Thủ tướng Chính phủ vừa ban hành Kế hoạch triển khai, thực hiện Nghị quyết số 121/2020/QH14 ngày 19/6/2020 của Quốc hội về việc tiếp tục tăng cường hiệu lực, hiệu quả việc thực hiện chính sách, pháp luật về phòng, chống xâm hại trẻ em.
Ảnh minh họa
Mục đích của Kế hoạch nhằm cụ thể hóa đầy đủ các nội dung đã được xác định trong Nghị quyết số 121/2020/QH14 ngày 19/6/2020 của Quốc hội khóa XIV về việc tiếp tục tăng cường hiệu lực, hiệu quả việc thực hiện chính sách, pháp luật về phòng, chống xâm hại trẻ em, làm cơ sở để các bộ, ngành, địa phương quán triệt, triển khai thực hiện Nghị quyết, tạo sự chuyển biến rõ nét trong công tác phòng, chống xâm hại trẻ em.
Kế hoạch đề ra 6 nhiệm vụ, giải pháp gồm: 1- Rà soát, kịp thời sửa đổi, bổ sung, ban hành mới theo thẩm quyền hoặc trình cơ quan có thẩm quyền ban hành chính sách, pháp luật có liên quan đến trẻ em, đáp ứng yêu cầu thực tiễn, phù hợp với điều ước quốc tế mà nước ta là thành viên; 2- Nâng cao hiệu quả công tác tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật về bảo vệ trẻ em, kiến thức, kỹ năng phòng, chống xâm hại trẻ em; 3- Nâng cao hiệu quả công tác thanh tra, kiểm tra liên ngành về phòng, chống xâm hại trẻ em; 4- Đẩy mạnh thực hiện các nhiệm vụ liên quan đến bảo vệ trẻ em, phòng, chống xâm hại trẻ em; 5- Bảo đảm nguồn lực phù hợp cho công tác bảo vệ trẻ em, phòng, chống xâm hại trẻ em; 6- UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương thực hiện và chỉ đạo UBND các cấp triển khai thực hiện.
Trong đó, về rà soát, kịp thời sửa đổi, bổ sung, ban hành mới theo thẩm quyền hoặc trình cơ quan có thẩm quyền ban hành chính sách, pháp luật có liên quan đến trẻ em, đáp ứng yêu cầu thực tiễn, phù hợp với điều ước quốc tế mà nước ta là thành viên, Thủ tướng Chính phủ giao Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội tham mưu Chính phủ ban hành Nghị định sửa đổi, bổ sung Nghị định số 144/2013/NĐ-CP ngày 29/10/2013 quy định xử phạt vi phạm hành chính về bảo trợ, cứu trợ xã hội và bảo vệ, chăm sóc trẻ em (hoàn thành trong quý IV/2020).
Đồng thời, ban hành Bộ chỉ tiêu thống kê về tình hình trẻ em và tình hình xâm hại trẻ em, trong đó có các chỉ tiêu thống kê về tình hình xử lý vi phạm hành chính đối với các hành vi xâm hại trẻ em (hoàn thành trong quý II/2021 trên cơ sở quy định của Luật Xử lý vi phạm hành chính sửa đổi).
Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Chương trình phòng, chống xâm hại trẻ em trong môi trường giáo dục (hoàn thành trong quý IV/2020).
Về nâng cao hiệu quả công tác thanh tra, kiểm tra liên ngành về phòng, chống xâm hại trẻ em, Thủ tướng Chính phủ giao Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội thanh tra, kiểm tra liên ngành và chuyên đề về phòng, chống xâm hại trẻ em (thực hiện năm 2020 và các năm tiếp theo); chỉ đạo, xử lý nghiêm trách nhiệm của người đứng đầu cơ sở trợ giúp xã hội, cơ sở cung cấp dịch vụ bảo vệ trẻ em để xảy ra vụ việc xâm hại trẻ em hoặc vi phạm pháp luật về bảo vệ trẻ em, phòng, chống xâm hại trẻ em mà không có các biện pháp chỉ đạo, xử lý hiệu quả.
Bộ Giáo dục và Đào tạo chỉ đạo, xử lý nghiêm trách nhiệm của người đứng đầu cơ sở giáo dục để xảy ra vụ việc xâm hại trẻ em hoặc vi phạm pháp luật về bảo vệ trẻ em, phòng, chống xâm hại trẻ em trong cơ sở giáo dục mà không có các biện pháp chỉ đạo, xử lý hiệu quả (thực hiện năm 2020 và các năm tiếp theo).
Bộ Tư pháp thanh tra, kiểm tra chuyên đề và có biện pháp khắc phục chấm dứt tình trạng nuôi con nuôi trái pháp luật; tăng cường kiểm tra công tác trợ giúp pháp lý cho trẻ em, tập trung vào các vụ việc trợ giúp pháp lý cho trẻ bị xâm hại.
UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương thực hiện và chỉ đạo UBND các cấp triển khai thực hiện rà soát, kịp thời sửa đổi, bổ sung, ban hành hoặc trình cấp có thẩm quyền ban hành chính sách, văn bản quy phạm pháp luật, chỉ đạo, điều hành, tổ chức triển khai thực hiện các chương trình, đề án, kế hoạch về công tác bảo vệ trẻ em, phòng, chống xâm hại trẻ em được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt giai đoạn 2021-2030 phù hợp với tình hình thực tiễn của địa phương.
830 lượt xem
Theo Báo Yên Bái
Thủ tướng Chính phủ vừa ban hành Kế hoạch triển khai, thực hiện Nghị quyết số 121/2020/QH14 ngày 19/6/2020 của Quốc hội về việc tiếp tục tăng cường hiệu lực, hiệu quả việc thực hiện chính sách, pháp luật về phòng, chống xâm hại trẻ em.Mục đích của Kế hoạch nhằm cụ thể hóa đầy đủ các nội dung đã được xác định trong Nghị quyết số 121/2020/QH14 ngày 19/6/2020 của Quốc hội khóa XIV về việc tiếp tục tăng cường hiệu lực, hiệu quả việc thực hiện chính sách, pháp luật về phòng, chống xâm hại trẻ em, làm cơ sở để các bộ, ngành, địa phương quán triệt, triển khai thực hiện Nghị quyết, tạo sự chuyển biến rõ nét trong công tác phòng, chống xâm hại trẻ em.
Kế hoạch đề ra 6 nhiệm vụ, giải pháp gồm: 1- Rà soát, kịp thời sửa đổi, bổ sung, ban hành mới theo thẩm quyền hoặc trình cơ quan có thẩm quyền ban hành chính sách, pháp luật có liên quan đến trẻ em, đáp ứng yêu cầu thực tiễn, phù hợp với điều ước quốc tế mà nước ta là thành viên; 2- Nâng cao hiệu quả công tác tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật về bảo vệ trẻ em, kiến thức, kỹ năng phòng, chống xâm hại trẻ em; 3- Nâng cao hiệu quả công tác thanh tra, kiểm tra liên ngành về phòng, chống xâm hại trẻ em; 4- Đẩy mạnh thực hiện các nhiệm vụ liên quan đến bảo vệ trẻ em, phòng, chống xâm hại trẻ em; 5- Bảo đảm nguồn lực phù hợp cho công tác bảo vệ trẻ em, phòng, chống xâm hại trẻ em; 6- UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương thực hiện và chỉ đạo UBND các cấp triển khai thực hiện.
Trong đó, về rà soát, kịp thời sửa đổi, bổ sung, ban hành mới theo thẩm quyền hoặc trình cơ quan có thẩm quyền ban hành chính sách, pháp luật có liên quan đến trẻ em, đáp ứng yêu cầu thực tiễn, phù hợp với điều ước quốc tế mà nước ta là thành viên, Thủ tướng Chính phủ giao Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội tham mưu Chính phủ ban hành Nghị định sửa đổi, bổ sung Nghị định số 144/2013/NĐ-CP ngày 29/10/2013 quy định xử phạt vi phạm hành chính về bảo trợ, cứu trợ xã hội và bảo vệ, chăm sóc trẻ em (hoàn thành trong quý IV/2020).
Đồng thời, ban hành Bộ chỉ tiêu thống kê về tình hình trẻ em và tình hình xâm hại trẻ em, trong đó có các chỉ tiêu thống kê về tình hình xử lý vi phạm hành chính đối với các hành vi xâm hại trẻ em (hoàn thành trong quý II/2021 trên cơ sở quy định của Luật Xử lý vi phạm hành chính sửa đổi).
Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Chương trình phòng, chống xâm hại trẻ em trong môi trường giáo dục (hoàn thành trong quý IV/2020).
Về nâng cao hiệu quả công tác thanh tra, kiểm tra liên ngành về phòng, chống xâm hại trẻ em, Thủ tướng Chính phủ giao Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội thanh tra, kiểm tra liên ngành và chuyên đề về phòng, chống xâm hại trẻ em (thực hiện năm 2020 và các năm tiếp theo); chỉ đạo, xử lý nghiêm trách nhiệm của người đứng đầu cơ sở trợ giúp xã hội, cơ sở cung cấp dịch vụ bảo vệ trẻ em để xảy ra vụ việc xâm hại trẻ em hoặc vi phạm pháp luật về bảo vệ trẻ em, phòng, chống xâm hại trẻ em mà không có các biện pháp chỉ đạo, xử lý hiệu quả.
Bộ Giáo dục và Đào tạo chỉ đạo, xử lý nghiêm trách nhiệm của người đứng đầu cơ sở giáo dục để xảy ra vụ việc xâm hại trẻ em hoặc vi phạm pháp luật về bảo vệ trẻ em, phòng, chống xâm hại trẻ em trong cơ sở giáo dục mà không có các biện pháp chỉ đạo, xử lý hiệu quả (thực hiện năm 2020 và các năm tiếp theo).
Bộ Tư pháp thanh tra, kiểm tra chuyên đề và có biện pháp khắc phục chấm dứt tình trạng nuôi con nuôi trái pháp luật; tăng cường kiểm tra công tác trợ giúp pháp lý cho trẻ em, tập trung vào các vụ việc trợ giúp pháp lý cho trẻ bị xâm hại.
UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương thực hiện và chỉ đạo UBND các cấp triển khai thực hiện rà soát, kịp thời sửa đổi, bổ sung, ban hành hoặc trình cấp có thẩm quyền ban hành chính sách, văn bản quy phạm pháp luật, chỉ đạo, điều hành, tổ chức triển khai thực hiện các chương trình, đề án, kế hoạch về công tác bảo vệ trẻ em, phòng, chống xâm hại trẻ em được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt giai đoạn 2021-2030 phù hợp với tình hình thực tiễn của địa phương.