Bộ Giao thông vận tải đã có văn bản yêu cầu các đơn vị liên quan thực hiện nhiều giải pháp, kế hoạch tổ chức thực hiện nhằm đảm bảo chất lượng, tiến độ các dự án, công trình xây dựng trọng điểm quốc gia.
Ảnh minh họa
Cụ thể, nhằm đảm bảo chất lượng, tiến độ các dự án xây dựng trọng điểm quốc gia, Bộ Giao thông vận tải yêu cầu các cơ quan, đơn vị rà soát, đề xuất các nội dung nhằm hoàn thiện hệ thống pháp luật liên quan lĩnh vực xây dựng nhằm bảo đảm tính thống nhất, đồng bộ trong hệ thống pháp luật về xây dựng; đồng bộ giữa hệ thống pháp luật về xây dựng với các hệ thống pháp luật về quy hoạch, đất đai, đầu tư, đầu tư công, môi trường.
Những việc trên nhằm đảm bảo các quy định của pháp luật, tạo hành lang pháp lý thuận lợi thu hút các nhà đầu tư nước ngoài, các doanh nghiệp trong nước vào đầu tư xây dựng các dự án, công trình trọng điểm về hạ tầng giao thông, khuyến khích đầu tư theo hình thức PPP.
Bộ Giao thông vận tải cũng yêu cầu hoàn thành đúng tiến độ triển khai thực hiện đề án hoàn thiện hệ thống tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật xây dựng đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt bảo đảm tính đồng bộ, đầy đủ, đáp ứng yêu cầu quản lý nhà nước và các hoạt động trong xây dựng
Liên quan đến nâng cao năng lực của các chủ thể tham gia hoạt động xây dựng, Bộ Giao thông vận tải yêu cầu nghiên cứu, đề xuất cơ chế khuyến khích các chủ thể trong nước được tham gia thực hiện các dự án, công trình xây dựng trọng điểm quốc gia và kiểm soát đối với nhà thầu trong nước, đối với nhà thầu nước ngoài cần có nguyên tắc liên danh hoặc sử dụng nhà thầu phụ trong nước khi dự thầu theo quy định của pháp luật về đấu thầu.
Để nâng cao chất lượng quy hoạch phát triển ngành, quy hoạch xây dựng, Bộ Giao thông vận tải yêu cầu tiếp tục rà soát bổ sung, hoàn thiện quy hoạch phát triển ngành, đảm bảo tính đồng bộ, khả thi, đáp ứng mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh, bảo vệ môi trường, ứng phó với biến đổi khí hậu; cân đối phù hợp các nguồn lực bảo đảm phát triển đồng bộ giao thông đường bộ, đường sắt, hàng hải, đường thủy nội địa và hàng không.
Về chất lượng lập, thẩm định và phê duyệt dự án đầu tư xây dựng, Bộ Giao thông vận tải yêu cầu xác định rõ sự cần thiết đầu tư xây dựng, đánh giá các yếu tố bảo đảm tính khả thi, tính hiệu quả của dự án; khả năng đáp ứng nhu cầu sử dụng đất, giải phóng mặt bằng xây dựng; việc bảo đảm các yếu tố đầu vào và đáp ứng các đầu ra của sản phẩm dự án; tổng mức đầu tư, tiến độ thực hiện dự án; khả năng huy động vốn theo tiến độ thực hiện; bảo đảm quốc phòng, an ninh và các yếu tố khác. Nghiên cứu, đề xuất mô hình thẩm định Dự án đầu tư xây dựng công trình trọng điểm quốc gia cho phù hợp với thực tế.
Phải kiểm soát chất lượng, tiến độ từ công tác khảo sát, thiết kế, giải phóng mặt bằng xây dựng, lựa chọn nhà thầu và tổ chức quản lý trong quá trình thi công xây dựng. Tham gia góp ý các văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến quản lý chất lượng để làm rõ trách nhiệm của các chủ thể liên quan… đảm bảo việc kiểm soát sự tuân thủ các quy định của pháp luật về công tác quản lý chất lượng; tuân thủ quy chuẩn, tiêu chuẩn áp dụng cho công trình; kịp thời chấn chỉnh, ngăn ngừa sai phạm ảnh hưởng đến chất lượng công trình xây dựng.
1221 lượt xem
Theo Chinhphu.vn
Bộ Giao thông vận tải đã có văn bản yêu cầu các đơn vị liên quan thực hiện nhiều giải pháp, kế hoạch tổ chức thực hiện nhằm đảm bảo chất lượng, tiến độ các dự án, công trình xây dựng trọng điểm quốc gia.Cụ thể, nhằm đảm bảo chất lượng, tiến độ các dự án xây dựng trọng điểm quốc gia, Bộ Giao thông vận tải yêu cầu các cơ quan, đơn vị rà soát, đề xuất các nội dung nhằm hoàn thiện hệ thống pháp luật liên quan lĩnh vực xây dựng nhằm bảo đảm tính thống nhất, đồng bộ trong hệ thống pháp luật về xây dựng; đồng bộ giữa hệ thống pháp luật về xây dựng với các hệ thống pháp luật về quy hoạch, đất đai, đầu tư, đầu tư công, môi trường.
Những việc trên nhằm đảm bảo các quy định của pháp luật, tạo hành lang pháp lý thuận lợi thu hút các nhà đầu tư nước ngoài, các doanh nghiệp trong nước vào đầu tư xây dựng các dự án, công trình trọng điểm về hạ tầng giao thông, khuyến khích đầu tư theo hình thức PPP.
Bộ Giao thông vận tải cũng yêu cầu hoàn thành đúng tiến độ triển khai thực hiện đề án hoàn thiện hệ thống tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật xây dựng đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt bảo đảm tính đồng bộ, đầy đủ, đáp ứng yêu cầu quản lý nhà nước và các hoạt động trong xây dựng
Liên quan đến nâng cao năng lực của các chủ thể tham gia hoạt động xây dựng, Bộ Giao thông vận tải yêu cầu nghiên cứu, đề xuất cơ chế khuyến khích các chủ thể trong nước được tham gia thực hiện các dự án, công trình xây dựng trọng điểm quốc gia và kiểm soát đối với nhà thầu trong nước, đối với nhà thầu nước ngoài cần có nguyên tắc liên danh hoặc sử dụng nhà thầu phụ trong nước khi dự thầu theo quy định của pháp luật về đấu thầu.
Để nâng cao chất lượng quy hoạch phát triển ngành, quy hoạch xây dựng, Bộ Giao thông vận tải yêu cầu tiếp tục rà soát bổ sung, hoàn thiện quy hoạch phát triển ngành, đảm bảo tính đồng bộ, khả thi, đáp ứng mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh, bảo vệ môi trường, ứng phó với biến đổi khí hậu; cân đối phù hợp các nguồn lực bảo đảm phát triển đồng bộ giao thông đường bộ, đường sắt, hàng hải, đường thủy nội địa và hàng không.
Về chất lượng lập, thẩm định và phê duyệt dự án đầu tư xây dựng, Bộ Giao thông vận tải yêu cầu xác định rõ sự cần thiết đầu tư xây dựng, đánh giá các yếu tố bảo đảm tính khả thi, tính hiệu quả của dự án; khả năng đáp ứng nhu cầu sử dụng đất, giải phóng mặt bằng xây dựng; việc bảo đảm các yếu tố đầu vào và đáp ứng các đầu ra của sản phẩm dự án; tổng mức đầu tư, tiến độ thực hiện dự án; khả năng huy động vốn theo tiến độ thực hiện; bảo đảm quốc phòng, an ninh và các yếu tố khác. Nghiên cứu, đề xuất mô hình thẩm định Dự án đầu tư xây dựng công trình trọng điểm quốc gia cho phù hợp với thực tế.
Phải kiểm soát chất lượng, tiến độ từ công tác khảo sát, thiết kế, giải phóng mặt bằng xây dựng, lựa chọn nhà thầu và tổ chức quản lý trong quá trình thi công xây dựng. Tham gia góp ý các văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến quản lý chất lượng để làm rõ trách nhiệm của các chủ thể liên quan… đảm bảo việc kiểm soát sự tuân thủ các quy định của pháp luật về công tác quản lý chất lượng; tuân thủ quy chuẩn, tiêu chuẩn áp dụng cho công trình; kịp thời chấn chỉnh, ngăn ngừa sai phạm ảnh hưởng đến chất lượng công trình xây dựng.