền, các ngành quản lý góp phần đưa các chính sách ưu đãi của Trung ương, của tỉnh đi vào thực tiễn. Đề xuất chương trình hỗ trợ doanh nghiệp, xây dựng chiến lược cạnh tranh hiệu quả, áp dụng khoa học công nghệ, xây dựng thương hiệu, thực hiện tốt trách nhiệm xã hội nhằm từng bước cải thiện trình độ kinh doanh và năng lực cạnh tranh của cộng đồng doanh nghiệp, góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh của tỉnh. Nghiên cứu, đề xuất với UBND tỉnh xem xét ban hành các cơ chế, chính sách phù hợp với thực tế, góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp, hợp tác xã trên địa bàn tỉnh.

940 lượt xem
Ban Biên tập

15oC

Thấp nhất 13°C, cao nhất 17°C. Trời nhiều mây, . Áp suất không khí hPa.
Độ ẩm trung bình %. Tốc độ gió km/h