CTTĐT - Nhiều năm qua, phong trào nuôi thủy đặc sản ba ba ở huyện Văn Chấn và một số địa phương trong tỉnh Yên Bái đang phát triển mạnh. Để cung cấp con giống ổn định, có chất lượng, nhiều hộ nuôi ba ba ở Văn Chấn đã đầu tư mở rộng quy mô, xây dựng trang trại mỗi năm cho thu nhập hàng trăm tỷ đồng. Cũng từ đây, đã xuất hiện làng tỷ phú từ nuôi ba ba.
Nhiều hộ dân xã Cát Thịnh hàng năm có thu nhập tiền tỷ từ ba ba thương phẩm, ba ba giống.
Gia đình anh Nguyễn Văn Nghị, thôn Văn Hưng, xã Cát Thịnh, huyện Văn Chấn bắt tay vào nuôi ba ba gai từ năm 2005. Từ diện tích ao nuôi vài chục mét vuông ban đầu, sau nhiều năm tích lũy vốn, kinh nghiệm chăn nuôi và nhận thấy hiệu quả kinh tế cao, hiện anh Nghị đã phát triển diện tích nuôi lên hơn 2.000 m2 với khoảng 100 cặp ba ba bố mẹ.
Ngoài ra, anh Nghị còn đứng ra bao tiêu ba ba thương phẩm cho người dân. Giá trị mỗi con ba ba gai giống từ 160- 200 nghìn đồng/con, ba ba thương phẩm từ 500- 600.000 đồng/kg. Mỗi năm trang trại nuôi ba ba gai của anh Nghị cung cấp ra thị trường trong nước gần 5 nghìn con giống và hàng tấn ba ba thương phẩm.
Anh Nghị cho biết, nhờ thâm canh nuôi thả ba ba, gia đình anh có thu nhập mỗi năm khoảng vài trăm triệu, thậm chí có năm thu đến tiền tỷ. Thu nhập từ nuôi ba ba đã giúp gia đình anh dựng được ngôi nhà khang trang, bề thế và mua sắm được nhiều vật dụng tiện nghi phục vụ cuộc sống sinh hoạt của gia đình.
Tại xã Cát Thịnh, mô hình nuôi ba ba gai đã trở thành hướng phát triển kinh tế hộ để thoát nghèo, làm giàu. Xã còn hỗ trợ các hộ dân có nhu cầu nuôi tiếp cận các kênh tín dụng để có vốn đầu tư; tổ chức tập huấn phổ biến kiến thức, kinh nghiệm sản xuất; tạo điều kiện cho các hộ có khả năng chuyển sang các vùng quy hoạch sản xuất. Hiện Cát Thịnh có hơn 300 hộ nuôi ba ba. Từ thành công mang lại, tại các thôn có người dân nuôi ba ba gai đều không còn hộ nghèo.
Anh Trần Văn Tới, xã Cát Thịnh chia sẻ, ban đầu chỉ nuôi nhỏ lẻ, sau bắt đầu tăng dần quy mô. Hiệu quả thu nhập từ nuôi ba ba cao hơn nhiều so với nuôi cá, mấy năm gần đây khoảng 400- 500 triệu đồng/năm. Nhờ nuôi ba ba, có thu nhập ổn định nên gia đình dựng được ngôi nhà mới và có tiền cho con đi học.
Ông Đinh Trọng Quyết - Chủ tịch UBND xã Cát Thịnh cho biết trên địa bàn xã hiện có hơn 300 hộ nuôi ba ba; trong đó có khoảng hơn 100 hộ hàng năm có thu nhập tiền tỷ từ ba ba thương phẩm, ba ba giống. Còn lại, những hộ nuôi ba ba đều cho thu nhập khá. Các hộ nuôi ba ba đều đã thoát nghèo, vươn lên làm giàu.
Hiện các hộ nuôi ba ba gai tại Văn Chấn đã chủ động hoàn toàn về kỹ thuật sản xuất giống với sản lượng từ 50.000 - 70.000 con giống mỗi năm, đáp ứng được 100% nhu cầu con giống cho các hộ nuôi trong huyện và cung cấp cho nhiều địa phương khác. Ước tính tổng thu nhập từ ba ba trên địa bàn khoảng 90 - 100 tỷ đồng mỗi năm và tạo công ăn việc làm cho hơn 2.000 lao động trong đó có nhiều người dân tộc thiểu số.
919 lượt xem
CTV: Đức Khải
Cổng thông tin điện tử tỉnh - Nhiều năm qua, phong trào nuôi thủy đặc sản ba ba ở huyện Văn Chấn và một số địa phương trong tỉnh Yên Bái đang phát triển mạnh. Để cung cấp con giống ổn định, có chất lượng, nhiều hộ nuôi ba ba ở Văn Chấn đã đầu tư mở rộng quy mô, xây dựng trang trại mỗi năm cho thu nhập hàng trăm tỷ đồng. Cũng từ đây, đã xuất hiện làng tỷ phú từ nuôi ba ba.Gia đình anh Nguyễn Văn Nghị, thôn Văn Hưng, xã Cát Thịnh, huyện Văn Chấn bắt tay vào nuôi ba ba gai từ năm 2005. Từ diện tích ao nuôi vài chục mét vuông ban đầu, sau nhiều năm tích lũy vốn, kinh nghiệm chăn nuôi và nhận thấy hiệu quả kinh tế cao, hiện anh Nghị đã phát triển diện tích nuôi lên hơn 2.000 m2 với khoảng 100 cặp ba ba bố mẹ.
Ngoài ra, anh Nghị còn đứng ra bao tiêu ba ba thương phẩm cho người dân. Giá trị mỗi con ba ba gai giống từ 160- 200 nghìn đồng/con, ba ba thương phẩm từ 500- 600.000 đồng/kg. Mỗi năm trang trại nuôi ba ba gai của anh Nghị cung cấp ra thị trường trong nước gần 5 nghìn con giống và hàng tấn ba ba thương phẩm.
Anh Nghị cho biết, nhờ thâm canh nuôi thả ba ba, gia đình anh có thu nhập mỗi năm khoảng vài trăm triệu, thậm chí có năm thu đến tiền tỷ. Thu nhập từ nuôi ba ba đã giúp gia đình anh dựng được ngôi nhà khang trang, bề thế và mua sắm được nhiều vật dụng tiện nghi phục vụ cuộc sống sinh hoạt của gia đình.
Tại xã Cát Thịnh, mô hình nuôi ba ba gai đã trở thành hướng phát triển kinh tế hộ để thoát nghèo, làm giàu. Xã còn hỗ trợ các hộ dân có nhu cầu nuôi tiếp cận các kênh tín dụng để có vốn đầu tư; tổ chức tập huấn phổ biến kiến thức, kinh nghiệm sản xuất; tạo điều kiện cho các hộ có khả năng chuyển sang các vùng quy hoạch sản xuất. Hiện Cát Thịnh có hơn 300 hộ nuôi ba ba. Từ thành công mang lại, tại các thôn có người dân nuôi ba ba gai đều không còn hộ nghèo.
Anh Trần Văn Tới, xã Cát Thịnh chia sẻ, ban đầu chỉ nuôi nhỏ lẻ, sau bắt đầu tăng dần quy mô. Hiệu quả thu nhập từ nuôi ba ba cao hơn nhiều so với nuôi cá, mấy năm gần đây khoảng 400- 500 triệu đồng/năm. Nhờ nuôi ba ba, có thu nhập ổn định nên gia đình dựng được ngôi nhà mới và có tiền cho con đi học.
Ông Đinh Trọng Quyết - Chủ tịch UBND xã Cát Thịnh cho biết trên địa bàn xã hiện có hơn 300 hộ nuôi ba ba; trong đó có khoảng hơn 100 hộ hàng năm có thu nhập tiền tỷ từ ba ba thương phẩm, ba ba giống. Còn lại, những hộ nuôi ba ba đều cho thu nhập khá. Các hộ nuôi ba ba đều đã thoát nghèo, vươn lên làm giàu.
Hiện các hộ nuôi ba ba gai tại Văn Chấn đã chủ động hoàn toàn về kỹ thuật sản xuất giống với sản lượng từ 50.000 - 70.000 con giống mỗi năm, đáp ứng được 100% nhu cầu con giống cho các hộ nuôi trong huyện và cung cấp cho nhiều địa phương khác. Ước tính tổng thu nhập từ ba ba trên địa bàn khoảng 90 - 100 tỷ đồng mỗi năm và tạo công ăn việc làm cho hơn 2.000 lao động trong đó có nhiều người dân tộc thiểu số.