CTTĐT - Giữa nhịp sống sôi động và đổi thay từng ngày, đến với Trấn Yên hôm nay, trong tiến trình sôi động của công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông thôn chúng ta sẽ bắt gặp những miền quê đang thay da đổi thịt, một cuộc sống mới văn minh, tiên tiến, hiện đại đang len lỏi vào từng đường làng, ngõ phố và từng gia đình. Bên cạnh đó, đời sống văn hóa, tinh thần của người dân cũng được đặc biệt quan tâm thông qua việc gìn giữ, khôi phục và lưu truyền những giá trị văn hóa, lịch sử, những phong tục tập quán truyền thống tốt đẹp của các dân tộc.
Đồng bào Dao xã Tân Đồng trong lễ mừng cơm mới
Toàn huyện Trấn Yên hiện có 22 xã, thị trấn với 233 thôn bản, khu phố với dân số hơn 83.000 người, trong đó người dân tộc thiểu số có gần 30.000 người, chiếm tỷ lệ 33% dân số gồm các dân tộc chính là Kinh, Tày, Dao, Mường, Cao Lan, H’mông. Với đặc điểm là huyện vùng thấp của tỉnh Yên Bái, tốc độ đô thị hóa nhanh, nguy cơ mai một bản sắc văn hóa các dân tộc rất lớn, do vậy liên tục trong những năm qua, cùng với nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội và củng cố quốc phòng - an ninh, Đảng bộ và nhân dân các dân tộc huyện Trấn Yên đã luôn chú trọng công tác bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa bản sắc các dân tộc, đặc biệt là sau khi có Nghị quyết Trung ương 5 khóa VIII về “Xây dựng và phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc”.
Quán triệt sâu sắc các chủ trương trên, vận dụng cụ thể đối với địa phương, huyện Trấn Yên đã có nhiều cách làm đổi mới và sáng tạo. Mặc dù còn nhiều khó khăn song công tác bảo tồn phát huy giá trị bản sắc văn hóa các dân tộc đã đạt được một số kết quả rất đáng khích lệ. Điển hình như: vốn văn hóa truyền thống bản sắc của các dân tộc thiểu số, các trò chơi dân gian, các môn thể thao truyền thống như: kéo co, đẩy gậy, ném còn, chơi đu, chọi gà... đã và đang được chú ý giữ gìn, trao truyền cho các thế hệ. Một số lễ hội được phục dựng lại như lễ hội Cầu Mùa của dân tộc Tày, Dao xã Kiên Thành, lễ hội đình Làng Dọc của người Tày xã Việt Hồng, lễ hội đình- đền xã Quy Mông, lễ hội đền Hóa Cuông xã Hòa Cuông, lễ hội đình Kỳ Can xã Y Can, lễ hội đình Yên Lương xã Minh Tiến. Trong các lễ hội truyền thống của các dân tộc vẫn được lưu giữ và phát triển những phong tục đặc sắc như cầu mưa, cầu mùa, cầu may, giải hạn. Bên cạnh đó một số di tích lịch sử và đình đền được gìn giữ và khôi phục để trở thành nơi sinh hoạt tâm linh, vui chơi vãn cảnh và tổ chức các lễ hội hàng năm cho người dân và du khách thập phương. Đặc biệt đồng bào các dân tộc vẫn còn lưu truyền những điệu hát, điệu múa do ông cha để lại như: múa chim gâu, xúc tép, điệu hát xình ca của người Cao Lan, điệu múa Mỡi của người Mường, điệu khắp Then, dậm Then của người Tày, điệu múa khèn của người Mông...
Đến nay tất cả 22 xã, thị trấn và hầu hết các cơ quan, đơn vị trường học, các khu dân cư đều có các tổ, đội văn nghệ. Hiện nay trên địa bàn huyện đã có trên 200 đội văn nghệ quần chúng, trong đó có 40 đội của các cơ quan, hàng năm tổ chức được hàng chục lượt buổi biểu diễn ở các thôn bản vùng sâu, vùng xa. Ngoài ra Trấn Yên cũng đã thành lập các Câu lạc bộ nghệ thuật như: câu lạc bộ văn nghệ 1/10 thị trấn Cổ Phúc, câu lạc bộ đàn hát dân ca, câu lạc bộ văn nghệ cựu chiến binh xã Minh Quán, câu lạc bộ văn nghệ xã Hưng Khánh… Từ đó đã thu hút các hạt nhân văn nghệ tham gia, tạo sân chơi lành mạnh và phát huy bảo tồn văn hóa bản sắc các dân tộc. Hàng năm huyện đã duy trì tổ chức Hội thi tiếng hát thanh thiếu niên, hai năm một lần huyện tổ chức Hội thi văn nghệ quần chúng và trình diễn các trang phục dân tộc truyền thống của đồng bào các dân tộc thiểu số, qua đó đã tạo ra mối quan hệ đoàn kết gắn bó giữa nhân dân các dân tộc trong huyện.
Nhờ chỉ đạo, triển khai thực hiện Nghị quyết Trung ương 5 khóa VIII một cách toàn diện, huyện đã huy động được sức mạnh trong nhân dân, đẩy lùi các tệ nạn xã hội, thực hiện hiệu quả việc nâng cao chất lượng gia đình văn hóa, làng văn hóa, đơn vị văn hóa. Đến nay, toàn huyện đã có trên 75% số hộ được công nhận gia đình văn hóa, trên 94% cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp đạt tiêu chuẩn văn hóa. Bên cạnh đó, phong trào xây dựng làng, bản, khu phố văn hóa đã được đại bộ phận nhân dân các dân tộc trong huyện nhiệt tình hưởng ứng mang đậm tinh thần “ý Đảng lòng dân”. Nhờ đó trong năm 2016 đã có trên 80% thôn, bản, khu phố trên địa bàn đã đăng ký xây dựng khu dân cư văn hóa, qua đó đã có 54% thôn, bản, khu phố được công nhận danh hiệu khu dân cư văn hóa. Thông qua cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa” đã phát huy được tinh thần đoàn kết trong nhân dân, giúp đỡ nhau phát triển kinh tế, xóa đói giảm nghèo. Ngoài ra, nhiều tiến bộ khoa học kỹ thuật đã được nhân dân đưa vào sản xuất từ đó đã góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế, giải quyết việc làm, cải thiện cuộc sống người dân, giảm số hộ nghèo xuống còn 20,58% trong năm 2016. Đồng thời, qua phong trào đã vận động nhân dân đoàn kết giữ gìn kỷ cương, chấp hành nghiêm pháp luật, thực hiện tốt quy ước của cộng đồng, từ đó tình làng nghĩa xóm càng được củng cố bền vững.
Để công tác bảo tồn phát huy bản sắc văn hóa các dân tộc và phong trào văn hóa văn nghệ được duy trì và phát triển, đến nay 213/233 thôn bản, khu phố trong huyện đã có nhà văn hóa và nhiều điểm văn hóa khu dân cư, điểm văn hóa xã tạo điều kiện thuận lợi để nhân dân có nơi hội họp, sinh hoạt văn hóa, văn nghệ, tập luyện thể dục thể thao, tổ chức lễ hội. Đặc biệt, sẽ chú trọng đẩy mạnh công tác tuyên truyền về tầm quan trọng và ý nghĩa của nhiệm vụ bảo tồn, phát huy các giá trị văn hóa bản sắc dân tộc, xây dựng huyện phát triển toàn diện, văn minh mà vẫn đậm đà bản sắc dân tộc.
1924 lượt xem
Cổng thông tin điện tử tỉnh - Giữa nhịp sống sôi động và đổi thay từng ngày, đến với Trấn Yên hôm nay, trong tiến trình sôi động của công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông thôn chúng ta sẽ bắt gặp những miền quê đang thay da đổi thịt, một cuộc sống mới văn minh, tiên tiến, hiện đại đang len lỏi vào từng đường làng, ngõ phố và từng gia đình. Bên cạnh đó, đời sống văn hóa, tinh thần của người dân cũng được đặc biệt quan tâm thông qua việc gìn giữ, khôi phục và lưu truyền những giá trị văn hóa, lịch sử, những phong tục tập quán truyền thống tốt đẹp của các dân tộc.Toàn huyện Trấn Yên hiện có 22 xã, thị trấn với 233 thôn bản, khu phố với dân số hơn 83.000 người, trong đó người dân tộc thiểu số có gần 30.000 người, chiếm tỷ lệ 33% dân số gồm các dân tộc chính là Kinh, Tày, Dao, Mường, Cao Lan, H’mông. Với đặc điểm là huyện vùng thấp của tỉnh Yên Bái, tốc độ đô thị hóa nhanh, nguy cơ mai một bản sắc văn hóa các dân tộc rất lớn, do vậy liên tục trong những năm qua, cùng với nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội và củng cố quốc phòng - an ninh, Đảng bộ và nhân dân các dân tộc huyện Trấn Yên đã luôn chú trọng công tác bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa bản sắc các dân tộc, đặc biệt là sau khi có Nghị quyết Trung ương 5 khóa VIII về “Xây dựng và phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc”.
Quán triệt sâu sắc các chủ trương trên, vận dụng cụ thể đối với địa phương, huyện Trấn Yên đã có nhiều cách làm đổi mới và sáng tạo. Mặc dù còn nhiều khó khăn song công tác bảo tồn phát huy giá trị bản sắc văn hóa các dân tộc đã đạt được một số kết quả rất đáng khích lệ. Điển hình như: vốn văn hóa truyền thống bản sắc của các dân tộc thiểu số, các trò chơi dân gian, các môn thể thao truyền thống như: kéo co, đẩy gậy, ném còn, chơi đu, chọi gà... đã và đang được chú ý giữ gìn, trao truyền cho các thế hệ. Một số lễ hội được phục dựng lại như lễ hội Cầu Mùa của dân tộc Tày, Dao xã Kiên Thành, lễ hội đình Làng Dọc của người Tày xã Việt Hồng, lễ hội đình- đền xã Quy Mông, lễ hội đền Hóa Cuông xã Hòa Cuông, lễ hội đình Kỳ Can xã Y Can, lễ hội đình Yên Lương xã Minh Tiến. Trong các lễ hội truyền thống của các dân tộc vẫn được lưu giữ và phát triển những phong tục đặc sắc như cầu mưa, cầu mùa, cầu may, giải hạn. Bên cạnh đó một số di tích lịch sử và đình đền được gìn giữ và khôi phục để trở thành nơi sinh hoạt tâm linh, vui chơi vãn cảnh và tổ chức các lễ hội hàng năm cho người dân và du khách thập phương. Đặc biệt đồng bào các dân tộc vẫn còn lưu truyền những điệu hát, điệu múa do ông cha để lại như: múa chim gâu, xúc tép, điệu hát xình ca của người Cao Lan, điệu múa Mỡi của người Mường, điệu khắp Then, dậm Then của người Tày, điệu múa khèn của người Mông...
Đến nay tất cả 22 xã, thị trấn và hầu hết các cơ quan, đơn vị trường học, các khu dân cư đều có các tổ, đội văn nghệ. Hiện nay trên địa bàn huyện đã có trên 200 đội văn nghệ quần chúng, trong đó có 40 đội của các cơ quan, hàng năm tổ chức được hàng chục lượt buổi biểu diễn ở các thôn bản vùng sâu, vùng xa. Ngoài ra Trấn Yên cũng đã thành lập các Câu lạc bộ nghệ thuật như: câu lạc bộ văn nghệ 1/10 thị trấn Cổ Phúc, câu lạc bộ đàn hát dân ca, câu lạc bộ văn nghệ cựu chiến binh xã Minh Quán, câu lạc bộ văn nghệ xã Hưng Khánh… Từ đó đã thu hút các hạt nhân văn nghệ tham gia, tạo sân chơi lành mạnh và phát huy bảo tồn văn hóa bản sắc các dân tộc. Hàng năm huyện đã duy trì tổ chức Hội thi tiếng hát thanh thiếu niên, hai năm một lần huyện tổ chức Hội thi văn nghệ quần chúng và trình diễn các trang phục dân tộc truyền thống của đồng bào các dân tộc thiểu số, qua đó đã tạo ra mối quan hệ đoàn kết gắn bó giữa nhân dân các dân tộc trong huyện.
Nhờ chỉ đạo, triển khai thực hiện Nghị quyết Trung ương 5 khóa VIII một cách toàn diện, huyện đã huy động được sức mạnh trong nhân dân, đẩy lùi các tệ nạn xã hội, thực hiện hiệu quả việc nâng cao chất lượng gia đình văn hóa, làng văn hóa, đơn vị văn hóa. Đến nay, toàn huyện đã có trên 75% số hộ được công nhận gia đình văn hóa, trên 94% cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp đạt tiêu chuẩn văn hóa. Bên cạnh đó, phong trào xây dựng làng, bản, khu phố văn hóa đã được đại bộ phận nhân dân các dân tộc trong huyện nhiệt tình hưởng ứng mang đậm tinh thần “ý Đảng lòng dân”. Nhờ đó trong năm 2016 đã có trên 80% thôn, bản, khu phố trên địa bàn đã đăng ký xây dựng khu dân cư văn hóa, qua đó đã có 54% thôn, bản, khu phố được công nhận danh hiệu khu dân cư văn hóa. Thông qua cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa” đã phát huy được tinh thần đoàn kết trong nhân dân, giúp đỡ nhau phát triển kinh tế, xóa đói giảm nghèo. Ngoài ra, nhiều tiến bộ khoa học kỹ thuật đã được nhân dân đưa vào sản xuất từ đó đã góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế, giải quyết việc làm, cải thiện cuộc sống người dân, giảm số hộ nghèo xuống còn 20,58% trong năm 2016. Đồng thời, qua phong trào đã vận động nhân dân đoàn kết giữ gìn kỷ cương, chấp hành nghiêm pháp luật, thực hiện tốt quy ước của cộng đồng, từ đó tình làng nghĩa xóm càng được củng cố bền vững.
Để công tác bảo tồn phát huy bản sắc văn hóa các dân tộc và phong trào văn hóa văn nghệ được duy trì và phát triển, đến nay 213/233 thôn bản, khu phố trong huyện đã có nhà văn hóa và nhiều điểm văn hóa khu dân cư, điểm văn hóa xã tạo điều kiện thuận lợi để nhân dân có nơi hội họp, sinh hoạt văn hóa, văn nghệ, tập luyện thể dục thể thao, tổ chức lễ hội. Đặc biệt, sẽ chú trọng đẩy mạnh công tác tuyên truyền về tầm quan trọng và ý nghĩa của nhiệm vụ bảo tồn, phát huy các giá trị văn hóa bản sắc dân tộc, xây dựng huyện phát triển toàn diện, văn minh mà vẫn đậm đà bản sắc dân tộc.