CTTĐT – Để vận động mỗi cá nhân, hộ gia đình, tổ chức, doanh nghiệp, cộng đồng dân cư và toàn xã hội nâng cao nhận thức, ý thức trách nhiệm, tạo chuyển biến căn bản trong sản xuất, kinh doanh thực phẩm trên cơ sở hình thành nếp sống văn hóa, trong đó nông dân trên địa bàn tỉnh là người sản xuất thực phẩm an toàn, người dân trên địa bàn tỉnh được tiêu dùng thực phẩm an toàn, góp phần bảo vệ sức khỏe, nâng cao chất lượng cuộc sống của nhân dân, UBND tỉnh và Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh triển khai Kế hoạch phối hợp thực hiện Chương trình phối hợp 90 về an toàn thực phẩm giai đoạn 2016 - 2020.
Năm 2017 vận động ít nhất 50% số hộ sản xuất nông nghiệp, chế biến, kinh doanh thực phẩm (ảnh minh họa)
Trong đó tổ chức hoạt động tuyên truyền, vận động tổ chức, cá nhân sản xuất, nuôi trồng, chế biến, kinh doanh nông sản thực phẩm; Người tiêu dùng thực phẩm tham gia bảo đảm an toàn thực phẩm. Trong đó tập trung tuyên truyền các quy định về áp dụng sản xuất nông nghiệp an toàn, thực hành nông nghiệp tốt (VietGAP); Các tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật về thực phẩm; Các quy định về điều kiện vệ sinh cơ sở, trang thiết bị, dụng cụ trong sản xuất, chế biến, kinh doanh thực phẩm, kiểm soát nguyên liệu đầu vào, phụ gia thực phẩm; Các quy định về cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm (ATTP), quy định về khám sức khỏe cho người trực tiếp chế biến thực phẩm; Các mô hình, hệ thống quản lý, kiểm soát ATTP trong sản xuất, kinh doanh thực phẩm như: Hệ thống phân tích mối nguy và điểm kiểm soát trọng yếu (HACCP; ISO 22000), Thực hành sản xuất tốt (GMP), thực hành vệ sinh tốt (GHP); Vận động tổ chức, cá nhân sản xuất, nuôi trồng, chế biến, kinh doanh thực phẩm ký cam kết đảm bảo ATTP; Vận động toàn dân xây dựng xã đạt chuẩn văn hóa nông thôn mới, phường đạt chuẩn đô thị văn minh; Vận động nông dân Việt Nam là người sản xuất thực phẩm an toàn, người Việt Nam tiêu dùng thực phẩm phải an toàn; Tuyên truyền để người tiêu dùng hiểu rõ quyền lợi và nghĩa vụ của mình trong việc thực hiện các quy định về bảo đảm ATTP; quyền khiếu nại, trách nhiệm khai báo, tố giác các hành vi vi phạm ATTP của các tổ chức, cá nhân trong hoạt động sản xuất, kinh doanh thực phẩm.
Các sở, ban, ngành thuộc UBND tỉnh và các phòng, ban, đơn vị thuộc UBND các huyện, thị xã, thành phố tăng cường tổ chức các hoạt động tuyên truyền thường xuyên, thiết thực, phù hợp với từng đối tượng cụ thể, có trọng tâm, trọng điểm nhằm nâng cao kiến thức, thái độ, thực hành về ATTP của người dân.
Các cơ quan truyền thông, báo chí địa phương xây dựng kế hoạch sản xuất chương trình ATTP, mở chuyên mục “Vì sức khỏe cộng đồng”, Chuyên trang “An toàn thực phẩm”.
Uỷ ban MTTQ Việt Nam tỉnh và các tổ chức thành viên xây dựng và triển khai kế hoạch truyền thông về ATTP trong hệ thống tổ chức của mình từ tỉnh đến cơ sở.
Xây dựng và nhân rộng mô hình các hộ nông dân, các cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm an toàn. Tổ chức giám sát việc chấp hành pháp luật an toàn thực phẩm đối với các hộ nông dân, các cơ sở, hợp tác xã và doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh thực phẩm; Các cơ quan quản lý nhà nước về ATTP, gồm các sở: Y tế, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Công Thương; các cơ quan quản lý ATTP trực thuộc sở; các phòng: Y tế, Nông nghiệp, Kinh tế hạ tầng… thuộc UBND cấp huyện; Các đơn vị sự nghiệp về ATTP: Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh; Trung tâm Y tế các huyện, thị xã, thành phố; Trạm Y tế các xã, phường, thị trấn.
Phối hợp trong công tác thanh tra, kiểm tra việc chấp hành pháp luật về ATTP; Tổ chức tiếp nhận và xử lý thông tin phản ánh, kiến nghị, phát giác của nhân dân đối với hành vi vi phạm ATTP. Trong đó, UBND xã, phường và Ủy ban MTTQ Việt Nam cùng cấp xử lý và chuyển các phản ánh, kiến nghị và phát giác của nhân dân về vi phạm pháp luật ATTP ở các khu dân cư đến UBND huyện và các sở: Y tế, Công thương, Nông nghiệp và phát triển nông thôn để xử lý theo quy định của pháp luật và đến Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cấp huyện để tổng hợp và xử lý theo hệ thống Mặt trận.
Các sở: Y tế, Công thương, Nông nghiệp và phát triển nông thôn và UBND huyện, xã, phường công bố địa chỉ tiếp nhận các ý kiến phản ánh của nhân dân (nơi tiếp dân, số điện thoại, địa chỉ thư điện tử) tổ chức xử lý và phản hồi kết quả xử lý cho Ủy ban MTTQ Việt Nam các cấp để thông báo cho nhân dân.
Chỉ tiêu chung hàng năm
- 100% xã, phường, thị trấn tổ chức hoạt động tuyên truyền, vận động và kiểm tra, giám sát an toàn thực phẩm.
- Tất cả các xã được công nhận nông thôn mới và phường, thị trấn được công nhận đô thị văn minh phải đạt tiêu chí an toàn thực phẩm.
Chỉ tiêu cụ thể
- Năm 2017: Vận động ít nhất 50% số hộ sản xuất nông nghiệp, chế biến, kinh doanh thực phẩm và 100% số hợp tác xã, doanh nghiệp sản xuất nông sản, thực phẩm ký cam kết sản xuất, kinh doanh thực phẩm an toàn.
- Năm 2018: Vận động ít nhất 60% số hộ sản xuất nông nghiệp, chế biến, kinh doanh thực phẩm ký cam kết và ít nhất 35% số hộ được công nhận là sản xuất, kinh doanh thực phẩm an toàn; 75% số hợp tác xã, doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh nông sản, thực phẩm được công nhận là sản xuất, kinh doanh thực phẩm an toàn.
- Năm 2019: Vận động ít nhất 70% số hộ sản xuất nông nghiệp, chế biến, kinh doanh thực phẩm ký cam kết đảm bảo ATTP, 50% số hộ được công nhận sản xuất, kinh doanh thực phẩm an toàn; 100% số hợp tác xã, doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh nông sản, thực phẩm dược công nhận là sản xuất, kinh doanh thực phẩm an toàn.
- Đến năm 2020: Vận động ít nhất 90% số hộ sản xuất nông nghiệp, chế biến, kinh doanh thực phẩm đăng ký, cam kết bảo đảm ATTP, 60% số hộ được công nhận là sản xuất, kinh doanh thực phẩm an toàn; 100% số hợp tác xã, doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh nông sản, thực phẩm được công nhận là sản xuất, kinh doanh thực phẩm an toàn.
|
1430 lượt xem
Ban Biên tập
Cổng thông tin điện tử tỉnh – Để vận động mỗi cá nhân, hộ gia đình, tổ chức, doanh nghiệp, cộng đồng dân cư và toàn xã hội nâng cao nhận thức, ý thức trách nhiệm, tạo chuyển biến căn bản trong sản xuất, kinh doanh thực phẩm trên cơ sở hình thành nếp sống văn hóa, trong đó nông dân trên địa bàn tỉnh là người sản xuất thực phẩm an toàn, người dân trên địa bàn tỉnh được tiêu dùng thực phẩm an toàn, góp phần bảo vệ sức khỏe, nâng cao chất lượng cuộc sống của nhân dân, UBND tỉnh và Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh triển khai Kế hoạch phối hợp thực hiện Chương trình phối hợp 90 về an toàn thực phẩm giai đoạn 2016 - 2020.Trong đó tổ chức hoạt động tuyên truyền, vận động tổ chức, cá nhân sản xuất, nuôi trồng, chế biến, kinh doanh nông sản thực phẩm; Người tiêu dùng thực phẩm tham gia bảo đảm an toàn thực phẩm. Trong đó tập trung tuyên truyền các quy định về áp dụng sản xuất nông nghiệp an toàn, thực hành nông nghiệp tốt (VietGAP); Các tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật về thực phẩm; Các quy định về điều kiện vệ sinh cơ sở, trang thiết bị, dụng cụ trong sản xuất, chế biến, kinh doanh thực phẩm, kiểm soát nguyên liệu đầu vào, phụ gia thực phẩm; Các quy định về cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm (ATTP), quy định về khám sức khỏe cho người trực tiếp chế biến thực phẩm; Các mô hình, hệ thống quản lý, kiểm soát ATTP trong sản xuất, kinh doanh thực phẩm như: Hệ thống phân tích mối nguy và điểm kiểm soát trọng yếu (HACCP; ISO 22000), Thực hành sản xuất tốt (GMP), thực hành vệ sinh tốt (GHP); Vận động tổ chức, cá nhân sản xuất, nuôi trồng, chế biến, kinh doanh thực phẩm ký cam kết đảm bảo ATTP; Vận động toàn dân xây dựng xã đạt chuẩn văn hóa nông thôn mới, phường đạt chuẩn đô thị văn minh; Vận động nông dân Việt Nam là người sản xuất thực phẩm an toàn, người Việt Nam tiêu dùng thực phẩm phải an toàn; Tuyên truyền để người tiêu dùng hiểu rõ quyền lợi và nghĩa vụ của mình trong việc thực hiện các quy định về bảo đảm ATTP; quyền khiếu nại, trách nhiệm khai báo, tố giác các hành vi vi phạm ATTP của các tổ chức, cá nhân trong hoạt động sản xuất, kinh doanh thực phẩm.
Các sở, ban, ngành thuộc UBND tỉnh và các phòng, ban, đơn vị thuộc UBND các huyện, thị xã, thành phố tăng cường tổ chức các hoạt động tuyên truyền thường xuyên, thiết thực, phù hợp với từng đối tượng cụ thể, có trọng tâm, trọng điểm nhằm nâng cao kiến thức, thái độ, thực hành về ATTP của người dân.
Các cơ quan truyền thông, báo chí địa phương xây dựng kế hoạch sản xuất chương trình ATTP, mở chuyên mục “Vì sức khỏe cộng đồng”, Chuyên trang “An toàn thực phẩm”.
Uỷ ban MTTQ Việt Nam tỉnh và các tổ chức thành viên xây dựng và triển khai kế hoạch truyền thông về ATTP trong hệ thống tổ chức của mình từ tỉnh đến cơ sở.
Xây dựng và nhân rộng mô hình các hộ nông dân, các cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm an toàn. Tổ chức giám sát việc chấp hành pháp luật an toàn thực phẩm đối với các hộ nông dân, các cơ sở, hợp tác xã và doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh thực phẩm; Các cơ quan quản lý nhà nước về ATTP, gồm các sở: Y tế, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Công Thương; các cơ quan quản lý ATTP trực thuộc sở; các phòng: Y tế, Nông nghiệp, Kinh tế hạ tầng… thuộc UBND cấp huyện; Các đơn vị sự nghiệp về ATTP: Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh; Trung tâm Y tế các huyện, thị xã, thành phố; Trạm Y tế các xã, phường, thị trấn.
Phối hợp trong công tác thanh tra, kiểm tra việc chấp hành pháp luật về ATTP; Tổ chức tiếp nhận và xử lý thông tin phản ánh, kiến nghị, phát giác của nhân dân đối với hành vi vi phạm ATTP. Trong đó, UBND xã, phường và Ủy ban MTTQ Việt Nam cùng cấp xử lý và chuyển các phản ánh, kiến nghị và phát giác của nhân dân về vi phạm pháp luật ATTP ở các khu dân cư đến UBND huyện và các sở: Y tế, Công thương, Nông nghiệp và phát triển nông thôn để xử lý theo quy định của pháp luật và đến Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cấp huyện để tổng hợp và xử lý theo hệ thống Mặt trận.
Các sở: Y tế, Công thương, Nông nghiệp và phát triển nông thôn và UBND huyện, xã, phường công bố địa chỉ tiếp nhận các ý kiến phản ánh của nhân dân (nơi tiếp dân, số điện thoại, địa chỉ thư điện tử) tổ chức xử lý và phản hồi kết quả xử lý cho Ủy ban MTTQ Việt Nam các cấp để thông báo cho nhân dân.
Chỉ tiêu chung hàng năm
- 100% xã, phường, thị trấn tổ chức hoạt động tuyên truyền, vận động và kiểm tra, giám sát an toàn thực phẩm.
- Tất cả các xã được công nhận nông thôn mới và phường, thị trấn được công nhận đô thị văn minh phải đạt tiêu chí an toàn thực phẩm.
Chỉ tiêu cụ thể
- Năm 2017: Vận động ít nhất 50% số hộ sản xuất nông nghiệp, chế biến, kinh doanh thực phẩm và 100% số hợp tác xã, doanh nghiệp sản xuất nông sản, thực phẩm ký cam kết sản xuất, kinh doanh thực phẩm an toàn.
- Năm 2018: Vận động ít nhất 60% số hộ sản xuất nông nghiệp, chế biến, kinh doanh thực phẩm ký cam kết và ít nhất 35% số hộ được công nhận là sản xuất, kinh doanh thực phẩm an toàn; 75% số hợp tác xã, doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh nông sản, thực phẩm được công nhận là sản xuất, kinh doanh thực phẩm an toàn.
- Năm 2019: Vận động ít nhất 70% số hộ sản xuất nông nghiệp, chế biến, kinh doanh thực phẩm ký cam kết đảm bảo ATTP, 50% số hộ được công nhận sản xuất, kinh doanh thực phẩm an toàn; 100% số hợp tác xã, doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh nông sản, thực phẩm dược công nhận là sản xuất, kinh doanh thực phẩm an toàn.
- Đến năm 2020: Vận động ít nhất 90% số hộ sản xuất nông nghiệp, chế biến, kinh doanh thực phẩm đăng ký, cam kết bảo đảm ATTP, 60% số hộ được công nhận là sản xuất, kinh doanh thực phẩm an toàn; 100% số hợp tác xã, doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh nông sản, thực phẩm được công nhận là sản xuất, kinh doanh thực phẩm an toàn.