CTTĐT - Vụ đao riềng năm nay tuy giá đao riềng không cao như năm trước nhưng sản lượng và chất lượng củ đao lại tăng. Hộ trồng ít cũng thu về hàng chục triệu đồng, hộ trồng nhiều kết hợp với thu mua và sơ chế bột đao thì có thu nhập tới cả trăm triệu đồng. Hiện nay, người dân Quy Mông không chỉ dừng lại ở khâu sơ chế ra tinh bột đao mà đã thành lập được hợp tác xã sản xuất miến đao.
Chị Phùng Thị Tuyền - Chủ nhiệm Hợp tác xã miến đao xã Quy Mông đang sản xuất miến
Gia đình ông Trần Văn Sáng ở thôn Thịnh Bình, xã Quy Mông vụ này có 3 sào đao riềng trồng trên đất soi bãi. Đã có gần 40 năm trồng đao riềng, gia đình ông áp dụng đúng quy trình kỹ thuật chăm sóc, bón phân và phòng trừ sâu bệnh nên năng suất củ đao luôn đạt ở mức cao. Nhận thấy trồng đao riềng hiệu quả kinh tế cao hơn so với các loại cây trồng khác lại vẫn có thể trồng xen thêm 1 vụ ngô, hiện nay đầu ra khá ổn định nên trong những năm tới, gia đình ông Sáng sẽ tiếp tục mở rộng thêm diện tích trồng đao để tăng thêm thu nhập. Ông Trần Văn Sáng chia sẻ: “Với 3 sào đao, gia đình tôi thu được gần 8 tấn đao củ, với giá bán từ 700 - 800 đồng/kg củ. Sau khi trừ chi phí, vụ thu hoạch đao năm nay gia đình cũng thu về trên 10 triệu đồng”.
Cũng ở thôn Thịnh Bình, xã Quy Mông, trước đây hộ ông Nguyễn Văn Sở chỉ trồng khoảng 3 sào đao. Thấy được so với trồng lúa và các loại cây hoa màu khác thì giá trị kinh tế của cây đao riềng cao hơn nhiều nên ở vụ này, gia đình ông đã dành 8 sào đất soi bài màu mỡ ven sông Hồng để trồng đao riềng. Ông Nguyễn Văn Sở ở thôn Thịnh Bình, xã Quy Mông cho biết: “Do thời gian thu hoạch gấp rút để chuẩn bị đất trồng vụ sau nên tranh thủ khi thời tiết tạnh ráo, gia đình tôi cùng với các hộ trong thôn giúp nhau đổi công thu hoạch củ đao, ước tính vụ đao riềng năm nay gia đình thu trên 20 tấn củ, tương đương giá trị thu nhập hơn 20 triệu đồng. Củ đao của gia đình tôi và các hộ dân thu hoạch đến đâu được các thương lái và hợp tác xã thu mua ngay đến đó”.
Cây đao riềng dễ trồng, không kén đất, có thể tận dụng tất cả những diện tích đất đồi, soi bãi. Ngoài ra trên diện tích cây đao riềng vẫn có thể xen canh thêm 1 vụ ngô hoặc đậu tương. Trong những năm trước đây, hầu hết bà con đều sản xuất miến đao bằng công nghệ thủ công dẫn đến năng suất thấp, chất lượng không đảm bảo nên lợi nhuận đem lại cũng rất hạn chế. Từ thực tế đó, trong vài năm trở lại đây, địa phương đã xây dựng kế hoạch phát triển cây đao riềng theo hướng quy mô sản xuất hàng hóa và tạo nên vùng nguyên liệu lớn. Nhờ đó, đến nay trên địa bàn đã có 6 cơ sở sơ chế tinh bột với quy mô vừa và nhỏ đủ khả năng thu mua và sơ chế toàn bộ sản lượng đao củ của nhân dân trong xã và các xã lân cận như Y Can, Kiên Thành… Đặc biệt, trên địa bàn xã đã thành lập được hợp tác xã sản xuất miến đao thu mua nguyên liệu cho người dân và tiến tới xây dựng thương hiệu cho sản phẩm miến đao Quy Mông. Ông Phùng Tiến Hiển - Phó chủ tịch UBND xã Quy Mông cho biết: “Hiện nay, cây đao riềng đã trở thành cây trồng chủ lực trong phát triển kinh tế nông nghiệp ở xã Quy Mông. Từ giá trị kinh tế mang lại đã giúp cho hàng trăm hộ dân vươn lên thoát nghèo, nhiều hộ trở nên khá giả. Nếu như đến năm 2008, toàn xã mới trồng được 20 ha thì đến nay đã tăng lên trên 50 ha và được trồng thành vùng tập trung tại khu vực các thôn nằm ven bờ sông Hồng, nhờ đó cũng tạo điều kiện thuận lợi cho việc thu mua và chế biến. Trong thời gian tới xã sẽ tiếp tục vận động người dân duy trì diện tích, từ đó hướng tới quy mô sản xuất hàng hóa từ khâu trồng đao, chế biến tinh bột đến làm miến đao”.
Để xây dựng thương hiệu cho sản phẩm miến đao Quy Mông thì chính quyền địa phương cần tiếp tục khuyến khích người dân tiếp tục duy trì ổn định diện tích cây đao riềng hàng năm. Cùng với đó áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất; hình thành các nhóm, tổ, hợp tác xã sản xuất để thuận lợi trong việc xây dựng tư cách pháp nhân, đủ điều kiện vay vốn, quảng bá thương hiệu. Đồng thời phối hợp với các cơ quan chức năng hỗ trợ thêm máy móc, trang thiết bị để hướng tới mục tiêu hình thành một làng nghề sản xuất miến đao ngay tại Quy Mông.
1242 lượt xem
Cổng thông tin điện tử tỉnh - Vụ đao riềng năm nay tuy giá đao riềng không cao như năm trước nhưng sản lượng và chất lượng củ đao lại tăng. Hộ trồng ít cũng thu về hàng chục triệu đồng, hộ trồng nhiều kết hợp với thu mua và sơ chế bột đao thì có thu nhập tới cả trăm triệu đồng. Hiện nay, người dân Quy Mông không chỉ dừng lại ở khâu sơ chế ra tinh bột đao mà đã thành lập được hợp tác xã sản xuất miến đao.Gia đình ông Trần Văn Sáng ở thôn Thịnh Bình, xã Quy Mông vụ này có 3 sào đao riềng trồng trên đất soi bãi. Đã có gần 40 năm trồng đao riềng, gia đình ông áp dụng đúng quy trình kỹ thuật chăm sóc, bón phân và phòng trừ sâu bệnh nên năng suất củ đao luôn đạt ở mức cao. Nhận thấy trồng đao riềng hiệu quả kinh tế cao hơn so với các loại cây trồng khác lại vẫn có thể trồng xen thêm 1 vụ ngô, hiện nay đầu ra khá ổn định nên trong những năm tới, gia đình ông Sáng sẽ tiếp tục mở rộng thêm diện tích trồng đao để tăng thêm thu nhập. Ông Trần Văn Sáng chia sẻ: “Với 3 sào đao, gia đình tôi thu được gần 8 tấn đao củ, với giá bán từ 700 - 800 đồng/kg củ. Sau khi trừ chi phí, vụ thu hoạch đao năm nay gia đình cũng thu về trên 10 triệu đồng”.
Cũng ở thôn Thịnh Bình, xã Quy Mông, trước đây hộ ông Nguyễn Văn Sở chỉ trồng khoảng 3 sào đao. Thấy được so với trồng lúa và các loại cây hoa màu khác thì giá trị kinh tế của cây đao riềng cao hơn nhiều nên ở vụ này, gia đình ông đã dành 8 sào đất soi bài màu mỡ ven sông Hồng để trồng đao riềng. Ông Nguyễn Văn Sở ở thôn Thịnh Bình, xã Quy Mông cho biết: “Do thời gian thu hoạch gấp rút để chuẩn bị đất trồng vụ sau nên tranh thủ khi thời tiết tạnh ráo, gia đình tôi cùng với các hộ trong thôn giúp nhau đổi công thu hoạch củ đao, ước tính vụ đao riềng năm nay gia đình thu trên 20 tấn củ, tương đương giá trị thu nhập hơn 20 triệu đồng. Củ đao của gia đình tôi và các hộ dân thu hoạch đến đâu được các thương lái và hợp tác xã thu mua ngay đến đó”.
Cây đao riềng dễ trồng, không kén đất, có thể tận dụng tất cả những diện tích đất đồi, soi bãi. Ngoài ra trên diện tích cây đao riềng vẫn có thể xen canh thêm 1 vụ ngô hoặc đậu tương. Trong những năm trước đây, hầu hết bà con đều sản xuất miến đao bằng công nghệ thủ công dẫn đến năng suất thấp, chất lượng không đảm bảo nên lợi nhuận đem lại cũng rất hạn chế. Từ thực tế đó, trong vài năm trở lại đây, địa phương đã xây dựng kế hoạch phát triển cây đao riềng theo hướng quy mô sản xuất hàng hóa và tạo nên vùng nguyên liệu lớn. Nhờ đó, đến nay trên địa bàn đã có 6 cơ sở sơ chế tinh bột với quy mô vừa và nhỏ đủ khả năng thu mua và sơ chế toàn bộ sản lượng đao củ của nhân dân trong xã và các xã lân cận như Y Can, Kiên Thành… Đặc biệt, trên địa bàn xã đã thành lập được hợp tác xã sản xuất miến đao thu mua nguyên liệu cho người dân và tiến tới xây dựng thương hiệu cho sản phẩm miến đao Quy Mông. Ông Phùng Tiến Hiển - Phó chủ tịch UBND xã Quy Mông cho biết: “Hiện nay, cây đao riềng đã trở thành cây trồng chủ lực trong phát triển kinh tế nông nghiệp ở xã Quy Mông. Từ giá trị kinh tế mang lại đã giúp cho hàng trăm hộ dân vươn lên thoát nghèo, nhiều hộ trở nên khá giả. Nếu như đến năm 2008, toàn xã mới trồng được 20 ha thì đến nay đã tăng lên trên 50 ha và được trồng thành vùng tập trung tại khu vực các thôn nằm ven bờ sông Hồng, nhờ đó cũng tạo điều kiện thuận lợi cho việc thu mua và chế biến. Trong thời gian tới xã sẽ tiếp tục vận động người dân duy trì diện tích, từ đó hướng tới quy mô sản xuất hàng hóa từ khâu trồng đao, chế biến tinh bột đến làm miến đao”.
Để xây dựng thương hiệu cho sản phẩm miến đao Quy Mông thì chính quyền địa phương cần tiếp tục khuyến khích người dân tiếp tục duy trì ổn định diện tích cây đao riềng hàng năm. Cùng với đó áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất; hình thành các nhóm, tổ, hợp tác xã sản xuất để thuận lợi trong việc xây dựng tư cách pháp nhân, đủ điều kiện vay vốn, quảng bá thương hiệu. Đồng thời phối hợp với các cơ quan chức năng hỗ trợ thêm máy móc, trang thiết bị để hướng tới mục tiêu hình thành một làng nghề sản xuất miến đao ngay tại Quy Mông.