CTTĐT - Trong không khí của những ngày đầu năm mới, trong những ngày này người dân thị xã Nghĩa Lộ phấn khởi ra đồng sản xuất vụ chiêm xuân 2019. Năm nay, người dân tiếp tục gieo cấy đúng khung lịch thời vụ với cơ cấu chủ yếu là các giống lúa chất lượng cao. Có được kết quả đó, ngoài phát huy lợi thế vùng sản xuất lúa lớn thứ 2 Tây Bắc, nổi tiếng với những loại gạo thơm ngon, dẻo ngọt thì còn có sự đóng góp không nhỏ của những người con đất Mường, dành nhiều năm nghiên cứu, đề xuất ý tưởng xây dựng thành công chỉ dẫn địa lý cho sản phẩm Gạo Mường Lò đưa hạt gạo Mường Lò bay xa, được người tiêu dùng cả nước biết đến.
Người nông dân Mường Lò vui mừng vì gạo đặc sản cho giá trị cao
Ngay sau khi sản phẩm gạo Nghĩa Lộ - Mường Lò được công nhận chỉ dẫn địa lý vào đầu năm 2018, gia đình bà Hoàng Thị Văn và các hộ gia đình sản xuất gạo ở tổ Tông Co, phường Tân An, thị xã Nghĩa Lộ rất phấn khởi, tự hào khi hạt gạo của địa phương được người tiêu dùng nhiều nơi biết đến và đón nhận. Giá thành ổn định, đây là động lực để gia đình bà Văn và các hộ dân nơi đây đầu tư sản xuất gạo theo hướng an toàn bằng các giống lúa thuần nguyên chủng như: Séng Cù, J02, Hương Chiêm… Bà Hoàng Thị Văn - tổ Tông Co, phường Tân An, thị xã Nghĩa Lộ cho biết: “Phấn khởi lắm, khi hạt gạo bao năm mình gắn bó nay được giá, được mùa. Giờ chúng tôi phấn đấu chăm sóc tốt để lúc nào lúa cũng được mùa được giá, được nhiều người tiêu dùng biết đến, thu nhập cao hơn.
Đã sản xuất gạo từ nhiều năm nay, bình quân mỗi năm gia đình chị Lường Thị Hoàn - thôn Đêu 2, xã Nghĩa An, thị xã Nghĩa Lộ sản xuất hơn 6.000 m2 ruộng bằng giống lúa Hương Chiêm, thu về hơn 8 tấn thóc. Đây là giống lúa nằm trong vùng sản xuất lúa hàng hóa của thị xã, có năng suất khá, chất lượng gạo dẻo thơm. Năm 2018, Gạo Mường Lò được công nhận chỉ dẫn địa lý, đây vừa là niềm vui, vừa là động lực để chị Hoàn và các hộ nông dân sản xuất lúa gạo ở xã Nghĩa An chú trọng đầu tư sản xuất, tuân thủ các biện pháp kỹ thuật trong sản xuất và chăm sóc gạo để gạo Mường Lò duy trì bảo vệ được thương hiệu, đem lại thu nhập cho người dân và đưa sản xuất nông nghiệp của thị xã phát triển bền vững.
Xưa nay, Nghĩa Lộ - Mường Lò vẫn được biết đến là vựa lúa lớn thứ 2 Tây Bắc, có diện tích gần 3.000 ha, trong đó huyện Văn Chấn với hơn 2.000 ha, thị xã Nghĩa Lộ trên 700 ha. Với điều kiện thổ nhưỡng nhiều phù sa, khí hậu ôn hòa tạo điều kiện cho cây lúa phát triển tốt, hạt gạo có hương vị thơm ngon và đậm đà hơn so với các nơi khác. Tuy nhiên, so với tiềm năng, thế mạnh của địa phương, các sản phẩm gạo ở đây mới chỉ được biết đến trong phạm vi nhỏ, giá trị kinh tế chưa xứng tầm. Do đó, để chắp cánh cho hạt gạo Mường Lò bay xa, năm 2018 thị xã Nghĩa Lộ đã phối hợp với huyện Văn Chấn xây dựng thành công chỉ dẫn địa lý "Gạo Mường Lò” cho sản phẩm gạo Séng Cù và Hương Chiêm.
Trong quá trình xây dựng, thị xã Nghĩa Lộ đã phối hợp với huyện Văn Chấn hoàn thiện hồ sơ như khảo sát, đánh giá, điều tra vùng gạo, những tác động của tự nhiên, con người đến chất lượng gạo, xây dựng bản đồ xác định phạm vi lãnh thổ tương ứng với chỉ dẫn địa lý. Đồng thời, thành lập Ban vận động nhân dân có diện tích lúa nằm trong cánh đồng Mường Lò tham gia Hội sản xuất và kinh doanh gạo Mường Lò.
Bên cạnh các giải pháp để nâng cao chất lượng gạo, quá trình xây dựng chỉ dẫn địa lý gạo Mường Lò, thị xã Nghĩa Lộ còn chú trọng đến việc chế biến, đóng bao bì cho sản phẩm gạo Mường Lò. Là đại lý chuyên kinh doanh gạo ở xã Phù Nham, huyện Văn Chấn ngay khi thị xã Nghĩa Lộ và huyện có chủ trương xây dựng chỉ dẫn địa lý cho sản phẩm gạo Mường Lò, bà Nguyễn Thị Minh Thu đã tích cực tham gia. Mỗi năm gia đình bà Thu mua và bán ra thị trường khoảng hơn 2.000 tấn gạo. Trong đó chủ yếu là gạo Séng Cù và Hương Chiêm. Khi tham gia vào Hội sản xuất và kinh doanh gạo Mường Lò, các đại lý kinh doanh như gia đình bà Thu đã có ý thức hơn trong việc thu mua, chế biến để đảm bảo gạo không bị lẫn.
Việc xây dựng thành công chỉ dẫn địa lý cho hạt gạo Gạo Mường Lò là bước đi đầu tiên cho thấy sự mạnh dạn, dám nghĩ dám làm của những người con Mường Lò đang từng bước chắp cánh cho hạt gạo Mường Lò bay xa. Qua đây cũng cho thấy quá trình xây dựng sản phẩm gạo phát triển bền vững có sự liên kết giữa "4 nhà" nhà nông - nhà khoa học - nhà doanh nghiệp - nhà nước. Cách làm này đã khai thác được tiềm năng, thế mạnh của địa phương, sự chủ động của người nông dân hướng đến sản xuất nông nghiệp bền vững, có chỗ đứng trên thị trường, đưa hạt gạo Mường Lò ngày càng bay xa.
1110 lượt xem
Cổng thông tin điện tử tỉnh - Trong không khí của những ngày đầu năm mới, trong những ngày này người dân thị xã Nghĩa Lộ phấn khởi ra đồng sản xuất vụ chiêm xuân 2019. Năm nay, người dân tiếp tục gieo cấy đúng khung lịch thời vụ với cơ cấu chủ yếu là các giống lúa chất lượng cao. Có được kết quả đó, ngoài phát huy lợi thế vùng sản xuất lúa lớn thứ 2 Tây Bắc, nổi tiếng với những loại gạo thơm ngon, dẻo ngọt thì còn có sự đóng góp không nhỏ của những người con đất Mường, dành nhiều năm nghiên cứu, đề xuất ý tưởng xây dựng thành công chỉ dẫn địa lý cho sản phẩm Gạo Mường Lò đưa hạt gạo Mường Lò bay xa, được người tiêu dùng cả nước biết đến.Ngay sau khi sản phẩm gạo Nghĩa Lộ - Mường Lò được công nhận chỉ dẫn địa lý vào đầu năm 2018, gia đình bà Hoàng Thị Văn và các hộ gia đình sản xuất gạo ở tổ Tông Co, phường Tân An, thị xã Nghĩa Lộ rất phấn khởi, tự hào khi hạt gạo của địa phương được người tiêu dùng nhiều nơi biết đến và đón nhận. Giá thành ổn định, đây là động lực để gia đình bà Văn và các hộ dân nơi đây đầu tư sản xuất gạo theo hướng an toàn bằng các giống lúa thuần nguyên chủng như: Séng Cù, J02, Hương Chiêm… Bà Hoàng Thị Văn - tổ Tông Co, phường Tân An, thị xã Nghĩa Lộ cho biết: “Phấn khởi lắm, khi hạt gạo bao năm mình gắn bó nay được giá, được mùa. Giờ chúng tôi phấn đấu chăm sóc tốt để lúc nào lúa cũng được mùa được giá, được nhiều người tiêu dùng biết đến, thu nhập cao hơn.
Đã sản xuất gạo từ nhiều năm nay, bình quân mỗi năm gia đình chị Lường Thị Hoàn - thôn Đêu 2, xã Nghĩa An, thị xã Nghĩa Lộ sản xuất hơn 6.000 m2 ruộng bằng giống lúa Hương Chiêm, thu về hơn 8 tấn thóc. Đây là giống lúa nằm trong vùng sản xuất lúa hàng hóa của thị xã, có năng suất khá, chất lượng gạo dẻo thơm. Năm 2018, Gạo Mường Lò được công nhận chỉ dẫn địa lý, đây vừa là niềm vui, vừa là động lực để chị Hoàn và các hộ nông dân sản xuất lúa gạo ở xã Nghĩa An chú trọng đầu tư sản xuất, tuân thủ các biện pháp kỹ thuật trong sản xuất và chăm sóc gạo để gạo Mường Lò duy trì bảo vệ được thương hiệu, đem lại thu nhập cho người dân và đưa sản xuất nông nghiệp của thị xã phát triển bền vững.
Xưa nay, Nghĩa Lộ - Mường Lò vẫn được biết đến là vựa lúa lớn thứ 2 Tây Bắc, có diện tích gần 3.000 ha, trong đó huyện Văn Chấn với hơn 2.000 ha, thị xã Nghĩa Lộ trên 700 ha. Với điều kiện thổ nhưỡng nhiều phù sa, khí hậu ôn hòa tạo điều kiện cho cây lúa phát triển tốt, hạt gạo có hương vị thơm ngon và đậm đà hơn so với các nơi khác. Tuy nhiên, so với tiềm năng, thế mạnh của địa phương, các sản phẩm gạo ở đây mới chỉ được biết đến trong phạm vi nhỏ, giá trị kinh tế chưa xứng tầm. Do đó, để chắp cánh cho hạt gạo Mường Lò bay xa, năm 2018 thị xã Nghĩa Lộ đã phối hợp với huyện Văn Chấn xây dựng thành công chỉ dẫn địa lý "Gạo Mường Lò” cho sản phẩm gạo Séng Cù và Hương Chiêm.
Trong quá trình xây dựng, thị xã Nghĩa Lộ đã phối hợp với huyện Văn Chấn hoàn thiện hồ sơ như khảo sát, đánh giá, điều tra vùng gạo, những tác động của tự nhiên, con người đến chất lượng gạo, xây dựng bản đồ xác định phạm vi lãnh thổ tương ứng với chỉ dẫn địa lý. Đồng thời, thành lập Ban vận động nhân dân có diện tích lúa nằm trong cánh đồng Mường Lò tham gia Hội sản xuất và kinh doanh gạo Mường Lò.
Bên cạnh các giải pháp để nâng cao chất lượng gạo, quá trình xây dựng chỉ dẫn địa lý gạo Mường Lò, thị xã Nghĩa Lộ còn chú trọng đến việc chế biến, đóng bao bì cho sản phẩm gạo Mường Lò. Là đại lý chuyên kinh doanh gạo ở xã Phù Nham, huyện Văn Chấn ngay khi thị xã Nghĩa Lộ và huyện có chủ trương xây dựng chỉ dẫn địa lý cho sản phẩm gạo Mường Lò, bà Nguyễn Thị Minh Thu đã tích cực tham gia. Mỗi năm gia đình bà Thu mua và bán ra thị trường khoảng hơn 2.000 tấn gạo. Trong đó chủ yếu là gạo Séng Cù và Hương Chiêm. Khi tham gia vào Hội sản xuất và kinh doanh gạo Mường Lò, các đại lý kinh doanh như gia đình bà Thu đã có ý thức hơn trong việc thu mua, chế biến để đảm bảo gạo không bị lẫn.
Việc xây dựng thành công chỉ dẫn địa lý cho hạt gạo Gạo Mường Lò là bước đi đầu tiên cho thấy sự mạnh dạn, dám nghĩ dám làm của những người con Mường Lò đang từng bước chắp cánh cho hạt gạo Mường Lò bay xa. Qua đây cũng cho thấy quá trình xây dựng sản phẩm gạo phát triển bền vững có sự liên kết giữa "4 nhà" nhà nông - nhà khoa học - nhà doanh nghiệp - nhà nước. Cách làm này đã khai thác được tiềm năng, thế mạnh của địa phương, sự chủ động của người nông dân hướng đến sản xuất nông nghiệp bền vững, có chỗ đứng trên thị trường, đưa hạt gạo Mường Lò ngày càng bay xa.