CTTĐT - UBND tỉnh vừa ban hành Công văn đề nghị Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn; Đài phát thanh và truyền hình tỉnh; Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố triển khai các biện pháp để bảo vệ tốt các trà lúa Đông Xuân; đảm bảo an ninh lương thực, an toàn sâu, bệnh hại đối với cây trồng vụ Đông Xuân.
Nông dân Trạm Tấu chăm sóc lúa xuân
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đôn đốc, chỉ đạo các cơ quan, đơn vị chuyên môn trực thuộc cử cán bộ kỹ thuật thường xuyên theo dõi bám sát đồng ruộng, điều tra phát hiện sớm sinh vật gây hại lúa Đông Xuân để kịp thời chỉ đạo, hướng dẫn phòng chống hiệu quả. Chỉ đạo hệ thống thanh tra chuyên ngành thực hiện tuyên truyền phổ biến các văn bản quy phạm pháp luật về việc kinh doanh, buôn bán vật tư nông nghiệp, không để tình trạng lợi dụng chống dịch để tăng giá, bán hàng không đảm bảo chất lượng, không để xảy ra hiện tượng buôn bán thuốc bảo vệ thực vật ngoài danh mục được phép buôn bán, sử dụng tại Việt Nam.
Đài Phát thanh và Truyền hình tỉnh chủ trì, phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố thực hiện tốt công tác thông tin, tuyên truyền biện pháp phòng chống sinh vật gây hại trên cây trồng đến người dân qua các phương tiện truyền thanh, truyền hình để người dân biết và áp dụng trong việc phòng trừ sâu, bệnh đối với cây trồng vụ Đông Xuân.
UBND các huyện, thị xã, thành phố chỉ đạo Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn/Phòng Kinh tế, các cơ quan, đơn vị có liên quan và Ủy ban nhân dân cấp xã thực hiện tốt công tác thông tin tuyên truyền, hướng dẫn nông dân phòng trừ sâu bệnh hại trên lúa như: Bệnh đạo ôn lá, nhất là đối với các giống nhiễm và bệnh đạo ôn cổ bông trên các trà lúa trỗ trong tháng 4 đến giữa tháng 5; kết hợp chỉ đạo phòng trừ các đối tượng dịch hại khác như sâu cuốn lá nhỏ, rầy nâu, rầy lưng trắng… từ giữa tháng 4 đến đầu tháng 5 để bảo vệ năng suất lúa. Hướng dẫn nông dân phòng trừ sâu bệnh hại trên ngô, đặc biệt chú ý sâu keo mùa thu.
Chỉ đạo cán bộ kỹ thuật tại địa phương bám sát đồng ruộng, thường xuyên điều tra, phát hiện dịch hại báo cáo định kỳ và đột xuất (nếu có) về Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (qua Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật) để có biện pháp xử lý kịp thời, không để dịch hại lây lan trên diện rộng.
1529 lượt xem
Nguyễn Hiên
Cổng thông tin điện tử tỉnh - UBND tỉnh vừa ban hành Công văn đề nghị Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn; Đài phát thanh và truyền hình tỉnh; Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố triển khai các biện pháp để bảo vệ tốt các trà lúa Đông Xuân; đảm bảo an ninh lương thực, an toàn sâu, bệnh hại đối với cây trồng vụ Đông Xuân.Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đôn đốc, chỉ đạo các cơ quan, đơn vị chuyên môn trực thuộc cử cán bộ kỹ thuật thường xuyên theo dõi bám sát đồng ruộng, điều tra phát hiện sớm sinh vật gây hại lúa Đông Xuân để kịp thời chỉ đạo, hướng dẫn phòng chống hiệu quả. Chỉ đạo hệ thống thanh tra chuyên ngành thực hiện tuyên truyền phổ biến các văn bản quy phạm pháp luật về việc kinh doanh, buôn bán vật tư nông nghiệp, không để tình trạng lợi dụng chống dịch để tăng giá, bán hàng không đảm bảo chất lượng, không để xảy ra hiện tượng buôn bán thuốc bảo vệ thực vật ngoài danh mục được phép buôn bán, sử dụng tại Việt Nam.
Đài Phát thanh và Truyền hình tỉnh chủ trì, phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố thực hiện tốt công tác thông tin, tuyên truyền biện pháp phòng chống sinh vật gây hại trên cây trồng đến người dân qua các phương tiện truyền thanh, truyền hình để người dân biết và áp dụng trong việc phòng trừ sâu, bệnh đối với cây trồng vụ Đông Xuân.
UBND các huyện, thị xã, thành phố chỉ đạo Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn/Phòng Kinh tế, các cơ quan, đơn vị có liên quan và Ủy ban nhân dân cấp xã thực hiện tốt công tác thông tin tuyên truyền, hướng dẫn nông dân phòng trừ sâu bệnh hại trên lúa như: Bệnh đạo ôn lá, nhất là đối với các giống nhiễm và bệnh đạo ôn cổ bông trên các trà lúa trỗ trong tháng 4 đến giữa tháng 5; kết hợp chỉ đạo phòng trừ các đối tượng dịch hại khác như sâu cuốn lá nhỏ, rầy nâu, rầy lưng trắng… từ giữa tháng 4 đến đầu tháng 5 để bảo vệ năng suất lúa. Hướng dẫn nông dân phòng trừ sâu bệnh hại trên ngô, đặc biệt chú ý sâu keo mùa thu.
Chỉ đạo cán bộ kỹ thuật tại địa phương bám sát đồng ruộng, thường xuyên điều tra, phát hiện dịch hại báo cáo định kỳ và đột xuất (nếu có) về Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (qua Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật) để có biện pháp xử lý kịp thời, không để dịch hại lây lan trên diện rộng.