CTTĐT - Thời gian qua, Hội Nông dân các cấp đã làm tốt công tác phối hợp với các tổ chức tín dụng truyền tải vốn cho nông dân sản xuất, kinh doanh góp phần giúp các hộ hội viên nông dân, nhất là các hộ nghèo, đối tượng chính sách chuyển biến nhận thức và hành động, thay đổi cách thức làm ăn, chủ động, tích cực tham gia phát triển kinh triển kinh tế, xóa đói giảm nghèo và làm giàu bền vững.
Thông qua Hội Nông dân, nhiều hội viên được vay vốn tín dụng ưu đãi đã phát triển nhiều mô hình kinh tế hiệu quả.
Xác định công tác phối hợp với các tổ chức tín dụng truyền tải vốn cho nông dân sản xuất, kinh doanh là một trong những nhiệm vụ trọng tâm của Hội, là phương thức để tập hợp nông dân tham gia và gắn bó với tổ chức Hội. Ban Chấp hành Hội Nông dân tỉnh Yên Bái đã đưa nội dung này vào trong chương trình công tác toàn khóa và chương trình công tác hàng năm của Hội. Đặc biệt, với vai trò là cơ quan Thường trực Ban Chỉ đạo tỉnh thực hiện Kết luận số 61-KL/TW, Hội Nông dân tỉnh đã tích cực tham mưu cho Tỉnh ủy, Ban Chỉ đạo tỉnh ban hành các văn bản chỉ đạo xây dựng Quỹ Hỗ trợ nông dân các cấp, thành lập và xây dựng Trung tâm Dạy nghề & Hỗ trợ nông dân (hiện nay đổi tên Trung tâm Hỗ trợ nông dân); xây dựng và triển khai Đề án “Nâng cao hiệu quả các hoạt động tư vấn, hỗ trợ nông dân, giai đoạn 2015 –2020”; ký kết chương trình phối hợp với Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tỉnh Yên Bái, Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Ngân hàng Chính sách xã hội tỉnh để tuyên truyền tới nông dân các chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước về tín dụng chính sách xã hội phát triển nông nghiệp, nông thôn; phối hợp tạo điều kiện cho nông dân được tiếp cận các nguồn vốn ưu đãi của Chính phủ.
Thực hiện nghị định số 78/2002/NĐ-CP ngày 04/10/2002 của Chính phủ và các văn bản liên tịch, các văn bản thỏa thuận giữa Hội Nông dân và ngân hàng chính sách xã hội (CSXH) về chính sách tín dụng ưu đãi và thực hiện ủy thác cho vay hộ nghèo, các đối tượng chính sách khác. Trong nhiệm kỳ qua, Hội Nông dân tỉnh Yên Bái đã phối hợp chặt chẽ với chi nhánh Ngân hàng CSXH tỉnh chỉ đạo, hướng dẫn Hội Nông dân các cơ sở tuyên truyền để người dân hiểu rõ về quyền lợi và trách nhiệm của người vay từ đó sử dụng vốn có hiệu quả; triển khai thực hiện tốt 6 công đoạn trong quy trình cho vay ủy thác; chỉ đạo các tổ vay vốn xây dựng quy chế hoạt động và làm tốt công tác rà soát, bình xét các hộ được vay vốn đúng đối tượng, công khai minh bạch.
Nhờ có sự vào cuộc mạnh mẽ, đồng bộ giữa Hội Nông dân, Ngân hàng CSXH cùng chính quyền các địa phương nên việc triển khai thực hiện chương trình ủy thác đã bảo đảm chất lượng và đạt được những kết quả tích cực. Đến nay, đã có 9/9 Hội Nông dân cấp huyện ký văn bản liên tịch với Ngân hàng CSXH, 164/180 Hội cấp xã ký Hợp đồng uỷ thác với Ngân hàng CSXH. Số tổ tiết kiệm và vay vốn (TK&VV) do Hội nông dân quản lý là 677 tổ, 23.769 hộ nông dân vay với số dư nợ 770.514 triệu đồng. Hoạt động ủy thác Ngân hàng CSXH của Hội Nông dân luôn chiếm tỷ trọng cao so với 4 Hội – Đoàn thể; chất lượng tín dụng chính sách do Hội quản lý luôn dẫn đầu và không ngừng nâng cao qua các năm. Hầu hết các hộ vay vốn đều chấp hành nghiêm túc việc trả lãi hàng tháng và trả nợ gốc khi đến hạn, nợ quá hạn hiện nay chỉ có 355 triệu đồng, chiếm 0,05% so với dư nợ Hội quản lý; số tổ TK&VV đạt loại tốt chiếm 99%, số tổ khá chiếm 1%, không có tổ yếu, kém. Bên cạnh đó, Hội cũng làm tốt công tác vận động các hộ vay vốn gửi tiết kiệm, đến nay đã có 100% số tổ TK&VV do Hội quản lý có số dư tiết kiệm, 99% số hộ vay tham gia gửi tiết kiệm với tổng số dư tiền gửi 26,7 tỷ đồng, bình quân mỗi hộ có số dư tiền gửi 1,1 triệu đồng, đây cũng là nguồn tiền quan trọng để bổ sung vào nguồn vốn cho vay, đồng thời tạo nguồn tích luỹ giảm bớt gánh nặng cho hộ khi đến hạn trả nợ. Không chỉ thực hiện tốt những công việc được uỷ thác, Hội Nông dân các cấp đã luôn chủ động phối hợp chặt chẽ với ngân hàng CSXH trong quản lý vốn tín dụng chính sách. Từ việc trao đổi thông tin hai chiều; phối hợp tập huấn nghiệp vụ cho cán bộ Hội làm công tác uỷ thác và Ban quản lý tổ TK&VV; phối hợp đối chiếu, phân tích, đánh giá các khoản nợ; phối hợp đôn đốc thu hồi các khoản nợ xấu, xử lý nợ bị rủi ro...
Thực hiện sự chỉ đạo của Trung ương Hội Nông dân Việt Nam, Hội Nông dân tỉnh phối hợp với Ngân hàng Nhà nước, Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chi nhánh tỉnh Yên Bái tuyên truyền các chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước liên quan đến chính sách tín dụng phục vụ nông nghiệp, nông thôn như Nghị định 41-NĐ/CP và Nghị định 55/2015/NĐ-CP về Chính sách tín dụng phục vụ phát triển nông nghiệp nông thôn, các văn bản hướng dẫn của Trung ương Hội Nông dân Việt Nam, Ngân hàng Nhà nước về triển khai vay vốn tín chấp cho nông dân tới 9/9 huyện, thị, thành Hội, 100% cơ sở Hội với nhiều hình thức đa dạng, phong phú. Cùng với công tác tuyên truyền, hàng năm, Hội Nông dân tỉnh đã phối hợp chặt chẽ với chi nhánh Ngân hàng Nông nghiệp&PTNT tỉnh Yên Bái xây dựng kế hoạch triển khai, ban hành các văn bản liên tịch phối hợp giữa hai ngành; tổ chức hội nghị triển khai, hướng dẫn thực hiện cho cán bộ các cấp Hội. Phối hợp với Ngân hàng Nông nghiệp &PTNT thống nhất các nhiệm vụ và giao chỉ tiêu tăng trưởng dư nợ tín dụng cho vay đối với các huyện, thị, thành phố; ban hành kế hoạch, tổ chức kiểm tra liên ngành việc thực hiện chính sách tín dụng phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn đối với các cấp Hội và ngân hàng Nông nghiệp&PTNT cùng cấp. Từ nguồn vốn tín chấp với ngân hàng NN&PTNT đã tạo điều kiện cho hàng chục ngàn hộ nông dân, hộ kinh doanh và các doanh nghiệp, hợp tác xã có hoạt động kinh doanh trên địa bàn nông thôn được tiếp cận với nguồn vốn vay. Đến nay, Hội Nông dân tỉnh Yên Bái có 303 tổ vay vốn ký hợp đồng tín chấp với Ngân hàng Nông nghiệp&PTNT, doanh số cho vay là 382.224 triệu đồng giúp 6.353 hộ nông dân vay vốn phát triển sản xuất hàng hóa gắn với thị trường, góp phần xây dựng nông thôn mới.
Cùng với nguồn vốn từ các ngân hàng, nguồn vốn từ Quỹ Hỗ trợ nông dân do Hội quản lý cũng đã hỗ trợ thiết thực cho nông dân xây dựng và nhân rộng các mô hình chuyển đổi sản xuất theo hướng hàng hóa. Riêng năm 2018, các cấp Hội đã vận động phát triển được 1,118 tỷ đồng, nâng tổng quỹ Hỗ trợ nông dân toàn tỉnh lên hơn 9 tỷ đồng. Từ nguồn vốn Quỹ Hỗ trợ nông dân, các cấp Hội đã xây dựng được 150 mô hình, dự án nhóm hộ với 400 lượt hộ hội viên phát triển sản xuất kinh doanh, thúc đẩy hình thành các liên kết trong sản xuất kinh doanh, giúp đỡ nhau về kinh nghiệm, khoa học kỹ thuật trong sản xuất... Những mô hình dự án đem lại hiệu quả cao như dự án “Nuôi ba ba” ở xã Nghĩa Tâm, huyện Văn Chấn; dự án “Sản xuất miến đao” ở xã Giới Phiên, thành phố Yên Bái; dự án “Chăm sóc và khai thác gỗ rừng trồng” ở xã Phú Thịnh, huyện Yên Bình... Từ nguồn vốn Quỹ đã giúp cho nhiều hộ hội viên vươn lên làm giàu, tạo việc làm cho lao động ở địa phương. Điển hình như hộ ông Vũ Huy Quang - xã Lương Thịnh, huyện Trấn Yên vay vốn thực hiện mô hình trang trại nuôi thỏ đến nay cho doanh thu từ 3 - 4 tỷ đồng/năm, tạo việc làm thường xuyên cho 5 lao động địa phương; hộ hội viên Nguyễn Đức Toàn - xã Minh Bảo, thành phố Yên Bái vay vốn xây dựng mô hình chế biến gỗ rừng trồng, cho lãi hàng năm từ 600 - 800 triệu đồng, tạo việc làm cho 10 lao động với mức thu nhập ổn định từ 6-7 triệu đồng/tháng...
Thời gian tới, Hội Nông dân tỉnh tiếp tục tăng cường phối hợp phối hợp với các tổ chức tín dụng truyền tải vốn cho nông dân sản xuất, kinh doanh, giúp nông dân xây dựng mô hình phát triển kinh tế, xóa đói, giảm nghèo và làm giàu bền vững, góp phần xây dựng nông thôn mới tại địa phương.
2137 lượt xem
CTV: Cao Nga
Cổng thông tin điện tử tỉnh - Thời gian qua, Hội Nông dân các cấp đã làm tốt công tác phối hợp với các tổ chức tín dụng truyền tải vốn cho nông dân sản xuất, kinh doanh góp phần giúp các hộ hội viên nông dân, nhất là các hộ nghèo, đối tượng chính sách chuyển biến nhận thức và hành động, thay đổi cách thức làm ăn, chủ động, tích cực tham gia phát triển kinh triển kinh tế, xóa đói giảm nghèo và làm giàu bền vững.Xác định công tác phối hợp với các tổ chức tín dụng truyền tải vốn cho nông dân sản xuất, kinh doanh là một trong những nhiệm vụ trọng tâm của Hội, là phương thức để tập hợp nông dân tham gia và gắn bó với tổ chức Hội. Ban Chấp hành Hội Nông dân tỉnh Yên Bái đã đưa nội dung này vào trong chương trình công tác toàn khóa và chương trình công tác hàng năm của Hội. Đặc biệt, với vai trò là cơ quan Thường trực Ban Chỉ đạo tỉnh thực hiện Kết luận số 61-KL/TW, Hội Nông dân tỉnh đã tích cực tham mưu cho Tỉnh ủy, Ban Chỉ đạo tỉnh ban hành các văn bản chỉ đạo xây dựng Quỹ Hỗ trợ nông dân các cấp, thành lập và xây dựng Trung tâm Dạy nghề & Hỗ trợ nông dân (hiện nay đổi tên Trung tâm Hỗ trợ nông dân); xây dựng và triển khai Đề án “Nâng cao hiệu quả các hoạt động tư vấn, hỗ trợ nông dân, giai đoạn 2015 –2020”; ký kết chương trình phối hợp với Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tỉnh Yên Bái, Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Ngân hàng Chính sách xã hội tỉnh để tuyên truyền tới nông dân các chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước về tín dụng chính sách xã hội phát triển nông nghiệp, nông thôn; phối hợp tạo điều kiện cho nông dân được tiếp cận các nguồn vốn ưu đãi của Chính phủ.
Thực hiện nghị định số 78/2002/NĐ-CP ngày 04/10/2002 của Chính phủ và các văn bản liên tịch, các văn bản thỏa thuận giữa Hội Nông dân và ngân hàng chính sách xã hội (CSXH) về chính sách tín dụng ưu đãi và thực hiện ủy thác cho vay hộ nghèo, các đối tượng chính sách khác. Trong nhiệm kỳ qua, Hội Nông dân tỉnh Yên Bái đã phối hợp chặt chẽ với chi nhánh Ngân hàng CSXH tỉnh chỉ đạo, hướng dẫn Hội Nông dân các cơ sở tuyên truyền để người dân hiểu rõ về quyền lợi và trách nhiệm của người vay từ đó sử dụng vốn có hiệu quả; triển khai thực hiện tốt 6 công đoạn trong quy trình cho vay ủy thác; chỉ đạo các tổ vay vốn xây dựng quy chế hoạt động và làm tốt công tác rà soát, bình xét các hộ được vay vốn đúng đối tượng, công khai minh bạch.
Nhờ có sự vào cuộc mạnh mẽ, đồng bộ giữa Hội Nông dân, Ngân hàng CSXH cùng chính quyền các địa phương nên việc triển khai thực hiện chương trình ủy thác đã bảo đảm chất lượng và đạt được những kết quả tích cực. Đến nay, đã có 9/9 Hội Nông dân cấp huyện ký văn bản liên tịch với Ngân hàng CSXH, 164/180 Hội cấp xã ký Hợp đồng uỷ thác với Ngân hàng CSXH. Số tổ tiết kiệm và vay vốn (TK&VV) do Hội nông dân quản lý là 677 tổ, 23.769 hộ nông dân vay với số dư nợ 770.514 triệu đồng. Hoạt động ủy thác Ngân hàng CSXH của Hội Nông dân luôn chiếm tỷ trọng cao so với 4 Hội – Đoàn thể; chất lượng tín dụng chính sách do Hội quản lý luôn dẫn đầu và không ngừng nâng cao qua các năm. Hầu hết các hộ vay vốn đều chấp hành nghiêm túc việc trả lãi hàng tháng và trả nợ gốc khi đến hạn, nợ quá hạn hiện nay chỉ có 355 triệu đồng, chiếm 0,05% so với dư nợ Hội quản lý; số tổ TK&VV đạt loại tốt chiếm 99%, số tổ khá chiếm 1%, không có tổ yếu, kém. Bên cạnh đó, Hội cũng làm tốt công tác vận động các hộ vay vốn gửi tiết kiệm, đến nay đã có 100% số tổ TK&VV do Hội quản lý có số dư tiết kiệm, 99% số hộ vay tham gia gửi tiết kiệm với tổng số dư tiền gửi 26,7 tỷ đồng, bình quân mỗi hộ có số dư tiền gửi 1,1 triệu đồng, đây cũng là nguồn tiền quan trọng để bổ sung vào nguồn vốn cho vay, đồng thời tạo nguồn tích luỹ giảm bớt gánh nặng cho hộ khi đến hạn trả nợ. Không chỉ thực hiện tốt những công việc được uỷ thác, Hội Nông dân các cấp đã luôn chủ động phối hợp chặt chẽ với ngân hàng CSXH trong quản lý vốn tín dụng chính sách. Từ việc trao đổi thông tin hai chiều; phối hợp tập huấn nghiệp vụ cho cán bộ Hội làm công tác uỷ thác và Ban quản lý tổ TK&VV; phối hợp đối chiếu, phân tích, đánh giá các khoản nợ; phối hợp đôn đốc thu hồi các khoản nợ xấu, xử lý nợ bị rủi ro...
Thực hiện sự chỉ đạo của Trung ương Hội Nông dân Việt Nam, Hội Nông dân tỉnh phối hợp với Ngân hàng Nhà nước, Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chi nhánh tỉnh Yên Bái tuyên truyền các chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước liên quan đến chính sách tín dụng phục vụ nông nghiệp, nông thôn như Nghị định 41-NĐ/CP và Nghị định 55/2015/NĐ-CP về Chính sách tín dụng phục vụ phát triển nông nghiệp nông thôn, các văn bản hướng dẫn của Trung ương Hội Nông dân Việt Nam, Ngân hàng Nhà nước về triển khai vay vốn tín chấp cho nông dân tới 9/9 huyện, thị, thành Hội, 100% cơ sở Hội với nhiều hình thức đa dạng, phong phú. Cùng với công tác tuyên truyền, hàng năm, Hội Nông dân tỉnh đã phối hợp chặt chẽ với chi nhánh Ngân hàng Nông nghiệp&PTNT tỉnh Yên Bái xây dựng kế hoạch triển khai, ban hành các văn bản liên tịch phối hợp giữa hai ngành; tổ chức hội nghị triển khai, hướng dẫn thực hiện cho cán bộ các cấp Hội. Phối hợp với Ngân hàng Nông nghiệp &PTNT thống nhất các nhiệm vụ và giao chỉ tiêu tăng trưởng dư nợ tín dụng cho vay đối với các huyện, thị, thành phố; ban hành kế hoạch, tổ chức kiểm tra liên ngành việc thực hiện chính sách tín dụng phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn đối với các cấp Hội và ngân hàng Nông nghiệp&PTNT cùng cấp. Từ nguồn vốn tín chấp với ngân hàng NN&PTNT đã tạo điều kiện cho hàng chục ngàn hộ nông dân, hộ kinh doanh và các doanh nghiệp, hợp tác xã có hoạt động kinh doanh trên địa bàn nông thôn được tiếp cận với nguồn vốn vay. Đến nay, Hội Nông dân tỉnh Yên Bái có 303 tổ vay vốn ký hợp đồng tín chấp với Ngân hàng Nông nghiệp&PTNT, doanh số cho vay là 382.224 triệu đồng giúp 6.353 hộ nông dân vay vốn phát triển sản xuất hàng hóa gắn với thị trường, góp phần xây dựng nông thôn mới.
Cùng với nguồn vốn từ các ngân hàng, nguồn vốn từ Quỹ Hỗ trợ nông dân do Hội quản lý cũng đã hỗ trợ thiết thực cho nông dân xây dựng và nhân rộng các mô hình chuyển đổi sản xuất theo hướng hàng hóa. Riêng năm 2018, các cấp Hội đã vận động phát triển được 1,118 tỷ đồng, nâng tổng quỹ Hỗ trợ nông dân toàn tỉnh lên hơn 9 tỷ đồng. Từ nguồn vốn Quỹ Hỗ trợ nông dân, các cấp Hội đã xây dựng được 150 mô hình, dự án nhóm hộ với 400 lượt hộ hội viên phát triển sản xuất kinh doanh, thúc đẩy hình thành các liên kết trong sản xuất kinh doanh, giúp đỡ nhau về kinh nghiệm, khoa học kỹ thuật trong sản xuất... Những mô hình dự án đem lại hiệu quả cao như dự án “Nuôi ba ba” ở xã Nghĩa Tâm, huyện Văn Chấn; dự án “Sản xuất miến đao” ở xã Giới Phiên, thành phố Yên Bái; dự án “Chăm sóc và khai thác gỗ rừng trồng” ở xã Phú Thịnh, huyện Yên Bình... Từ nguồn vốn Quỹ đã giúp cho nhiều hộ hội viên vươn lên làm giàu, tạo việc làm cho lao động ở địa phương. Điển hình như hộ ông Vũ Huy Quang - xã Lương Thịnh, huyện Trấn Yên vay vốn thực hiện mô hình trang trại nuôi thỏ đến nay cho doanh thu từ 3 - 4 tỷ đồng/năm, tạo việc làm thường xuyên cho 5 lao động địa phương; hộ hội viên Nguyễn Đức Toàn - xã Minh Bảo, thành phố Yên Bái vay vốn xây dựng mô hình chế biến gỗ rừng trồng, cho lãi hàng năm từ 600 - 800 triệu đồng, tạo việc làm cho 10 lao động với mức thu nhập ổn định từ 6-7 triệu đồng/tháng...
Thời gian tới, Hội Nông dân tỉnh tiếp tục tăng cường phối hợp phối hợp với các tổ chức tín dụng truyền tải vốn cho nông dân sản xuất, kinh doanh, giúp nông dân xây dựng mô hình phát triển kinh tế, xóa đói, giảm nghèo và làm giàu bền vững, góp phần xây dựng nông thôn mới tại địa phương.