Trước diễn biến mới của dịch bệnh, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc yêu cầu bám sát tình hình, chuẩn bị nhanh các kịch bản, tình huống, giải pháp để chủ động ứng phó hiệu quả, thành công với “làn sóng mới” lây nhiễm COVID-19, bảo đảm phát hiện nhanh hơn, hành động nhanh và quyết liệt hơn để dập dịch triệt để trong thời gian nhanh nhất.
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc chủ trì cuộc họp Thường trực Chính phủ về phòng, chống dịch COVID-19 chiều ngày 29/1/2021
Thông báo kết luận của Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc tại cuộc họp Thường trực Chính phủ về phòng, chống dịch COVID-19 chiều ngày 29/1/2021 nêu rõ:
Thủ tướng Chính phủ ghi nhận, đánh giá cao và biểu dương Ban chỉ đạo quốc gia phòng, chống dịch COVID-19, các Bộ, ngành (đặc biệt là Bộ Y tế), các địa phương, nhất là Hải Dương, Quảng Ninh, Hà Nội, Hải Phòng, Bắc Ninh đã rất chủ động, quyết liệt triển khai các biện pháp phòng, chống dịch, trong đó đã kịp thời, nghiêm túc triển khai Chỉ thị số 05/CT-TTg ngày 28/01/2021 của Thủ tướng Chính phủ với nhiều giải pháp mạnh mẽ và đạt kết quả bước đầu rất quan trọng là khoanh vùng nhanh nhất 2 ổ dịch mới phát hiện, đồng thời tổ chức có hiệu quả việc phong tỏa, giãn cách xã hội, truy vết, xét nghiệm trên diện rộng.
Tập trung dập dịch trước Tết nguyên đán
Trước diễn biến mới của dịch bệnh, đặc biệt xuất hiện biến thể mới của vi rút có tốc độ lây lan nhanh, trong bối cảnh bình thường mới, Thủ tướng Chính phủ yêu cầu các bộ, ngành, các địa phương tiếp tục huy động cả hệ thống chính trị, thực hiện nghiêm các phương châm, chiến lược, biện pháp phòng, chống dịch, trong đó:
Thực hiện nghiêm các biện pháp phòng dịch; tăng cường đề cao cảnh giác, tuyệt đối không chủ quan lơ là; tiếp tục quán triệt sâu sắc phương châm “chống dịch như chống giặc”; thực hiện nghiêm chiến lược “lấy phòng dịch làm ưu tiên, khóa chặt nguy cơ lây bệnh từ bên ngoài, khoanh vùng dập dịch triệt để ở bên trong, chữa trị hiệu quả”.
Bám sát tình hình, chuẩn bị nhanh các kịch bản, tình huống, giải pháp để chủ động ứng phó hiệu quả, thành công với “làn sóng mới” lây nhiễm COVID-19, bảo đảm phát hiện nhanh hơn, hành động nhanh và quyết liệt hơn để dập dịch triệt để trong thời gian nhanh nhất.
Trước mắt, tập trung dập thành công 2 ổ dịch tại Hải Dương và Quảng Ninh và ngăn chặn việc lây lan ở Hà Nội, Hải Phòng và các địa phương khác trước Tết nguyên đán, lấy đó là một thành tích quan trọng chào mừng thành công của Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng.
Ưu tiên bảo vệ sức khỏe nhân dân, bảo đảm nhân dân đón Tết an toàn
Đối với các địa phương có ca mắc bệnh, Thủ tướng Chính phủ yêu cầu Chủ tịch UBND tỉnh thống nhất với Bộ Y tế và quyết định phạm vi khoanh vùng thực hiện giãn cách xã hội đối với các khu vực có nguy cơ cao, bảo đảm yêu cầu phòng ngừa dịch bệnh, ưu tiên bảo vệ sức khỏe nhân dân và thực hiện “mục tiêu kép”, hạn chế ở mức thấp nhất ảnh hưởng tiêu cực đến các hoạt động kinh tế - xã hội và đời sống của nhân dân, nhất là trong dịp Tết nguyên đán.
Khẩn trương chỉ đạo thực hiện việc truy vết thần tốc, khoanh vùng dập dịch triệt để, tổ chức lấy mẫu, xét nghiệm trên diện rộng và thực hiện nghiêm việc cách ly tập trung trong thời gian 21 ngày.
Lãnh đạo tỉnh cần đặc biệt quan tâm bảo đảm an sinh xã hội, cung ứng hàng hóa, lương thực, sinh phẩm y tế, bảo đảm cho nhân dân được đón Tết Nguyên đán an toàn, đầy đủ, vui tươi; phát huy vai trò chủ động, sáng tạo, trách nhiệm của các cấp chính quyền địa phương trong công tác phối hợp với các cơ quan chức năng, các doanh nghiệp Nhà nước và hợp tác xã, tập đoàn kinh tế tư nhân, bảo đảm việc cung ứng hàng hóa, tiêu thụ nông sản, sản phẩm hàng hóa (kể cả giải cứu nông sản cho bà con nông dân trong vùng cách ly).
Tiếp tục thực hiện nghiêm phương châm 4 tại chỗ trong phòng, chống dịch; đặc biệt cần chủ động, sâu sát, sáng tạo, phát huy trách nhiệm của chính quyền địa phương các cấp với sự hỗ trợ của các bộ, ngành Trung ương, nhất là của ngành y tế.
Hạn chế tối đa các hoạt động tập trung đông người
Thủ tướng Chính phủ yêu cầu Chủ tịch UBND tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương tiếp tục chỉ đạo: Nâng cao mức cảnh báo, cảnh giác phòng, chống dịch. Hạn chế tối đa các hoạt động có tập trung đông người nhất là trong dịp Tết nguyên đán; đồng ý cho dừng một số hoạt động tập trung đông người không cần thiết; vận động hạn chế số người tham gia đám cưới, lễ tang...
Đồng thời, thực hiện nghiêm yêu cầu 5K trong phòng, chống dịch (đeo khẩu trang, khử khuẩn, không tập trung đông người, giữ khoảng cách khi tiếp xúc, khai báo y tế); xử phạt nghiêm các trường hợp không đeo khẩu trang theo đúng quy định. Tổ chức xét nghiệm ngay các trường hợp có biểu hiện ho, sốt, viêm đường hô hấp trong cộng đồng, nhất là tại các bệnh viện, đặc biệt là tại các bệnh viện Trung ương.
Bảo đảm mua sắm vật tư, thiết bị phòng dịch cần thiết, kịp thời; ngành y tế các địa phương bám sát tình hình, chủ động chuẩn bị đầy đủ nhân lực, phương tiện, trang thiết bị, vật tư... cho phòng, chống dịch theo phương châm 4 tại chỗ.
Tăng tốc truy vết, kích hoạt hệ thống bệnh viện dã chiến
Thủ tướng Chính phủ giao Bộ Y tế tiếp tục chỉ đạo cụ thể hóa Chỉ thị số 05/CT-TTg ngày 28/01/2021 của Thủ tướng Chính phủ; hỗ trợ các địa phương có dịch tăng tốc truy vết; xây dựng kế hoạch, phương án xét nghiệm, tổ chức và điều phối xét nghiệm trên diện rộng, hỗ trợ các địa phương đẩy nhanh tốc độ xét nghiệm và điều trị các bệnh nhân nặng vượt quá khả năng xử lý của địa phương.
Kích hoạt hệ thống bệnh viện dã chiến; đào tạo tập huấn lại cho các nhân viên y tế, bảo đảm năng lực của hệ thống y tế sẵn sàng cho mọi tình huống dịch bệnh.
Bộ Y tế sớm trình Thủ tướng Chính phủ phương án sản xuất, mua vắc xin phòng COVID-19 theo phương châm kết hợp kinh phí ngân sách nhà nước và xã hội hóa. Khẩn trương thực hiện việc mua sắm vật tư, sinh phẩm bằng ngân sách nhà nước bảo đảm đúng quy định, không để xảy ra tiêu cực, tham nhũng. Tiếp tục duy trì đường dây nóng để tiếp nhận thông tin, tư vấn, hỗ trợ thông tin về phòng, chống dịch bệnh.
Ngăn chặn nhập cảnh trái phép gây nguy cơ lây lan dịch
Các Bộ: Quốc phòng, Công an, Y tế, UBND tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương tiếp tục chuẩn bị và tổ chức thực hiện tốt việc cách ly; không để xảy ra lây nhiễm trong các cơ sở cách ly tập trung; ưu tiên dành các cơ sở của quân đội làm nơi cách ly tập trung. Quân khu 3 và Bộ Quốc phòng giải quyết địa điểm cách ly cho tỉnh Hải Dương.
Tăng cường chỉ đạo công tác kiểm soát đường biên giới, đường bộ, đường thủy; quản lý chặt chẽ hoạt động xuất nhập cảnh, ngăn chặn kịp thời, hiệu quả các hoạt động nhập cảnh trái phép gây nguy cơ lây lan dịch bệnh ra cộng đồng.
UBND các tỉnh, thành phố rà soát tất cả các trường hợp nhập cảnh trái phép trên địa bàn; huy động các lực lượng và đoàn thể đi từng ngõ, gõ từng nhà, rà từng đối tượng để kịp thời phát hiện các trường hợp nhập cảnh trái phép, coi người nhập cảnh trái phép như người nghi nhiễm bệnh để áp dụng biện pháp cách ly y tế theo quy định.
Về việc mua sắm vật tư, sinh phẩm phục vụ phòng, chống dịch trong trường hợp khẩn cấp, Thủ tướng Chính phủ đồng ý cho vận dụng Điều 26 Luật đấu thầu; giao Chủ tịch UBND tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương báo cáo cấp ủy cùng cấp và quyết định, bảo đảm kịp thời, không để xảy ra tiêu cực, tham nhũng.
Bộ Công Thương, Lãnh đạo các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương tiếp tục chỉ đạo việc sản xuất, bảo đảm vật tư, thiết bị, sinh phẩm cần thiết, trong đó có khẩu trang cho phòng, chống dịch.
Các Bộ: Thông tin và Truyền thông, Y tế, Đài Truyền hình Việt Nam, Đài Tiếng nói Việt Nam, Thông tấn xã Việt Nam, các cơ quan báo chí, UBND cấp tỉnh tiếp tục thông tin để nhân dân đề cao cảnh giác, thực hiện yêu cầu 5K của Bộ Y tế; khuyến khích thực hiện khai báo y tế tự nguyện, cài đặt các ứng dụng truy vết, nhất là Bluezone và thông báo cho chính quyền về các trường hợp nhập cảnh trái phép, nghi mắc bệnh hoặc đi về từ vùng có dịch; đẩy mạnh thanh toán điện tử và làm việc trực tuyến...
Ban Chỉ đạo quốc gia phòng chống dịch COVID-19 chỉ đạo các cơ quan truyền thông, thông tấn, báo chí tiếp tục việc thông tin, truyền thông về công tác phòng, chống dịch bệnh để người dân chủ động tiếp tục thực hiện đầy đủ các biện pháp phòng, chống dịch nhưng không để xuất hiện tâm lý hoang mang trước diễn biến mới của dịch bệnh.
699 lượt xem
Theo Chinhphu.vn
Trước diễn biến mới của dịch bệnh, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc yêu cầu bám sát tình hình, chuẩn bị nhanh các kịch bản, tình huống, giải pháp để chủ động ứng phó hiệu quả, thành công với “làn sóng mới” lây nhiễm COVID-19, bảo đảm phát hiện nhanh hơn, hành động nhanh và quyết liệt hơn để dập dịch triệt để trong thời gian nhanh nhất.Thông báo kết luận của Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc tại cuộc họp Thường trực Chính phủ về phòng, chống dịch COVID-19 chiều ngày 29/1/2021 nêu rõ:
Thủ tướng Chính phủ ghi nhận, đánh giá cao và biểu dương Ban chỉ đạo quốc gia phòng, chống dịch COVID-19, các Bộ, ngành (đặc biệt là Bộ Y tế), các địa phương, nhất là Hải Dương, Quảng Ninh, Hà Nội, Hải Phòng, Bắc Ninh đã rất chủ động, quyết liệt triển khai các biện pháp phòng, chống dịch, trong đó đã kịp thời, nghiêm túc triển khai Chỉ thị số 05/CT-TTg ngày 28/01/2021 của Thủ tướng Chính phủ với nhiều giải pháp mạnh mẽ và đạt kết quả bước đầu rất quan trọng là khoanh vùng nhanh nhất 2 ổ dịch mới phát hiện, đồng thời tổ chức có hiệu quả việc phong tỏa, giãn cách xã hội, truy vết, xét nghiệm trên diện rộng.
Tập trung dập dịch trước Tết nguyên đán
Trước diễn biến mới của dịch bệnh, đặc biệt xuất hiện biến thể mới của vi rút có tốc độ lây lan nhanh, trong bối cảnh bình thường mới, Thủ tướng Chính phủ yêu cầu các bộ, ngành, các địa phương tiếp tục huy động cả hệ thống chính trị, thực hiện nghiêm các phương châm, chiến lược, biện pháp phòng, chống dịch, trong đó:
Thực hiện nghiêm các biện pháp phòng dịch; tăng cường đề cao cảnh giác, tuyệt đối không chủ quan lơ là; tiếp tục quán triệt sâu sắc phương châm “chống dịch như chống giặc”; thực hiện nghiêm chiến lược “lấy phòng dịch làm ưu tiên, khóa chặt nguy cơ lây bệnh từ bên ngoài, khoanh vùng dập dịch triệt để ở bên trong, chữa trị hiệu quả”.
Bám sát tình hình, chuẩn bị nhanh các kịch bản, tình huống, giải pháp để chủ động ứng phó hiệu quả, thành công với “làn sóng mới” lây nhiễm COVID-19, bảo đảm phát hiện nhanh hơn, hành động nhanh và quyết liệt hơn để dập dịch triệt để trong thời gian nhanh nhất.
Trước mắt, tập trung dập thành công 2 ổ dịch tại Hải Dương và Quảng Ninh và ngăn chặn việc lây lan ở Hà Nội, Hải Phòng và các địa phương khác trước Tết nguyên đán, lấy đó là một thành tích quan trọng chào mừng thành công của Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng.
Ưu tiên bảo vệ sức khỏe nhân dân, bảo đảm nhân dân đón Tết an toàn
Đối với các địa phương có ca mắc bệnh, Thủ tướng Chính phủ yêu cầu Chủ tịch UBND tỉnh thống nhất với Bộ Y tế và quyết định phạm vi khoanh vùng thực hiện giãn cách xã hội đối với các khu vực có nguy cơ cao, bảo đảm yêu cầu phòng ngừa dịch bệnh, ưu tiên bảo vệ sức khỏe nhân dân và thực hiện “mục tiêu kép”, hạn chế ở mức thấp nhất ảnh hưởng tiêu cực đến các hoạt động kinh tế - xã hội và đời sống của nhân dân, nhất là trong dịp Tết nguyên đán.
Khẩn trương chỉ đạo thực hiện việc truy vết thần tốc, khoanh vùng dập dịch triệt để, tổ chức lấy mẫu, xét nghiệm trên diện rộng và thực hiện nghiêm việc cách ly tập trung trong thời gian 21 ngày.
Lãnh đạo tỉnh cần đặc biệt quan tâm bảo đảm an sinh xã hội, cung ứng hàng hóa, lương thực, sinh phẩm y tế, bảo đảm cho nhân dân được đón Tết Nguyên đán an toàn, đầy đủ, vui tươi; phát huy vai trò chủ động, sáng tạo, trách nhiệm của các cấp chính quyền địa phương trong công tác phối hợp với các cơ quan chức năng, các doanh nghiệp Nhà nước và hợp tác xã, tập đoàn kinh tế tư nhân, bảo đảm việc cung ứng hàng hóa, tiêu thụ nông sản, sản phẩm hàng hóa (kể cả giải cứu nông sản cho bà con nông dân trong vùng cách ly).
Tiếp tục thực hiện nghiêm phương châm 4 tại chỗ trong phòng, chống dịch; đặc biệt cần chủ động, sâu sát, sáng tạo, phát huy trách nhiệm của chính quyền địa phương các cấp với sự hỗ trợ của các bộ, ngành Trung ương, nhất là của ngành y tế.
Hạn chế tối đa các hoạt động tập trung đông người
Thủ tướng Chính phủ yêu cầu Chủ tịch UBND tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương tiếp tục chỉ đạo: Nâng cao mức cảnh báo, cảnh giác phòng, chống dịch. Hạn chế tối đa các hoạt động có tập trung đông người nhất là trong dịp Tết nguyên đán; đồng ý cho dừng một số hoạt động tập trung đông người không cần thiết; vận động hạn chế số người tham gia đám cưới, lễ tang...
Đồng thời, thực hiện nghiêm yêu cầu 5K trong phòng, chống dịch (đeo khẩu trang, khử khuẩn, không tập trung đông người, giữ khoảng cách khi tiếp xúc, khai báo y tế); xử phạt nghiêm các trường hợp không đeo khẩu trang theo đúng quy định. Tổ chức xét nghiệm ngay các trường hợp có biểu hiện ho, sốt, viêm đường hô hấp trong cộng đồng, nhất là tại các bệnh viện, đặc biệt là tại các bệnh viện Trung ương.
Bảo đảm mua sắm vật tư, thiết bị phòng dịch cần thiết, kịp thời; ngành y tế các địa phương bám sát tình hình, chủ động chuẩn bị đầy đủ nhân lực, phương tiện, trang thiết bị, vật tư... cho phòng, chống dịch theo phương châm 4 tại chỗ.
Tăng tốc truy vết, kích hoạt hệ thống bệnh viện dã chiến
Thủ tướng Chính phủ giao Bộ Y tế tiếp tục chỉ đạo cụ thể hóa Chỉ thị số 05/CT-TTg ngày 28/01/2021 của Thủ tướng Chính phủ; hỗ trợ các địa phương có dịch tăng tốc truy vết; xây dựng kế hoạch, phương án xét nghiệm, tổ chức và điều phối xét nghiệm trên diện rộng, hỗ trợ các địa phương đẩy nhanh tốc độ xét nghiệm và điều trị các bệnh nhân nặng vượt quá khả năng xử lý của địa phương.
Kích hoạt hệ thống bệnh viện dã chiến; đào tạo tập huấn lại cho các nhân viên y tế, bảo đảm năng lực của hệ thống y tế sẵn sàng cho mọi tình huống dịch bệnh.
Bộ Y tế sớm trình Thủ tướng Chính phủ phương án sản xuất, mua vắc xin phòng COVID-19 theo phương châm kết hợp kinh phí ngân sách nhà nước và xã hội hóa. Khẩn trương thực hiện việc mua sắm vật tư, sinh phẩm bằng ngân sách nhà nước bảo đảm đúng quy định, không để xảy ra tiêu cực, tham nhũng. Tiếp tục duy trì đường dây nóng để tiếp nhận thông tin, tư vấn, hỗ trợ thông tin về phòng, chống dịch bệnh.
Ngăn chặn nhập cảnh trái phép gây nguy cơ lây lan dịch
Các Bộ: Quốc phòng, Công an, Y tế, UBND tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương tiếp tục chuẩn bị và tổ chức thực hiện tốt việc cách ly; không để xảy ra lây nhiễm trong các cơ sở cách ly tập trung; ưu tiên dành các cơ sở của quân đội làm nơi cách ly tập trung. Quân khu 3 và Bộ Quốc phòng giải quyết địa điểm cách ly cho tỉnh Hải Dương.
Tăng cường chỉ đạo công tác kiểm soát đường biên giới, đường bộ, đường thủy; quản lý chặt chẽ hoạt động xuất nhập cảnh, ngăn chặn kịp thời, hiệu quả các hoạt động nhập cảnh trái phép gây nguy cơ lây lan dịch bệnh ra cộng đồng.
UBND các tỉnh, thành phố rà soát tất cả các trường hợp nhập cảnh trái phép trên địa bàn; huy động các lực lượng và đoàn thể đi từng ngõ, gõ từng nhà, rà từng đối tượng để kịp thời phát hiện các trường hợp nhập cảnh trái phép, coi người nhập cảnh trái phép như người nghi nhiễm bệnh để áp dụng biện pháp cách ly y tế theo quy định.
Về việc mua sắm vật tư, sinh phẩm phục vụ phòng, chống dịch trong trường hợp khẩn cấp, Thủ tướng Chính phủ đồng ý cho vận dụng Điều 26 Luật đấu thầu; giao Chủ tịch UBND tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương báo cáo cấp ủy cùng cấp và quyết định, bảo đảm kịp thời, không để xảy ra tiêu cực, tham nhũng.
Bộ Công Thương, Lãnh đạo các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương tiếp tục chỉ đạo việc sản xuất, bảo đảm vật tư, thiết bị, sinh phẩm cần thiết, trong đó có khẩu trang cho phòng, chống dịch.
Các Bộ: Thông tin và Truyền thông, Y tế, Đài Truyền hình Việt Nam, Đài Tiếng nói Việt Nam, Thông tấn xã Việt Nam, các cơ quan báo chí, UBND cấp tỉnh tiếp tục thông tin để nhân dân đề cao cảnh giác, thực hiện yêu cầu 5K của Bộ Y tế; khuyến khích thực hiện khai báo y tế tự nguyện, cài đặt các ứng dụng truy vết, nhất là Bluezone và thông báo cho chính quyền về các trường hợp nhập cảnh trái phép, nghi mắc bệnh hoặc đi về từ vùng có dịch; đẩy mạnh thanh toán điện tử và làm việc trực tuyến...
Ban Chỉ đạo quốc gia phòng chống dịch COVID-19 chỉ đạo các cơ quan truyền thông, thông tấn, báo chí tiếp tục việc thông tin, truyền thông về công tác phòng, chống dịch bệnh để người dân chủ động tiếp tục thực hiện đầy đủ các biện pháp phòng, chống dịch nhưng không để xuất hiện tâm lý hoang mang trước diễn biến mới của dịch bệnh.