CTTĐT - Sau 3 năm thực hiện Đề án “Quản lý cây Thảo quả, cây Sơn tra gắn với phát triển kinh tế đồi rừng giai đoạn 2014 - 2020” trên địa bàn huyện đã có những chuyển biến rõ nét; Người dân được tập huấn tuyên truyền nên hầu hết các hộ dân đã nhận thức được tầm quan trọng và hiệu quả kinh tế của cây Sơn tra và cây Thảo qua. Các hộ gia đình đã chú ý đến việc chăm sóc diện tích Thảo quả và Sơn tra tăng cả về số lượng và chất lượng.
Tổng diện tích cây Sơn tra đến hết năm 2018 là 4.182,9 ha tăng 2.220,8 ha so với trước khi thực hiện đề án 1.962,1 ha
Tổng diện tích cây Sơn tra đến hết năm 2018 là 4.182,9 ha tăng 2.220,8 ha so với trước khi thực hiện đề án 1.962,1 ha. Diện tích cây Thảo quả đến hết năm 2018 toàn huyện là 2.132,59 ha tăng 710,69 ha so với trước khi thực hiện đề án 1.421,63 ha. Nhờ thực hiện Đề án “Quản lý cây Thảo quả, cây Sơn tra gắn với phát triển kinh tế đồi rừng giai đoạn 2014 - 2020” đã khuyến khích nhân dân mở rộng diện tích góp phần phủ xanh đất trống đồi núi trọc, môi trường sinh thái ngày càng được cải thiện. Đồng thời, góp phần giải quyết việc làm cho người dân, ý thức của người dân trong bảo vệ diện tích rừng được nâng cao. Đến nay, hầu hết các xã đều thành lập các chốt, trạm kiểm soát thu hái Sơn tra - Thảo quả trên địa bàn, do đó tình trạng thu hái Sơn tra - Thảo quả non đã giảm rõ rệt.
Tuy nhiên, qua đánh giá, việc thực hiện Đề án “Quản lý cây Thảo quả, cây Sơn tra gắn với phát triển kinh tế đồi rừng giai đoạn 2014 - 2020” vẫn gặp nhiều khó khăn, tồn tại, như: Không nắm rõ diện tích của từng loài cây được trồng trên địa bàn do xã quản lý, hiện tượng xâm canh để trồng cây Thảo quả từ xã này sang xã khác vẫn còn phổ biến, việc mở rộng tán rừng để trồng Thảo quả và chặt cây sấy Thảo quả chưa được ngăn chặn đẩy lùi. Thông qua tăng diện tích, dựa trên các yếu tố đầu vào cho sản xuất và nguồn lực tự nhiên mới chỉ tạo ra được khối lượng nhiều, giá thành rẻ, nên giá trị thu nhập thấp; đầu ra cho sản phẩm chưa ổn định, thiếu bền vững trong tiêu thụ; công tác lãnh đạo của một số xã chưa thực sự quyết liệt; một số bộ phận nhân dân chưa có ý thức cao trong chăm sóc, bảo vệ diện tích rừng…
Để tiếp tục thực hiện Đề án “Quản lý cây thảo quả, cây Sơn tra gắn với phát triển kinh tế đồi rừng giai đoạn 2014 - 2020”, huyện Mù Cang Chải tập trung tăng cường công tác tuyên truyền, nâng cao ý thức bảo vệ rừng trong nhân dân; quản lý tốt về diện tích rừng chuyển đổi cây trồng hiệu quả, phát triển các sản phẩm theo hướng hàng hóa có sự kiểm soát nhằm tránh thấp thoát nguồn thu, đồng thời tìm đầu ra cho sản phẩm để nâng cao thu nhập cho người dân; đẩy mạnh phát triển lâm nghiệp, phủ xanh đất trống, đồi trọc; làm tốt công tác tuyên truyền, xây dựng ý thức bảo vệ rừng trong nhân dân./.
1731 lượt xem
Theo Trang TTĐT huyện Mù Cang Chải
Cổng thông tin điện tử tỉnh - Sau 3 năm thực hiện Đề án “Quản lý cây Thảo quả, cây Sơn tra gắn với phát triển kinh tế đồi rừng giai đoạn 2014 - 2020” trên địa bàn huyện đã có những chuyển biến rõ nét; Người dân được tập huấn tuyên truyền nên hầu hết các hộ dân đã nhận thức được tầm quan trọng và hiệu quả kinh tế của cây Sơn tra và cây Thảo qua. Các hộ gia đình đã chú ý đến việc chăm sóc diện tích Thảo quả và Sơn tra tăng cả về số lượng và chất lượng. Tổng diện tích cây Sơn tra đến hết năm 2018 là 4.182,9 ha tăng 2.220,8 ha so với trước khi thực hiện đề án 1.962,1 ha. Diện tích cây Thảo quả đến hết năm 2018 toàn huyện là 2.132,59 ha tăng 710,69 ha so với trước khi thực hiện đề án 1.421,63 ha. Nhờ thực hiện Đề án “Quản lý cây Thảo quả, cây Sơn tra gắn với phát triển kinh tế đồi rừng giai đoạn 2014 - 2020” đã khuyến khích nhân dân mở rộng diện tích góp phần phủ xanh đất trống đồi núi trọc, môi trường sinh thái ngày càng được cải thiện. Đồng thời, góp phần giải quyết việc làm cho người dân, ý thức của người dân trong bảo vệ diện tích rừng được nâng cao. Đến nay, hầu hết các xã đều thành lập các chốt, trạm kiểm soát thu hái Sơn tra - Thảo quả trên địa bàn, do đó tình trạng thu hái Sơn tra - Thảo quả non đã giảm rõ rệt.
Tuy nhiên, qua đánh giá, việc thực hiện Đề án “Quản lý cây Thảo quả, cây Sơn tra gắn với phát triển kinh tế đồi rừng giai đoạn 2014 - 2020” vẫn gặp nhiều khó khăn, tồn tại, như: Không nắm rõ diện tích của từng loài cây được trồng trên địa bàn do xã quản lý, hiện tượng xâm canh để trồng cây Thảo quả từ xã này sang xã khác vẫn còn phổ biến, việc mở rộng tán rừng để trồng Thảo quả và chặt cây sấy Thảo quả chưa được ngăn chặn đẩy lùi. Thông qua tăng diện tích, dựa trên các yếu tố đầu vào cho sản xuất và nguồn lực tự nhiên mới chỉ tạo ra được khối lượng nhiều, giá thành rẻ, nên giá trị thu nhập thấp; đầu ra cho sản phẩm chưa ổn định, thiếu bền vững trong tiêu thụ; công tác lãnh đạo của một số xã chưa thực sự quyết liệt; một số bộ phận nhân dân chưa có ý thức cao trong chăm sóc, bảo vệ diện tích rừng…
Để tiếp tục thực hiện Đề án “Quản lý cây thảo quả, cây Sơn tra gắn với phát triển kinh tế đồi rừng giai đoạn 2014 - 2020”, huyện Mù Cang Chải tập trung tăng cường công tác tuyên truyền, nâng cao ý thức bảo vệ rừng trong nhân dân; quản lý tốt về diện tích rừng chuyển đổi cây trồng hiệu quả, phát triển các sản phẩm theo hướng hàng hóa có sự kiểm soát nhằm tránh thấp thoát nguồn thu, đồng thời tìm đầu ra cho sản phẩm để nâng cao thu nhập cho người dân; đẩy mạnh phát triển lâm nghiệp, phủ xanh đất trống, đồi trọc; làm tốt công tác tuyên truyền, xây dựng ý thức bảo vệ rừng trong nhân dân./.