Nguồn nước, công trình cấp nước và quy trình sản xuất, truyền tải, cung cấp nước sạch phải được giám sát nghiêm ngặt, liên tục để bảo đảm nước sạch được cung cấp phục vụ đời sống, sinh hoạt của nhân dân có chất lượng tốt nhất và tuyệt đối an toàn.
Bảo đảm nước sạch được cung cấp phục vụ đời sống, sinh hoạt của nhân dân có chất lượng tốt nhất và tuyệt đối an toàn
Mọi hành vi xâm hại hành lang bảo vệ nguồn nước, vùng bảo hộ vệ sinh khu vực lấy nước sinh hoạt, công trình cấp nước, gây ô nhiễm nguồn nước, mất an toàn trong sản xuất, truyền tải, cung cấp nước sạch phải được xử lý nghiêm theo quy định của pháp luật.
Đó là nội dung tại Chỉ thị 34/CT-TTg về tăng cường công tác quản lý hoạt động sản xuất, kinh doanh nước sạch, bảo đảm cấp nước an toàn, liên tục vừa được Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc ký ban hành.
Chỉ thị nêu rõ, để bảo đảm hoạt động sản xuất, kinh doanh nước sạch an toàn, liên tục cho người dân và phát triển kinh tế - xã hội của đất nước; chủ động ứng phó với điều kiện biến đổi khí hậu, đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội, đô thị hóa và nâng cao chất lượng sống của người dân, Thủ tướng Chính phủ yêu cầu các Bộ, ngành, địa phương, tổ chức, cá nhân cần quán triệt và nâng cao nhận thức về tầm quan trọng của nước sạch đối với đời sống con người và phát triển kinh tế - xã hội của đất nước; có hành động thiết thực để bảo vệ môi trường, bảo vệ nguồn nước, công trình cấp nước và sử dụng nước sạch tiết kiệm, hướng đến mục tiêu phát triển bền vững.
Tháo gỡ rào cản để huy động nguồn lực đầu tư công trình cấp nước
Theo Chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ, cần chú trọng nghiên cứu, xây dựng, hoàn thiện thể chế, tháo gỡ những vướng mắc, rào cản để huy động các nguồn lực, ưu tiên đầu tư công trình cấp nước nhằm cung ứng đầy đủ, liên tục và bảo đảm chất lượng nguồn nước sạch phục vụ nhu cầu sinh hoạt của nhân dân, nhất là các khu vực khô hạn thiếu nước, nhiễm mặn, vùng sâu, vùng xa, biên giới hải đảo; đồng thời bảo đảm yêu cầu xây dựng hệ thống hạ tầng kỹ thuật đi trước một bước, phục vụ phát triển kinh tế - xã hội và hội nhập kinh tế quốc tế.
Tập trung nghiên cứu, đổi mới mô hình đầu tư, ứng dụng công nghệ thông tin, công nghệ mới trong quản lý, vận hành, giám sát hệ thống sản xuất, truyền tải, cung cấp nước sạch; bảo đảm chất lượng, an toàn, giảm tỷ lệ thất thoát nước và đáp ứng các yêu cầu về xây dựng hệ thống hạ tầng đô thị trong xu hướng phát triển đô thị thông minh, đô thị sinh thái và cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4.
Thủ tướng giao Bộ Xây dựng nghiên cứu, xây dựng trình cấp có thẩm quyền xem xét ban hành Luật Quản lý cấp nước sạch vào năm 2022. Rà soát, nghiên cứu xây dựng trình Chính phủ Nghị định sửa đổi, bổ sung Nghị định 117/2007/NĐ-CP, Nghị định 124/2011/NĐ-CP, hoàn thành năm 2021, trong đó tập trung vào các nội dung như: bảo đảm an ninh, an toàn sản xuất, cung cấp nước sạch từ nguồn nước, nhà máy sản xuất, mạng lưới truyền tải và phân phối nước; hợp đồng cung cấp dịch vụ cấp nước sạch, hợp đồng dịch vụ cấp nước và thủ tục đấu nối nước sạch; rà soát, bổ sung các quy định về quản lý, kiểm soát việc bảo đảm an toàn nguồn nước, công trình cấp nước trong quá trình thẩm định, phê duyệt các dự án đầu tư cấp nước…
Khắc phục tình trạng phân khúc, độc quyền cung cấp nước theo địa bàn
Thủ tướng yêu cầu Bộ Xây dựng nghiên cứu xây dựng và triển khai Đề án tăng cường quản lý nhà nước về cấp nước khi thực hiện chủ trương xã hội hóa; trong đó đề xuất mô hình đầu tư, quản lý, vận hành, giám sát đối với hệ thống sản xuất, cung cấp nước đô thị để vừa huy động được nguồn lực xã hội tham gia đầu tư, vừa bảo đảm việc điều hành, quản lý của nhà nước, khắc phục tình trạng phân khúc, độc quyền cung cấp nước theo địa bàn.
Bộ Tài nguyên và Môi trường phối hợp với các Bộ, ngành, UBND các tỉnh, thành phố đẩy mạnh công tác thanh tra, kiểm tra và xử lý nghiêm các vi phạm liên quan đến vùng bảo hộ vệ sinh khu vực lấy nước sinh hoạt, hành lang bảo vệ nguồn nước theo quy định; kiểm soát chặt chẽ việc xả thải vào hệ thống sông, hồ, nguồn nước có sử dụng vào mục đích sản xuất nước sạch.
1011 lượt xem
Theo Chinhphu.vn
Nguồn nước, công trình cấp nước và quy trình sản xuất, truyền tải, cung cấp nước sạch phải được giám sát nghiêm ngặt, liên tục để bảo đảm nước sạch được cung cấp phục vụ đời sống, sinh hoạt của nhân dân có chất lượng tốt nhất và tuyệt đối an toàn.Mọi hành vi xâm hại hành lang bảo vệ nguồn nước, vùng bảo hộ vệ sinh khu vực lấy nước sinh hoạt, công trình cấp nước, gây ô nhiễm nguồn nước, mất an toàn trong sản xuất, truyền tải, cung cấp nước sạch phải được xử lý nghiêm theo quy định của pháp luật.
Đó là nội dung tại Chỉ thị 34/CT-TTg về tăng cường công tác quản lý hoạt động sản xuất, kinh doanh nước sạch, bảo đảm cấp nước an toàn, liên tục vừa được Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc ký ban hành.
Chỉ thị nêu rõ, để bảo đảm hoạt động sản xuất, kinh doanh nước sạch an toàn, liên tục cho người dân và phát triển kinh tế - xã hội của đất nước; chủ động ứng phó với điều kiện biến đổi khí hậu, đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội, đô thị hóa và nâng cao chất lượng sống của người dân, Thủ tướng Chính phủ yêu cầu các Bộ, ngành, địa phương, tổ chức, cá nhân cần quán triệt và nâng cao nhận thức về tầm quan trọng của nước sạch đối với đời sống con người và phát triển kinh tế - xã hội của đất nước; có hành động thiết thực để bảo vệ môi trường, bảo vệ nguồn nước, công trình cấp nước và sử dụng nước sạch tiết kiệm, hướng đến mục tiêu phát triển bền vững.
Tháo gỡ rào cản để huy động nguồn lực đầu tư công trình cấp nước
Theo Chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ, cần chú trọng nghiên cứu, xây dựng, hoàn thiện thể chế, tháo gỡ những vướng mắc, rào cản để huy động các nguồn lực, ưu tiên đầu tư công trình cấp nước nhằm cung ứng đầy đủ, liên tục và bảo đảm chất lượng nguồn nước sạch phục vụ nhu cầu sinh hoạt của nhân dân, nhất là các khu vực khô hạn thiếu nước, nhiễm mặn, vùng sâu, vùng xa, biên giới hải đảo; đồng thời bảo đảm yêu cầu xây dựng hệ thống hạ tầng kỹ thuật đi trước một bước, phục vụ phát triển kinh tế - xã hội và hội nhập kinh tế quốc tế.
Tập trung nghiên cứu, đổi mới mô hình đầu tư, ứng dụng công nghệ thông tin, công nghệ mới trong quản lý, vận hành, giám sát hệ thống sản xuất, truyền tải, cung cấp nước sạch; bảo đảm chất lượng, an toàn, giảm tỷ lệ thất thoát nước và đáp ứng các yêu cầu về xây dựng hệ thống hạ tầng đô thị trong xu hướng phát triển đô thị thông minh, đô thị sinh thái và cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4.
Thủ tướng giao Bộ Xây dựng nghiên cứu, xây dựng trình cấp có thẩm quyền xem xét ban hành Luật Quản lý cấp nước sạch vào năm 2022. Rà soát, nghiên cứu xây dựng trình Chính phủ Nghị định sửa đổi, bổ sung Nghị định 117/2007/NĐ-CP, Nghị định 124/2011/NĐ-CP, hoàn thành năm 2021, trong đó tập trung vào các nội dung như: bảo đảm an ninh, an toàn sản xuất, cung cấp nước sạch từ nguồn nước, nhà máy sản xuất, mạng lưới truyền tải và phân phối nước; hợp đồng cung cấp dịch vụ cấp nước sạch, hợp đồng dịch vụ cấp nước và thủ tục đấu nối nước sạch; rà soát, bổ sung các quy định về quản lý, kiểm soát việc bảo đảm an toàn nguồn nước, công trình cấp nước trong quá trình thẩm định, phê duyệt các dự án đầu tư cấp nước…
Khắc phục tình trạng phân khúc, độc quyền cung cấp nước theo địa bàn
Thủ tướng yêu cầu Bộ Xây dựng nghiên cứu xây dựng và triển khai Đề án tăng cường quản lý nhà nước về cấp nước khi thực hiện chủ trương xã hội hóa; trong đó đề xuất mô hình đầu tư, quản lý, vận hành, giám sát đối với hệ thống sản xuất, cung cấp nước đô thị để vừa huy động được nguồn lực xã hội tham gia đầu tư, vừa bảo đảm việc điều hành, quản lý của nhà nước, khắc phục tình trạng phân khúc, độc quyền cung cấp nước theo địa bàn.
Bộ Tài nguyên và Môi trường phối hợp với các Bộ, ngành, UBND các tỉnh, thành phố đẩy mạnh công tác thanh tra, kiểm tra và xử lý nghiêm các vi phạm liên quan đến vùng bảo hộ vệ sinh khu vực lấy nước sinh hoạt, hành lang bảo vệ nguồn nước theo quy định; kiểm soát chặt chẽ việc xả thải vào hệ thống sông, hồ, nguồn nước có sử dụng vào mục đích sản xuất nước sạch.