CTTĐT - Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch đã lựa chọn sẽ hỗ trợ phục dựng lễ hội các dân tộc thiểu số thuộc Chương trình mục tiêu phát triển văn hóa năm 2020 cho các tỉnh: Điện Biên, Lai Châu, Yên Bái, Hà Giang, Kon Tum và Bình Phước. Trong đó tỉnh Yên Bái sẽ được hỗ trợ bảo tồn, phục dựng lễ hội truyền thống dân tộc Thái.
Cụ thể, trong năm 2020, Bộ VHTT&DL lựa chọn 7 lễ hội truyền thống các dân tộc thiểu số cần được phục dựng, bảo tồn gồm: Lễ hội truyền thống dân tộc Lào, tỉnh Điện Biên; Lễ hội truyền thống dân tộc La Chí, huyện Quang Bình, tỉnh Hà Giang; Lễ hội truyền thống dân tộc Nùng, huyện Hoàng Su Phì, tỉnh Hà Giang; Lễ hội truyền thống dân tộc Thái, tỉnh Yên Bái; Lễ hội truyền thống tỉnh Bình Phước; Lễ hội truyền thống dân tộc Shi La, tỉnh Lai Châu; Lễ hội truyền thống dân tộc Gia rai, tỉnh Kon Tum.
Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch yêu cầu Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch các tỉnh khảo sát, lựa chọn, lập hồ sơ khoa học về lễ hội được bảo tồn, phục dựng. Căn cứ vào thời gian dự kiến tổ chức bảo tồn, phục dựng lễ hội, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch , Sở Văn hóa và Thể thao các tỉnh chủ động xây dựng chi tiết báo cáo khảo sát, báo cáo khảo tả Lễ hội gửi về Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch để thẩm định trước thời điểm diễn ra lễ hội ít nhất 20 ngày. Trên cơ sở thẩm định của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch , Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch , Sở Văn hóa và Thể thao các tỉnh tiếp thu, tổ chức bảo tồn, phục dựng lễ hội.
Bộ Văn hóa và Thể thao lưu ý khi tổ chức phục dựng lễ hội, Sở Văn hóa và Thể thao , Sở Văn hóa và Thể thao các tỉnh cần chú trọng việc chỉ đạo tổ chức phục dựng lễ hội truyền thống giàu bản sắc, được lưu giữ trong đời sống các dân tộc thiểu số trên địa bàn. Thông qua lễ hội, phát huy các giá trị văn hóa tốt đẹp mang đậm bản sắc văn hóa dân tộc, lồng ghép đưa các yếu tố văn hóa mới tiến bộ nhằm tăng cường giao lưu quảng bá, giới thiệu, phù hợp với nhu cầu hưởng thụ văn hóa, tâm linh của đồng bào các dân tộc, góp phần thúc đẩy phong trào toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số, loại bỏ yếu tố lạc hậu, hủ tục không phù hợp trong đời sống cộng đồng.
Các lễ hội cần diễn ra một cách dân dã, tự nhiên, phản ánh sinh hoạt văn hóa cộng đồng, do đồng bào chủ động tham gia mở hội và thụ hưởng những giá trị văn hóa do lễ hội mang lại một cách thiết thực, vui tươi, lành mạnh, tiết kiệm. Lễ hội dân gian truyền thống không nên tùy tiện, lạm dụng các hình thức sinh hoạt văn hóa mới làm phai nhòa bản sắc văn hóa dân gian. Chú ý phát huy vai trò của già làng, trưởng bản, những người có uy tín, các nghệ nhân văn nghệ dân gian tham gia vào hoạt động của lễ hội, kể cả trong hành lễ cũng như trong phần hội, tránh khiên cưỡng, áp đặt. Tránh mang nặng yếu tố thương mại hoặc lợi dụng để hoạt động mê tín dị đoan, rượu chè, cờ bạc và các tệ nạn xã hội khác trong đời sống xã hội, gây phản cảm và xa lạ với đồng bào dân tộc thiểu số.
1534 lượt xem
Thu Nga
Cổng thông tin điện tử tỉnh - Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch đã lựa chọn sẽ hỗ trợ phục dựng lễ hội các dân tộc thiểu số thuộc Chương trình mục tiêu phát triển văn hóa năm 2020 cho các tỉnh: Điện Biên, Lai Châu, Yên Bái, Hà Giang, Kon Tum và Bình Phước. Trong đó tỉnh Yên Bái sẽ được hỗ trợ bảo tồn, phục dựng lễ hội truyền thống dân tộc Thái.Cụ thể, trong năm 2020, Bộ VHTT&DL lựa chọn 7 lễ hội truyền thống các dân tộc thiểu số cần được phục dựng, bảo tồn gồm: Lễ hội truyền thống dân tộc Lào, tỉnh Điện Biên; Lễ hội truyền thống dân tộc La Chí, huyện Quang Bình, tỉnh Hà Giang; Lễ hội truyền thống dân tộc Nùng, huyện Hoàng Su Phì, tỉnh Hà Giang; Lễ hội truyền thống dân tộc Thái, tỉnh Yên Bái; Lễ hội truyền thống tỉnh Bình Phước; Lễ hội truyền thống dân tộc Shi La, tỉnh Lai Châu; Lễ hội truyền thống dân tộc Gia rai, tỉnh Kon Tum.
Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch yêu cầu Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch các tỉnh khảo sát, lựa chọn, lập hồ sơ khoa học về lễ hội được bảo tồn, phục dựng. Căn cứ vào thời gian dự kiến tổ chức bảo tồn, phục dựng lễ hội, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch , Sở Văn hóa và Thể thao các tỉnh chủ động xây dựng chi tiết báo cáo khảo sát, báo cáo khảo tả Lễ hội gửi về Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch để thẩm định trước thời điểm diễn ra lễ hội ít nhất 20 ngày. Trên cơ sở thẩm định của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch , Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch , Sở Văn hóa và Thể thao các tỉnh tiếp thu, tổ chức bảo tồn, phục dựng lễ hội.
Bộ Văn hóa và Thể thao lưu ý khi tổ chức phục dựng lễ hội, Sở Văn hóa và Thể thao , Sở Văn hóa và Thể thao các tỉnh cần chú trọng việc chỉ đạo tổ chức phục dựng lễ hội truyền thống giàu bản sắc, được lưu giữ trong đời sống các dân tộc thiểu số trên địa bàn. Thông qua lễ hội, phát huy các giá trị văn hóa tốt đẹp mang đậm bản sắc văn hóa dân tộc, lồng ghép đưa các yếu tố văn hóa mới tiến bộ nhằm tăng cường giao lưu quảng bá, giới thiệu, phù hợp với nhu cầu hưởng thụ văn hóa, tâm linh của đồng bào các dân tộc, góp phần thúc đẩy phong trào toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số, loại bỏ yếu tố lạc hậu, hủ tục không phù hợp trong đời sống cộng đồng.
Các lễ hội cần diễn ra một cách dân dã, tự nhiên, phản ánh sinh hoạt văn hóa cộng đồng, do đồng bào chủ động tham gia mở hội và thụ hưởng những giá trị văn hóa do lễ hội mang lại một cách thiết thực, vui tươi, lành mạnh, tiết kiệm. Lễ hội dân gian truyền thống không nên tùy tiện, lạm dụng các hình thức sinh hoạt văn hóa mới làm phai nhòa bản sắc văn hóa dân gian. Chú ý phát huy vai trò của già làng, trưởng bản, những người có uy tín, các nghệ nhân văn nghệ dân gian tham gia vào hoạt động của lễ hội, kể cả trong hành lễ cũng như trong phần hội, tránh khiên cưỡng, áp đặt. Tránh mang nặng yếu tố thương mại hoặc lợi dụng để hoạt động mê tín dị đoan, rượu chè, cờ bạc và các tệ nạn xã hội khác trong đời sống xã hội, gây phản cảm và xa lạ với đồng bào dân tộc thiểu số.