CTTĐT - Ngày 31/7, UBND tỉnh tổ chức Hội nghị trực tuyến với các địa phương Tổng kết công tác cải cách hành chính (CCHC), cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh giai đoạn 2011 - 2020; triển khai phương hướng nhiệm vụ giai đoạn 2021 - 2030.
Quang cảnh Hội nghị.
Dự và chủ trì Hội nghị tại điểm cầu UBND tỉnh có đồng chí Đỗ Đức Duy - Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh, Trưởng Ban Chỉ đạo Cải cách hành chính tỉnh; đồng chí Tạ Văn Long - Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh; đồng chí Nguyễn Chiến Thắng - Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch UBND tỉnh; đồng chí Hoàng Quang Phòng - Phó Chủ tịch Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI); đại diện Vụ Cải cách hành chính - Bộ Nội vụ.
Đồng chí Nguyễn Chiến Thắng - Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch UBND tỉnh trình bày Báo cáo tóm tắt tổng kết công tác CCHC, giai đoạn 2011 - 2020; cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, nâng cao Chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh năm 2019
Chỉ số CCHC của tỉnh Yên Bái tăng 30 bậc so với năm 2016
Thực hiện Chương trình tổng thể cải cách hành chính (CCHC) Nhà nước, giai đoạn 2011- 2020 của Chính phủ, tỉnh Yên Bái đã tích cực tổ chức chỉ đạo, xây dựng các kế hoạch, thực hiện các giải pháp nâng cao chất lượng công tác CCHC của tỉnh trong 10 năm qua và đã đạt được những kết quả đáng ghi nhận với nhiều chuyển biến rõ nét, được triển khai thực hiện đồng bộ ở tất cả các nội dung. Công tác xây dựng văn bản quy phạm pháp luật (QPPL) tiếp tục được đổi mới, hoàn thiện. Công tác cải cách thủ tục hành chính (TTHC) ngày càng được thực hiện quyết liệt, có nhiều đổi mới, đạt nhiều kết quả tích cực và đem lại hiệu quả thiết thực.
Tổ chức bộ máy các cơ quan, đơn vị trong tỉnh được kịp thời củng cố, sắp xếp theo đúng quy định của Trung ương và theo thực tiễn tại địa phương, nhất là việc đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả; đổi mới hệ thống tổ chức và quản lý, nâng cao chất lượng và hiệu quả hoạt động của các đơn vị sự nghiệp công lập theo các Nghị quyết của Trung ương Đảng, của Quốc hội.
Thực hiện tốt phân cấp quản lý tổ chức bộ máy, cán bộ, công chức, viên chức theo đúng quy định; phê duyệt, tổ chức thực hiện vị trí việc làm trong các cơ quan hành chính, đơn vị sự nghiệp. Chất lượng đội ngũ cán bộ công chức, viên chức được nâng lên rõ rệt, đáp ứng tốt hơn yêu cầu nhiệm vụ đề ra. Công tác kiểm tra, thanh tra công vụ được tăng cường. Hiệu lực và hiệu quả quản lý hành chính Nhà nước của hệ thống hành chính được nâng cao rõ rệt. Mối quan hệ giữa Nhà nước và Nhân dân ngày được củng cố.
Cải cách tài chính công được thực hiện mạnh mẽ, quyết liệt. Các cơ quan hành chính và đơn vị sự nghiệp đã triển khai thực hiện tốt cơ chế quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm theo quy định.
Nhiệm vụ hiện đại hoá nền hành chính công ngày càng được đẩy mạnh và thực hiện có hiệu quả. Hạ tầng công nghệ thông tin của các cơ quan hành chính Nhà nước trên địa bàn tỉnh được đầu tư tương đối hoàn chỉnh. Đã thiết lập hệ thống cung cấp dịch vụ hành chính công trực tuyến tích hợp hệ thống một cửa điện tử liên thông của tỉnh (theo cơ chế một cửa, một cửa điện tử liên thông).
Với kết quả đó, Chỉ số CCHC của tỉnh (PAR INDEX) tăng đều qua các năm, từ thứ hạng 56/63 năm 2016 lên thứ hạng 26/63 tỉnh, thành phố năm 2019 (tăng 30 bậc) và nằm trong Top 30 tỉnh, thành phố, đạt chỉ tiêu Kế hoạch Ban Thường vụ Tỉnh ủy giao.
Năm 2019, kết quả Chỉ số hài lòng của người dân, tổ chức đối với sự phục vụ của cơ quan hành chính Nhà nước (SIPAS) của tỉnh Yên Bái đứng thứ 19/63 tỉnh, thành, với tỷ lệ hài lòng là 86,84%, tăng 7,47% và 28 bậc so với năm 2018 (năm 2018 xếp thứ 47/63 tỉnh, thành với tỷ lệ hài lòng 79,37%).
Yên Bái đứng ở nhóm đầu các tỉnh khu vực Miền núi phía Bắc
Theo báo cáo Chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI) năm 2019 được Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam công bố trực tuyến ngày 05/5/2020, qua kết quả khảo sát, tỉnh Yên Bái xếp thứ hạng 36/63 tỉnh, thành phố, nằm trong nhóm các tỉnh có chất lượng điều hành khá (cụ thể: tăng 06 bậc so với năm 2018 (42) và 15 bậc so với năm 2015 (51), đối với các tỉnh khu vực Miền núi phía Bắc, Yên Bái đứng ở nhóm đầu 5/14 và tăng 1 bậc so với năm 2018).
Trong 10 chỉ số thành phần PCI năm 2019, không có chỉ số thành phần giảm điểm so với năm 2018, có 9/10 chỉ số thành phần tăng điểm, trong đó chỉ số cạnh tranh bình đẳng tăng trên 01 điểm, 02 chỉ số tăng gần 01 điểm là chỉ số chi phí thời gian và tính năng động của chính quyền tỉnh. Đặc biệt, chỉ số Gia nhập thị trường được đánh giá khá cao với 7,98 điểm (xếp vị trí thứ 10/63 tỉnh, thành phố); chỉ số Thiết chế pháp lý và an ninh trật tự với 7,14 điểm (xếp thứ 14/63 tỉnh, thành phố); chỉ số có mức điểm thấp nhất là Chi phí không chính thức với 5,77 điểm (xếp thứ 49/63 tỉnh, thành phố). Duy nhất 01 chỉ số giữ mức điểm so với năm 2018 là chỉ số dịch vụ hỗ trợ doanh nghiệp.
Năm 2019 là năm thứ 4 Ban Chỉ đạo PCI của tỉnh Yên Bái triển khai đánh giá năng lực cạnh tranh cấp sở, ngành và địa phương (DDCI) ở tất cả các loại hình và địa bàn khác nhau và coi đây là kênh thông tin chính thức để phản ánh thực trạng chất lượng công tác điều hành, chia sẻ những khó khăn vướng mắc, thách thức của cộng đồng doanh nghiệp và đánh giá đối với các sở, ban ngành, địa phương nhằm hướng đến một môi trường đầu tư kinh doanh thông thoáng, minh bạch.
Kết quả năm 2019 cho thấy, đối với cấp địa phương có 04 địa phương tăng tổng số điểm là huyện Trấn Yên, thành phố Yên Bái, huyện Yên Bình, huyện Trạm Tấu và 05 địa phương còn lại giảm điểm so với năm 2018; đối với cấp sở, ban, ngành có 14 đơn vị tăng tổng số điểm và 01 đơn vị giảm tổng số điểm.
Năm 2019 số điểm bình quân đối với từng tiêu chí của bộ chỉ số cấp địa phương đều tăng điểm so với năm 2018, do vậy tổng điểm xếp hạng chung của 9 địa phương đều ở mức khá.
Số điểm bình quân đối với từng tiêu chí của bộ chỉ số cấp sở, ban, ngành cũng tăng điểm so với năm 2018, do đó có 02/15 đơn vị với tổng điểm ở mức trên 85 - dưới 95 điểm, đạt năng lực điều hành tốt (tăng 01 đơn vị so với năm 2018), còn lại 13/15 đơn vị đạt năng lực điều hành khá theo thang điểm đánh giá.
Tại Hội nghị, đã thông qua Quyết định Phê duyệt và công bố Chỉ số cải cách hành chính năm 2019 của các sở, Ban, ngành và UBND các huyện, thị xã, thành phố và Quyết định về việc công bố kết quả khảo sát, đánh giá năng lực cạnh tranh cấp sở, ban, ngành và địa phương tỉnh Yên Bái năm 2019.
Thảo luận tại Hội nghị, các đại biểu có ý kiến làm rõ kết quả chỉ số cải cách hành chính, chỉ số hài lòng của người dân, tổ chức đối với sự phục vụ của cơ quan hành chính Nhà nước và nêu ra những hạn chế, khó khăn trong việc nâng cao chỉ số PCI đồng thời đề xuất những giải pháp nhằm nâng cao chất lượng công tác CCHC trong thời gian tới...
Phát biểu tại Hội nghị, đồng chí Hoàng Quang Phòng - Phó Chủ tịch Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) đánh giá cao công tác lãnh đạo, chỉ đạo của tỉnh Yên Bái trong việc triển khai đồng bộ giải pháp đẩy mạnh CCHC, cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh. Đồng thời đề nghị tỉnh Yên Bái cần tối ưu hóa quy trình, thủ tục hành chính liên ngành; nâng cao hiệu quả các thủ tục hành chính công các cấp; tiếp tục công khai minh bạch, đăng tải đầy đủ các quy hoạch, dự án đầu tư, kế hoạch thanh kiểm tra; nâng cao chất lượng nguồn nhân lực tại các địa phương; thường xuyên tổ chức đối thoại, tháo gỡ những khó khăn vướng mắc cho doanh nghiệp.
Đồng chí Đỗ Đức Duy - Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh, Trưởng Ban Chỉ đạo cải cách hành chính tỉnh phát biểu kết luận Hội nghị.
Phát biểu kết luận Hội nghị, Đỗ Đức Duy - Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh, Trưởng Ban Chỉ đạo cải cách hành chính tỉnh khẳng định: Trong những năm qua, công tác cải cách hành chính, cải thiện đầu tư kinh doanh được Tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh xác định là một nhiệm vụ trọng tâm, thường xuyên, liên tục; là một trong ba đột phá chiến lược trong phát triển KT-XH theo Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh. Do vậy, tỉnh luôn dành sự quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo, kiểm tra, giám sát thường xuyên, đồng bộ từ tỉnh cho đến cơ sở.
Về định hướng, nhiệm vụ thời gian tới, đồng chí Chủ tịch UBND tỉnh Đỗ Đức Duy nêu rõ: Quan điểm của tỉnh là xác định cải cách hành chính, cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh là một trong ba đột phá chiến lược phát triển KT-XH, là một trong những nhiệm vụ trọng tâm của các cấp, các ngành, các địa phương. Cải cách hành chính, cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh phải được triển khai đồng bộ, thường xuyên, liên tục, kiên trì, nghiêm túc, với sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị, lấy sự hài lòng của người dân, doanh nghiệp làm thước đo đánh giá hiệu quả hoạt động của chính quyền các cấp, năng lực lãnh đạo, điều hành của người đứng đầu.
Cải cách hành chính gắn với thực hiện nhiệm vụ chính trị, thường xuyên, đặc biệt là đồng bộ với việc sắp xếp tổ chức, tinh gọn bộ máy, tin giản biên chế, nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức; siết chặt kỷ cương, kỷ luật; thực hành tiết kiệm, chống tham nhũng, lãng phí, tiêu cực; đảm bảo bộ máy hành chính tinh gọn, hoạt động thông suốt, hiệu quả cao.
Tỉnh Yên Bái đề ra mục tiêu, trong 10 năm tới, Yên Bái phải là một trong những tỉnh tốp đầu của khu vực Trung du và Miền núi phía Bắc về cải cách hành chính và cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh. Phấn đấu Chỉ số cải cách hành chính (PAR Index) thuộc nhóm 10 tỉnh, Chỉ số năng lực cạnh tranh (PCI), Chỉ số quản trị hành chính công (PAPI) thuộc nhóm 20 tỉnh dẫn đầu của cả nước.
Đồng chí Chủ tịch UBND tỉnh Đỗ Đức Duy nhấn mạnh: Để đạt được mục tiêu này, tỉnh Yên Bái tiếp tục xây dựng và lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện nghiêm túc, hiệu quả chương trình CCHC, cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh giai đoạn 2021 - 2030 và hàng năm của tỉnh. Căn cứ vào kết quả CCHC, cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh giai đoạn 2011 - 2020 của tỉnh; định hướng của Chính phủ; Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh Yên Bái lần thứ XIX để xây dựng Kế hoạch CCHC nhà nước tỉnh Yên Bái giai đoạn 2021 - 2025 định hướng giai đoạn 2025 - 2030, kế hoạch cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh hàng năm đảm bảo phù hợp với yêu cầu quản lý Nhà nước và quy hoạch, kế hoạch phát triển KT-XH trên địa bàn tỉnh.
Tập trung lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện nghiêm túc, hiệu quả chương trình, kế hoạch CCHC, cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh hàng năm và giai đoạn.
Đồng chí Đỗ Đức Duy - Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh.
Đồng chí Chủ tịch UBND tỉnh Đỗ Đức Duy giao Sở Nội vụ chủ trì tham mưu xây dựng Kế hoạch CCHC Nhà nước tỉnh Yên Bái giai đoạn 2021 - 2025 định hướng giai đoạn 2025 - 2030 trình UBND tỉnh xem xét ban hành.
Giao Sở Kế hoạch và Đầu tư chủ trì tham mưu xây dựng kế hoạch cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh của tỉnh hàng năm.
Đối với các sở, ban, ngành, địa phương cần tăng cường vai trò, trách nhiệm của người đứng đầu cấp ủy, chính quyền và các tổ chức chính trị - xã hội các cấp trong việc xây dựng chương trình, kế hoạch và lãnh đạo, chỉ đạo, tổ chức thực hiện công tác cải cách hành chính, cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh; gắn nhiệm vụ cải cách hành chính, cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh với nhiệm vụ chống quan liêu, tham nhũng, lãng phí.
Lấy kết quả thực hiện cải cách hành chính, cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh là một tiêu chí quan trọng đánh giá hiệu quả hoạt động và mức độ hoàn thành nhiệm vụ của cơ quan, đơn vị, địa phương mình hàng năm, cũng như đánh giá mức độ hoàn thành nhiệm vụ của người dân.
Đồng chí cũng đề nghị Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh tiếp tục chủ trì, phối hợp với các sở, ban, ngành, địa phương có các giải pháp nâng cao chất lượng hoạt động của Ban Thanh tra nhân dân và Ban Giám sát đầu tư cộng đồng để góp phần nâng cao trách nhiệm giải trình của chính quyền cơ sở đối với người dân; Phối hợp chặt chẽ với ngành chức năng trong việc giám sát, phúc tra kết quả điều tra xã hội học, phối hợp thực hiện tốt các khâu trong đánh giá các chỉ số của tỉnh như: Chỉ số PAPI, SIPAS.
Hiệp hội doanh nghiệp, Hội Doanh nghiệp trẻ, Hội Nữ doanh nhân và Liên minh Hợp tác xã tỉnh nghiên cứu, bám sát các chủ trương, chính sách, các quy hoạch, kế hoạch, chương trình, đề án phát triển KT-XH của tỉnh để xây dựng chiến lược, kế hoạch sản xuất kinh doanh trên cơ sở phát huy tiềm năng, thế mạnh của tỉnh và phù hợp với năng lực, sở trường của doanh nghiệp.
Tích cực tham gia nghiên cứu, phản biện; cùng cộng đồng doanh nghiệp nghiên cứu, đề xuất với chính quyền xây dựng, ban hành các cơ chế chính sách phù hợp, sát thực tế, góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh.
Đồng hành, hỗ trợ doanh nghiệp, làm tốt vai trò là cầu nối giữa chính quyền với doanh nghiệp, góp phần đưa cơ chế, chính sách ưu đãi của Trung ương, của tỉnh tới doanh nghiệp, giúp doanh nghiệp đẩy nhanh tiến độ giải quyết các quy trình, TTHC trong đầu tư, sản xuất, kinh doanh, góp phần cải thiện năng lực cạnh tranh của cộng đồng doanh nghiệp nói riêng và nâng cao năng lực cạnh tranh của tỉnh Yên Bái nói chung.
Kịp thời tiếp thu, phản ánh các kiến nghị, đề xuất của cộng đồng doanh nghiệp đối với các cơ quan hành chính nhà nước, đặc biệt là những phản ánh về các cơ quan đơn vị, tổ chức, cán bộ gây khó khăn, nhũng nhiễu khi thực hiện TTHC làm ảnh hưởng đến hoạt động của doanh nghiệp; thông tin tới Chủ tịch UBND tỉnh để xem xét, xử lý.
Tại Hội nghị đã công bố Quyết định và tặng Bằng khen của UBND tỉnh cho 27 tập thể và 44 cá nhân có thành tích xuất sắc trong công tác cải cách hành chính, cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh.
Đồng chí Đỗ Đức Duy - Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh tặng Bằng khen cho các tập thể, cá nhân có thành tích xuất sắc trong công tác tham mưu tổ chức thực hiện nhiệm vụ cải cách hành chính tỉnh Yên Bái, giai đoạn 2015 - 2020.
Đồng chí Tạ Văn Long - Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh tặng Bằng khen cho các tập thể có thành tích xuất sắc trong công tác tham mưu tổ chức thực hiện nhiệm vụ cải cách hành chính tỉnh Yên Bái, giai đoạn 2015 - 2020.
Đồng chí Nguyễn Chiến Thắng - Phó Chủ tịch UBND tỉnh tặng Bằng khen cho các tập thể có thành tích xuất sắc trong công tác tham mưu tổ chức thực hiện nhiệm vụ cải cách hành chính tỉnh Yên Bái, giai đoạn 2015 - 2020.
1608 lượt xem
Tiến Lập
Cổng thông tin điện tử tỉnh - Ngày 31/7, UBND tỉnh tổ chức Hội nghị trực tuyến với các địa phương Tổng kết công tác cải cách hành chính (CCHC), cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh giai đoạn 2011 - 2020; triển khai phương hướng nhiệm vụ giai đoạn 2021 - 2030.Dự và chủ trì Hội nghị tại điểm cầu UBND tỉnh có đồng chí Đỗ Đức Duy - Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh, Trưởng Ban Chỉ đạo Cải cách hành chính tỉnh; đồng chí Tạ Văn Long - Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh; đồng chí Nguyễn Chiến Thắng - Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch UBND tỉnh; đồng chí Hoàng Quang Phòng - Phó Chủ tịch Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI); đại diện Vụ Cải cách hành chính - Bộ Nội vụ.
Đồng chí Nguyễn Chiến Thắng - Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch UBND tỉnh trình bày Báo cáo tóm tắt tổng kết công tác CCHC, giai đoạn 2011 - 2020; cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, nâng cao Chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh năm 2019
Chỉ số CCHC của tỉnh Yên Bái tăng 30 bậc so với năm 2016
Thực hiện Chương trình tổng thể cải cách hành chính (CCHC) Nhà nước, giai đoạn 2011- 2020 của Chính phủ, tỉnh Yên Bái đã tích cực tổ chức chỉ đạo, xây dựng các kế hoạch, thực hiện các giải pháp nâng cao chất lượng công tác CCHC của tỉnh trong 10 năm qua và đã đạt được những kết quả đáng ghi nhận với nhiều chuyển biến rõ nét, được triển khai thực hiện đồng bộ ở tất cả các nội dung. Công tác xây dựng văn bản quy phạm pháp luật (QPPL) tiếp tục được đổi mới, hoàn thiện. Công tác cải cách thủ tục hành chính (TTHC) ngày càng được thực hiện quyết liệt, có nhiều đổi mới, đạt nhiều kết quả tích cực và đem lại hiệu quả thiết thực.
Tổ chức bộ máy các cơ quan, đơn vị trong tỉnh được kịp thời củng cố, sắp xếp theo đúng quy định của Trung ương và theo thực tiễn tại địa phương, nhất là việc đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả; đổi mới hệ thống tổ chức và quản lý, nâng cao chất lượng và hiệu quả hoạt động của các đơn vị sự nghiệp công lập theo các Nghị quyết của Trung ương Đảng, của Quốc hội.
Thực hiện tốt phân cấp quản lý tổ chức bộ máy, cán bộ, công chức, viên chức theo đúng quy định; phê duyệt, tổ chức thực hiện vị trí việc làm trong các cơ quan hành chính, đơn vị sự nghiệp. Chất lượng đội ngũ cán bộ công chức, viên chức được nâng lên rõ rệt, đáp ứng tốt hơn yêu cầu nhiệm vụ đề ra. Công tác kiểm tra, thanh tra công vụ được tăng cường. Hiệu lực và hiệu quả quản lý hành chính Nhà nước của hệ thống hành chính được nâng cao rõ rệt. Mối quan hệ giữa Nhà nước và Nhân dân ngày được củng cố.
Cải cách tài chính công được thực hiện mạnh mẽ, quyết liệt. Các cơ quan hành chính và đơn vị sự nghiệp đã triển khai thực hiện tốt cơ chế quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm theo quy định.
Nhiệm vụ hiện đại hoá nền hành chính công ngày càng được đẩy mạnh và thực hiện có hiệu quả. Hạ tầng công nghệ thông tin của các cơ quan hành chính Nhà nước trên địa bàn tỉnh được đầu tư tương đối hoàn chỉnh. Đã thiết lập hệ thống cung cấp dịch vụ hành chính công trực tuyến tích hợp hệ thống một cửa điện tử liên thông của tỉnh (theo cơ chế một cửa, một cửa điện tử liên thông).
Với kết quả đó, Chỉ số CCHC của tỉnh (PAR INDEX) tăng đều qua các năm, từ thứ hạng 56/63 năm 2016 lên thứ hạng 26/63 tỉnh, thành phố năm 2019 (tăng 30 bậc) và nằm trong Top 30 tỉnh, thành phố, đạt chỉ tiêu Kế hoạch Ban Thường vụ Tỉnh ủy giao.
Năm 2019, kết quả Chỉ số hài lòng của người dân, tổ chức đối với sự phục vụ của cơ quan hành chính Nhà nước (SIPAS) của tỉnh Yên Bái đứng thứ 19/63 tỉnh, thành, với tỷ lệ hài lòng là 86,84%, tăng 7,47% và 28 bậc so với năm 2018 (năm 2018 xếp thứ 47/63 tỉnh, thành với tỷ lệ hài lòng 79,37%).
Yên Bái đứng ở nhóm đầu các tỉnh khu vực Miền núi phía Bắc
Theo báo cáo Chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI) năm 2019 được Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam công bố trực tuyến ngày 05/5/2020, qua kết quả khảo sát, tỉnh Yên Bái xếp thứ hạng 36/63 tỉnh, thành phố, nằm trong nhóm các tỉnh có chất lượng điều hành khá (cụ thể: tăng 06 bậc so với năm 2018 (42) và 15 bậc so với năm 2015 (51), đối với các tỉnh khu vực Miền núi phía Bắc, Yên Bái đứng ở nhóm đầu 5/14 và tăng 1 bậc so với năm 2018).
Trong 10 chỉ số thành phần PCI năm 2019, không có chỉ số thành phần giảm điểm so với năm 2018, có 9/10 chỉ số thành phần tăng điểm, trong đó chỉ số cạnh tranh bình đẳng tăng trên 01 điểm, 02 chỉ số tăng gần 01 điểm là chỉ số chi phí thời gian và tính năng động của chính quyền tỉnh. Đặc biệt, chỉ số Gia nhập thị trường được đánh giá khá cao với 7,98 điểm (xếp vị trí thứ 10/63 tỉnh, thành phố); chỉ số Thiết chế pháp lý và an ninh trật tự với 7,14 điểm (xếp thứ 14/63 tỉnh, thành phố); chỉ số có mức điểm thấp nhất là Chi phí không chính thức với 5,77 điểm (xếp thứ 49/63 tỉnh, thành phố). Duy nhất 01 chỉ số giữ mức điểm so với năm 2018 là chỉ số dịch vụ hỗ trợ doanh nghiệp.
Năm 2019 là năm thứ 4 Ban Chỉ đạo PCI của tỉnh Yên Bái triển khai đánh giá năng lực cạnh tranh cấp sở, ngành và địa phương (DDCI) ở tất cả các loại hình và địa bàn khác nhau và coi đây là kênh thông tin chính thức để phản ánh thực trạng chất lượng công tác điều hành, chia sẻ những khó khăn vướng mắc, thách thức của cộng đồng doanh nghiệp và đánh giá đối với các sở, ban ngành, địa phương nhằm hướng đến một môi trường đầu tư kinh doanh thông thoáng, minh bạch.
Kết quả năm 2019 cho thấy, đối với cấp địa phương có 04 địa phương tăng tổng số điểm là huyện Trấn Yên, thành phố Yên Bái, huyện Yên Bình, huyện Trạm Tấu và 05 địa phương còn lại giảm điểm so với năm 2018; đối với cấp sở, ban, ngành có 14 đơn vị tăng tổng số điểm và 01 đơn vị giảm tổng số điểm.
Năm 2019 số điểm bình quân đối với từng tiêu chí của bộ chỉ số cấp địa phương đều tăng điểm so với năm 2018, do vậy tổng điểm xếp hạng chung của 9 địa phương đều ở mức khá.
Số điểm bình quân đối với từng tiêu chí của bộ chỉ số cấp sở, ban, ngành cũng tăng điểm so với năm 2018, do đó có 02/15 đơn vị với tổng điểm ở mức trên 85 - dưới 95 điểm, đạt năng lực điều hành tốt (tăng 01 đơn vị so với năm 2018), còn lại 13/15 đơn vị đạt năng lực điều hành khá theo thang điểm đánh giá.
Tại Hội nghị, đã thông qua Quyết định Phê duyệt và công bố Chỉ số cải cách hành chính năm 2019 của các sở, Ban, ngành và UBND các huyện, thị xã, thành phố và Quyết định về việc công bố kết quả khảo sát, đánh giá năng lực cạnh tranh cấp sở, ban, ngành và địa phương tỉnh Yên Bái năm 2019.
Thảo luận tại Hội nghị, các đại biểu có ý kiến làm rõ kết quả chỉ số cải cách hành chính, chỉ số hài lòng của người dân, tổ chức đối với sự phục vụ của cơ quan hành chính Nhà nước và nêu ra những hạn chế, khó khăn trong việc nâng cao chỉ số PCI đồng thời đề xuất những giải pháp nhằm nâng cao chất lượng công tác CCHC trong thời gian tới...
Phát biểu tại Hội nghị, đồng chí Hoàng Quang Phòng - Phó Chủ tịch Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) đánh giá cao công tác lãnh đạo, chỉ đạo của tỉnh Yên Bái trong việc triển khai đồng bộ giải pháp đẩy mạnh CCHC, cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh. Đồng thời đề nghị tỉnh Yên Bái cần tối ưu hóa quy trình, thủ tục hành chính liên ngành; nâng cao hiệu quả các thủ tục hành chính công các cấp; tiếp tục công khai minh bạch, đăng tải đầy đủ các quy hoạch, dự án đầu tư, kế hoạch thanh kiểm tra; nâng cao chất lượng nguồn nhân lực tại các địa phương; thường xuyên tổ chức đối thoại, tháo gỡ những khó khăn vướng mắc cho doanh nghiệp.
Đồng chí Đỗ Đức Duy - Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh, Trưởng Ban Chỉ đạo cải cách hành chính tỉnh phát biểu kết luận Hội nghị.
Phát biểu kết luận Hội nghị, Đỗ Đức Duy - Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh, Trưởng Ban Chỉ đạo cải cách hành chính tỉnh khẳng định: Trong những năm qua, công tác cải cách hành chính, cải thiện đầu tư kinh doanh được Tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh xác định là một nhiệm vụ trọng tâm, thường xuyên, liên tục; là một trong ba đột phá chiến lược trong phát triển KT-XH theo Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh. Do vậy, tỉnh luôn dành sự quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo, kiểm tra, giám sát thường xuyên, đồng bộ từ tỉnh cho đến cơ sở.
Về định hướng, nhiệm vụ thời gian tới, đồng chí Chủ tịch UBND tỉnh Đỗ Đức Duy nêu rõ: Quan điểm của tỉnh là xác định cải cách hành chính, cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh là một trong ba đột phá chiến lược phát triển KT-XH, là một trong những nhiệm vụ trọng tâm của các cấp, các ngành, các địa phương. Cải cách hành chính, cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh phải được triển khai đồng bộ, thường xuyên, liên tục, kiên trì, nghiêm túc, với sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị, lấy sự hài lòng của người dân, doanh nghiệp làm thước đo đánh giá hiệu quả hoạt động của chính quyền các cấp, năng lực lãnh đạo, điều hành của người đứng đầu.
Cải cách hành chính gắn với thực hiện nhiệm vụ chính trị, thường xuyên, đặc biệt là đồng bộ với việc sắp xếp tổ chức, tinh gọn bộ máy, tin giản biên chế, nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức; siết chặt kỷ cương, kỷ luật; thực hành tiết kiệm, chống tham nhũng, lãng phí, tiêu cực; đảm bảo bộ máy hành chính tinh gọn, hoạt động thông suốt, hiệu quả cao.
Tỉnh Yên Bái đề ra mục tiêu, trong 10 năm tới, Yên Bái phải là một trong những tỉnh tốp đầu của khu vực Trung du và Miền núi phía Bắc về cải cách hành chính và cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh. Phấn đấu Chỉ số cải cách hành chính (PAR Index) thuộc nhóm 10 tỉnh, Chỉ số năng lực cạnh tranh (PCI), Chỉ số quản trị hành chính công (PAPI) thuộc nhóm 20 tỉnh dẫn đầu của cả nước.
Đồng chí Chủ tịch UBND tỉnh Đỗ Đức Duy nhấn mạnh: Để đạt được mục tiêu này, tỉnh Yên Bái tiếp tục xây dựng và lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện nghiêm túc, hiệu quả chương trình CCHC, cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh giai đoạn 2021 - 2030 và hàng năm của tỉnh. Căn cứ vào kết quả CCHC, cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh giai đoạn 2011 - 2020 của tỉnh; định hướng của Chính phủ; Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh Yên Bái lần thứ XIX để xây dựng Kế hoạch CCHC nhà nước tỉnh Yên Bái giai đoạn 2021 - 2025 định hướng giai đoạn 2025 - 2030, kế hoạch cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh hàng năm đảm bảo phù hợp với yêu cầu quản lý Nhà nước và quy hoạch, kế hoạch phát triển KT-XH trên địa bàn tỉnh.
Tập trung lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện nghiêm túc, hiệu quả chương trình, kế hoạch CCHC, cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh hàng năm và giai đoạn.
Đồng chí Đỗ Đức Duy - Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh.
Đồng chí Chủ tịch UBND tỉnh Đỗ Đức Duy giao Sở Nội vụ chủ trì tham mưu xây dựng Kế hoạch CCHC Nhà nước tỉnh Yên Bái giai đoạn 2021 - 2025 định hướng giai đoạn 2025 - 2030 trình UBND tỉnh xem xét ban hành.
Giao Sở Kế hoạch và Đầu tư chủ trì tham mưu xây dựng kế hoạch cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh của tỉnh hàng năm.
Đối với các sở, ban, ngành, địa phương cần tăng cường vai trò, trách nhiệm của người đứng đầu cấp ủy, chính quyền và các tổ chức chính trị - xã hội các cấp trong việc xây dựng chương trình, kế hoạch và lãnh đạo, chỉ đạo, tổ chức thực hiện công tác cải cách hành chính, cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh; gắn nhiệm vụ cải cách hành chính, cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh với nhiệm vụ chống quan liêu, tham nhũng, lãng phí.
Lấy kết quả thực hiện cải cách hành chính, cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh là một tiêu chí quan trọng đánh giá hiệu quả hoạt động và mức độ hoàn thành nhiệm vụ của cơ quan, đơn vị, địa phương mình hàng năm, cũng như đánh giá mức độ hoàn thành nhiệm vụ của người dân.
Đồng chí cũng đề nghị Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh tiếp tục chủ trì, phối hợp với các sở, ban, ngành, địa phương có các giải pháp nâng cao chất lượng hoạt động của Ban Thanh tra nhân dân và Ban Giám sát đầu tư cộng đồng để góp phần nâng cao trách nhiệm giải trình của chính quyền cơ sở đối với người dân; Phối hợp chặt chẽ với ngành chức năng trong việc giám sát, phúc tra kết quả điều tra xã hội học, phối hợp thực hiện tốt các khâu trong đánh giá các chỉ số của tỉnh như: Chỉ số PAPI, SIPAS.
Hiệp hội doanh nghiệp, Hội Doanh nghiệp trẻ, Hội Nữ doanh nhân và Liên minh Hợp tác xã tỉnh nghiên cứu, bám sát các chủ trương, chính sách, các quy hoạch, kế hoạch, chương trình, đề án phát triển KT-XH của tỉnh để xây dựng chiến lược, kế hoạch sản xuất kinh doanh trên cơ sở phát huy tiềm năng, thế mạnh của tỉnh và phù hợp với năng lực, sở trường của doanh nghiệp.
Tích cực tham gia nghiên cứu, phản biện; cùng cộng đồng doanh nghiệp nghiên cứu, đề xuất với chính quyền xây dựng, ban hành các cơ chế chính sách phù hợp, sát thực tế, góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh.
Đồng hành, hỗ trợ doanh nghiệp, làm tốt vai trò là cầu nối giữa chính quyền với doanh nghiệp, góp phần đưa cơ chế, chính sách ưu đãi của Trung ương, của tỉnh tới doanh nghiệp, giúp doanh nghiệp đẩy nhanh tiến độ giải quyết các quy trình, TTHC trong đầu tư, sản xuất, kinh doanh, góp phần cải thiện năng lực cạnh tranh của cộng đồng doanh nghiệp nói riêng và nâng cao năng lực cạnh tranh của tỉnh Yên Bái nói chung.
Kịp thời tiếp thu, phản ánh các kiến nghị, đề xuất của cộng đồng doanh nghiệp đối với các cơ quan hành chính nhà nước, đặc biệt là những phản ánh về các cơ quan đơn vị, tổ chức, cán bộ gây khó khăn, nhũng nhiễu khi thực hiện TTHC làm ảnh hưởng đến hoạt động của doanh nghiệp; thông tin tới Chủ tịch UBND tỉnh để xem xét, xử lý.
Tại Hội nghị đã công bố Quyết định và tặng Bằng khen của UBND tỉnh cho 27 tập thể và 44 cá nhân có thành tích xuất sắc trong công tác cải cách hành chính, cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh.
Đồng chí Đỗ Đức Duy - Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh tặng Bằng khen cho các tập thể, cá nhân có thành tích xuất sắc trong công tác tham mưu tổ chức thực hiện nhiệm vụ cải cách hành chính tỉnh Yên Bái, giai đoạn 2015 - 2020.
Đồng chí Tạ Văn Long - Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh tặng Bằng khen cho các tập thể có thành tích xuất sắc trong công tác tham mưu tổ chức thực hiện nhiệm vụ cải cách hành chính tỉnh Yên Bái, giai đoạn 2015 - 2020.
Đồng chí Nguyễn Chiến Thắng - Phó Chủ tịch UBND tỉnh tặng Bằng khen cho các tập thể có thành tích xuất sắc trong công tác tham mưu tổ chức thực hiện nhiệm vụ cải cách hành chính tỉnh Yên Bái, giai đoạn 2015 - 2020.