CTTĐT – Ban chỉ đạo Trung ương về Phòng chống thiên tai - Ủy ban Quốc gia ứng phó sự cố, thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn điện Ban Chỉ huy Phòng chống Thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn tỉnh Lào Cai, Yên Bái, Phú Thọ, Vĩnh Phúc và thành phố Hà Nội về việc chủ động ứng phó với mưa lũ, đặc biệt là lũ cao trên sông Thao. Nội dung chi tiết như sau:
Theo dự báo của Trung tâm dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia, trong ngày 20-22/8 tiếp tục có mưa lớn với lượng mưa đến 100-120mm
Trong những ngày qua, các tỉnh phía Bắc có mưa to gây lũ ở sông Thao và ngập lụt ở tỉnh Yên Bái. Mực nước trên sông Thao tại Yên Bái lúc 07h00 ngày 20/8 là 32,50m, trên báo động 3 là 0,5m. Theo dự báo của Trung tâm dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia, trong ngày 20-22/8 tiếp tục có mưa lớn với lượng mưa đến 100-120mm; đồng thời, ngày 20/8, Trung Quốc đã có thông báo xả lũ hồ chứa Mã Đồ Sơn trên lưu vực sông Hồng.
Để chủ động ứng phó với mưa lũ, đặc biệt là lũ cao trên sông Thao, Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống thiên tai đề nghị Ban Chỉ huy Phòng chống Thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn các địa phuơng tập trung chỉ đạo triển khai một số nội dung sau:
1.Theo dõi chặt chẽ tình hình mưa lũ để thông báo, hướng dẫn kịp thời, thường xuyên cho các cấp chính quyền, nhân dân chủ động các giải pháp phòng tránh lũ, lũ quét, sạt lở đất.
2.Tổ chức lực lượng và nghiêm túc thực hiện việc tuần tra, canh gác bảo vệ đê điều theo đúng quy định. Kiểm tra, rà soát và triển khai trên thực tế phương án bảo vệ các trọng điểm đê điều xung yếu theo phương châm 4 tại chỗ. Tập trung xử lý dứt điểm các sự cố đê điều đã xảy ra (Hiện trên tuyến đê sông Thao, tỉnh Phú Thọ đã xuất hiện một số sự cố do mưa, lũ).
3. Kiểm tra, rà soát, triển khai phương án đảm bảo an toàn dân cư, các hoạt động kinh tế- xã hội ở ven sông, bãi sông và các khu vực ó nguy cơ bị ngập lụt, sạt lở. Sẵn sàng tổ chức di dời, sơ tán dân ở những khu vực nguy hiểm đến nơi an toàn.
4.Tăng cường kiểm tra, rà soát, sẵn sàng phương án đảm bảo an toàn các hồ chứa và hạ du, đặc biệt là các hồ chứa thủy điện nhỏ, hồ thủy lợi xung yếu.
5.Tổ chức trực ban nghiêm túc, thường xuyên tổng hợp báo cáo về tình hình diễn biến thiên tai, thiệt hại về Ban Chi đạo TW về PCTT (thông qua Văn phòng thường trực) để tổng hợp, báo cáo.
1584 lượt xem
Ban Biên tập
Cổng thông tin điện tử tỉnh – Ban chỉ đạo Trung ương về Phòng chống thiên tai - Ủy ban Quốc gia ứng phó sự cố, thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn điện Ban Chỉ huy Phòng chống Thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn tỉnh Lào Cai, Yên Bái, Phú Thọ, Vĩnh Phúc và thành phố Hà Nội về việc chủ động ứng phó với mưa lũ, đặc biệt là lũ cao trên sông Thao. Nội dung chi tiết như sau:Trong những ngày qua, các tỉnh phía Bắc có mưa to gây lũ ở sông Thao và ngập lụt ở tỉnh Yên Bái. Mực nước trên sông Thao tại Yên Bái lúc 07h00 ngày 20/8 là 32,50m, trên báo động 3 là 0,5m. Theo dự báo của Trung tâm dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia, trong ngày 20-22/8 tiếp tục có mưa lớn với lượng mưa đến 100-120mm; đồng thời, ngày 20/8, Trung Quốc đã có thông báo xả lũ hồ chứa Mã Đồ Sơn trên lưu vực sông Hồng.
Để chủ động ứng phó với mưa lũ, đặc biệt là lũ cao trên sông Thao, Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống thiên tai đề nghị Ban Chỉ huy Phòng chống Thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn các địa phuơng tập trung chỉ đạo triển khai một số nội dung sau:
1.Theo dõi chặt chẽ tình hình mưa lũ để thông báo, hướng dẫn kịp thời, thường xuyên cho các cấp chính quyền, nhân dân chủ động các giải pháp phòng tránh lũ, lũ quét, sạt lở đất.
2.Tổ chức lực lượng và nghiêm túc thực hiện việc tuần tra, canh gác bảo vệ đê điều theo đúng quy định. Kiểm tra, rà soát và triển khai trên thực tế phương án bảo vệ các trọng điểm đê điều xung yếu theo phương châm 4 tại chỗ. Tập trung xử lý dứt điểm các sự cố đê điều đã xảy ra (Hiện trên tuyến đê sông Thao, tỉnh Phú Thọ đã xuất hiện một số sự cố do mưa, lũ).
3. Kiểm tra, rà soát, triển khai phương án đảm bảo an toàn dân cư, các hoạt động kinh tế- xã hội ở ven sông, bãi sông và các khu vực ó nguy cơ bị ngập lụt, sạt lở. Sẵn sàng tổ chức di dời, sơ tán dân ở những khu vực nguy hiểm đến nơi an toàn.
4.Tăng cường kiểm tra, rà soát, sẵn sàng phương án đảm bảo an toàn các hồ chứa và hạ du, đặc biệt là các hồ chứa thủy điện nhỏ, hồ thủy lợi xung yếu.
5.Tổ chức trực ban nghiêm túc, thường xuyên tổng hợp báo cáo về tình hình diễn biến thiên tai, thiệt hại về Ban Chi đạo TW về PCTT (thông qua Văn phòng thường trực) để tổng hợp, báo cáo.