CTTĐT - UBND tỉnh vừa có công văn yêu cầu các sở, ngành: Tài nguyên và Môi trường, Công Thương, Công an tỉnh; Cục Quản lý thị trường tỉnh; UBND các huyện, thị xã, thành phố; các đơn vị cung cấp nước sạch tăng cường công tác quản lý chất thải nguy hại trên địa bàn tỉnh
Ảnh minh họa
Trong thời gian qua, công tác quản lý chất thải nguy hại (CTNH) trên địa bàn tỉnh thường xuyên được quan tâm, quản lý chặt chẽ. Công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về bảo vệ môi trường nói chung, về CTNH nói riêng được tăng cường. Công tác quản lý CTNH tại cơ sở phát sinh (thu gom, phân loại, lưu giữ) đã được các chủ nguồn thải từng bước thực hiện theo quy định; số lượng các chủ nguồn thải ký hợp đồng, chuyển giao CTNH cho các chủ xử lý CTNH được Bộ Tài nguyên và Môi trường cấp giấy phép xử lý CTNH ngày càng tăng, đặc biệt kể từ khi Ủy ban nhân dân tỉnh Yên Bái ban hành Quyết định số 2555/QĐ-UBND ngày 05/10/2016 về việc ban hành Kế hoạch thu gom, lưu giữ, trung chuyển, vận chuyển để xử lý CTNH trên địa bàn tỉnh.
Tuy nhiên, bên cạnh những mặt tích cực nêu trên, công tác quản lý CTNH trên địa bàn tỉnh vẫn còn những bất cập cần khắc phục như: Một số chủ nguồn thải CTNH không đăng ký chủ nguồn thải CTNH, không lập và nộp báo cáo quản lý CTNH định kỳ, không ký hợp đồng, chuyển giao CTNH cho các chủ xử lý có Giấy phép theo quy định,…; việc quản lý CTNH tại cơ sở phát sinh, nhất là việc chuyển giao, xử lý CTNH của các cơ sở này nhìn chung chưa được sự theo dõi, giám sát của các cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền; vẫn còn tình trạng CTNH là dầu thải được bán, chuyển giao cho các tổ chức, cá nhân không có chức năng vận chuyển, xử lý CTNH để tái chế, tái sử dụng, tiềm ẩn nhiều nguy cơ xảy ra các sự cố về môi trường liên quan đến CTNH, đặc biệt là dầu thải.
Để khắc phục những bất cập nêu trên, kịp thời phòng ngừa xảy ra sự cố về môi trường do vi phạm về quản lý CTNH; đồng thời tăng cường bảo vệ môi trường sống, sức khỏe của nhân dân trên địa bàn tỉnh, Ủy ban nhân dân tỉnh Yên Bái yêu cầu các sở, ban, ngành của tỉnh, Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố và các tổ chức, cá nhân có liên quan thực hiện những nội dung sau đây:
Sở Tài nguyên và Môi trường: Phối hợp với Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố, rà soát, thống kê đầy đủ các chủ nguồn thải CTNH và hướng dẫn chủ nguồn thải thực hiện các quy định của pháp luật về quản lý CTNH trên địa bàn tỉnh; thực hiện tốt công tác thanh tra, kiểm tra, kiểm soát chặt chẽ công tác quản lý CTNH của các chủ nguồn thải trên địa bàn tỉnh; yêu cầu các chủ nguồn thải CTNH thực hiện nghiêm, đầy đủ trách nhiệm của chủ nguồn thải theo quy định của pháp luật, đặc biệt là việc ký hợp đồng vận chuyển, xử lý CTNH với các chủ xử lý CTNH; xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm theo quy định.
Định kỳ báo cáo tình công tác quản lý CTNH trên địa bàn tỉnh về Bộ Tài nguyên và Môi trường và Ủy ban nhân dân tỉnh Yên Bái theo quy định.
Sở Công Thương: Tăng cường công tác quản lý nhà nước về hóa chất, nhất là hóa chất độc hại trong hoạt động sản xuất, kinh doanh trên địa bàn tỉnh. Rà soát, yêu cầu các đơn vị có sử dụng hóa chất trong sản xuất lập phương án, kế hoạch phòng ngừa, ứng phó sự cố hóa chất theo quy định của pháp luật.
Công an tỉnh: Tăng cường, đẩy mạnh công tác phát hiện, xử lý các hành vi vi phạm pháp luật về buôn bán, vận chuyển, xử lý CTNH, nhất là các cơ sở tái chế dầu thải trên địa bàn; tăng cường công tác điều tra, đấu tranh, xử lý đối với tội phạm về môi trường, nhất là các hành vi đổ trộm CTNH, đặc biệt là dầu thải hoặc các loại hóa chất độc hại ra ngoài môi trường trên địa bàn tỉnh.
Cục Quản lý thị trường tỉnh Yên Bái: Tăng cường kiểm tra, giám sát, phát hiện các hành vi vi phạm về buôn bán, vận chuyển CTNH trái quy định của pháp luật trên địa bàn tỉnh; phối hợp với các cơ quan, đơn vị có liên quan để xử lý theo quy định.
UBND các huyện, thị xã, thành phố: Rà soát, thống kê đầy đủ các chủ nguồn thải CTNH thuộc thẩm quyền giải quyết thủ tục hành chính về môi trường của mình trong địa bàn; hướng dẫn chủ nguồn thải CTNH thực hiện các quy định của pháp luật về quản lý CTNH trên địa bàn tỉnh. Đồng thời gửi danh sách chủ nguồn thải CTNH về Sở Tài nguyên và Môi trường trước ngày 30/11/2019 để phối hợp trong công tác quản lý nhà nước; tăng cường công tác kiểm tra, giám sát công tác quản lý CTNH của các chủ nguồn thải CTNH và xử lý vi phạm về quản lý CTNH trên địa bàn quản lý.
Chỉ đạo Ủy ban nhân dân các xã, phường, thị trấn bảo vệ chặt chẽ an ninh môi trường các nguồn nước dùng cho mục đích cấp nước sinh hoạt, nhất là các xã, thị trấn thuộc huyện Yên Bình và huyện Lục Yên trong lưu vực hồ Thác Bà; khi phát hiện tổ chức, cá nhân vận chuyển, hoặc đổ trộm CTNH, đặc biệt là dầu thải, hóa chất độc hại trong địa bàn quản lý thì phải kịp thời ngăn chặn, xử lý giảm thiểu ánh hưởng đến môi trường, đồng thời báo cáo Ủy ban nhân dân cấp huyện, Sở Tài nguyên và Môi trường và các cơ quan có liên quan để phối hợp giải quyết;
Phổ biến số điện thoại Đường dây nóng về môi trường (0888.734898) để nhân dân biết và kịp thời thông tin về các vụ vi phạm và sự cố khi phát hiện.
Định kỳ báo cáo công tác quản lý chất thải nguy hại trên địa bàn về Sở Tài nguyên và Môi trường để tổng hợp, báo cáo Bộ Tài nguyên và Môi trường, Ủy ban nhân dân tỉnh Yên Bái theo quy định.
Các đơn vị cung cấp nước sạch: Chủ động, thường xuyên kiểm tra, giám sát và có biện pháp bảo vệ vùng bảo hộ vệ sinh khu vực lấy nước và nguồn nước sinh hoạt của cơ sở mình; thực hiện thướng xuyên công tác quan trắc, đánh giá chất lượng nguồn nước đầu vào, chất lượng nước cấp cho sinh hoạt tại cơ sở; khi phát hiện ô nhiễm phải dừng cấp nước để xử lý, đồng thời báo cáo với cơ quan nhà nước có thẩm quyền để xem xét giải quyết.
1587 lượt xem
Ban Biên tập
Cổng thông tin điện tử tỉnh - UBND tỉnh vừa có công văn yêu cầu các sở, ngành: Tài nguyên và Môi trường, Công Thương, Công an tỉnh; Cục Quản lý thị trường tỉnh; UBND các huyện, thị xã, thành phố; các đơn vị cung cấp nước sạch tăng cường công tác quản lý chất thải nguy hại trên địa bàn tỉnh Trong thời gian qua, công tác quản lý chất thải nguy hại (CTNH) trên địa bàn tỉnh thường xuyên được quan tâm, quản lý chặt chẽ. Công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về bảo vệ môi trường nói chung, về CTNH nói riêng được tăng cường. Công tác quản lý CTNH tại cơ sở phát sinh (thu gom, phân loại, lưu giữ) đã được các chủ nguồn thải từng bước thực hiện theo quy định; số lượng các chủ nguồn thải ký hợp đồng, chuyển giao CTNH cho các chủ xử lý CTNH được Bộ Tài nguyên và Môi trường cấp giấy phép xử lý CTNH ngày càng tăng, đặc biệt kể từ khi Ủy ban nhân dân tỉnh Yên Bái ban hành Quyết định số 2555/QĐ-UBND ngày 05/10/2016 về việc ban hành Kế hoạch thu gom, lưu giữ, trung chuyển, vận chuyển để xử lý CTNH trên địa bàn tỉnh.
Tuy nhiên, bên cạnh những mặt tích cực nêu trên, công tác quản lý CTNH trên địa bàn tỉnh vẫn còn những bất cập cần khắc phục như: Một số chủ nguồn thải CTNH không đăng ký chủ nguồn thải CTNH, không lập và nộp báo cáo quản lý CTNH định kỳ, không ký hợp đồng, chuyển giao CTNH cho các chủ xử lý có Giấy phép theo quy định,…; việc quản lý CTNH tại cơ sở phát sinh, nhất là việc chuyển giao, xử lý CTNH của các cơ sở này nhìn chung chưa được sự theo dõi, giám sát của các cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền; vẫn còn tình trạng CTNH là dầu thải được bán, chuyển giao cho các tổ chức, cá nhân không có chức năng vận chuyển, xử lý CTNH để tái chế, tái sử dụng, tiềm ẩn nhiều nguy cơ xảy ra các sự cố về môi trường liên quan đến CTNH, đặc biệt là dầu thải.
Để khắc phục những bất cập nêu trên, kịp thời phòng ngừa xảy ra sự cố về môi trường do vi phạm về quản lý CTNH; đồng thời tăng cường bảo vệ môi trường sống, sức khỏe của nhân dân trên địa bàn tỉnh, Ủy ban nhân dân tỉnh Yên Bái yêu cầu các sở, ban, ngành của tỉnh, Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố và các tổ chức, cá nhân có liên quan thực hiện những nội dung sau đây:
Sở Tài nguyên và Môi trường: Phối hợp với Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố, rà soát, thống kê đầy đủ các chủ nguồn thải CTNH và hướng dẫn chủ nguồn thải thực hiện các quy định của pháp luật về quản lý CTNH trên địa bàn tỉnh; thực hiện tốt công tác thanh tra, kiểm tra, kiểm soát chặt chẽ công tác quản lý CTNH của các chủ nguồn thải trên địa bàn tỉnh; yêu cầu các chủ nguồn thải CTNH thực hiện nghiêm, đầy đủ trách nhiệm của chủ nguồn thải theo quy định của pháp luật, đặc biệt là việc ký hợp đồng vận chuyển, xử lý CTNH với các chủ xử lý CTNH; xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm theo quy định.
Định kỳ báo cáo tình công tác quản lý CTNH trên địa bàn tỉnh về Bộ Tài nguyên và Môi trường và Ủy ban nhân dân tỉnh Yên Bái theo quy định.
Sở Công Thương: Tăng cường công tác quản lý nhà nước về hóa chất, nhất là hóa chất độc hại trong hoạt động sản xuất, kinh doanh trên địa bàn tỉnh. Rà soát, yêu cầu các đơn vị có sử dụng hóa chất trong sản xuất lập phương án, kế hoạch phòng ngừa, ứng phó sự cố hóa chất theo quy định của pháp luật.
Công an tỉnh: Tăng cường, đẩy mạnh công tác phát hiện, xử lý các hành vi vi phạm pháp luật về buôn bán, vận chuyển, xử lý CTNH, nhất là các cơ sở tái chế dầu thải trên địa bàn; tăng cường công tác điều tra, đấu tranh, xử lý đối với tội phạm về môi trường, nhất là các hành vi đổ trộm CTNH, đặc biệt là dầu thải hoặc các loại hóa chất độc hại ra ngoài môi trường trên địa bàn tỉnh.
Cục Quản lý thị trường tỉnh Yên Bái: Tăng cường kiểm tra, giám sát, phát hiện các hành vi vi phạm về buôn bán, vận chuyển CTNH trái quy định của pháp luật trên địa bàn tỉnh; phối hợp với các cơ quan, đơn vị có liên quan để xử lý theo quy định.
UBND các huyện, thị xã, thành phố: Rà soát, thống kê đầy đủ các chủ nguồn thải CTNH thuộc thẩm quyền giải quyết thủ tục hành chính về môi trường của mình trong địa bàn; hướng dẫn chủ nguồn thải CTNH thực hiện các quy định của pháp luật về quản lý CTNH trên địa bàn tỉnh. Đồng thời gửi danh sách chủ nguồn thải CTNH về Sở Tài nguyên và Môi trường trước ngày 30/11/2019 để phối hợp trong công tác quản lý nhà nước; tăng cường công tác kiểm tra, giám sát công tác quản lý CTNH của các chủ nguồn thải CTNH và xử lý vi phạm về quản lý CTNH trên địa bàn quản lý.
Chỉ đạo Ủy ban nhân dân các xã, phường, thị trấn bảo vệ chặt chẽ an ninh môi trường các nguồn nước dùng cho mục đích cấp nước sinh hoạt, nhất là các xã, thị trấn thuộc huyện Yên Bình và huyện Lục Yên trong lưu vực hồ Thác Bà; khi phát hiện tổ chức, cá nhân vận chuyển, hoặc đổ trộm CTNH, đặc biệt là dầu thải, hóa chất độc hại trong địa bàn quản lý thì phải kịp thời ngăn chặn, xử lý giảm thiểu ánh hưởng đến môi trường, đồng thời báo cáo Ủy ban nhân dân cấp huyện, Sở Tài nguyên và Môi trường và các cơ quan có liên quan để phối hợp giải quyết;
Phổ biến số điện thoại Đường dây nóng về môi trường (0888.734898) để nhân dân biết và kịp thời thông tin về các vụ vi phạm và sự cố khi phát hiện.
Định kỳ báo cáo công tác quản lý chất thải nguy hại trên địa bàn về Sở Tài nguyên và Môi trường để tổng hợp, báo cáo Bộ Tài nguyên và Môi trường, Ủy ban nhân dân tỉnh Yên Bái theo quy định.
Các đơn vị cung cấp nước sạch: Chủ động, thường xuyên kiểm tra, giám sát và có biện pháp bảo vệ vùng bảo hộ vệ sinh khu vực lấy nước và nguồn nước sinh hoạt của cơ sở mình; thực hiện thướng xuyên công tác quan trắc, đánh giá chất lượng nguồn nước đầu vào, chất lượng nước cấp cho sinh hoạt tại cơ sở; khi phát hiện ô nhiễm phải dừng cấp nước để xử lý, đồng thời báo cáo với cơ quan nhà nước có thẩm quyền để xem xét giải quyết.