CTTĐT - Chủ tịch UBND tỉnh Yên Bái Đỗ Đức Duy vừa ký quyết định phê duyệt Kiến trúc ICT phát triển đô thị thông minh tỉnh Yên Bái.
Sơ đồ tổng thể kiến trúc ICT đô thị thông minh tỉnh Yên Bái
Việc xây dựng kiến trúc này nhằm đề ra các nguyên tắc, các hướng dẫn để tạo lập, giải thích, phân tích và trình bày kiến trúc, giải pháp ICT cho đô thị thông minh; Đảm bảo tính kết nối liên thông giữa các hệ thống thông tin đã và sẽ được xây dựng trong tỉnh, tránh trùng lặp lãng phí.
Đồng thời, đảm bảo tính đầy đủ, thống nhất, dễ hiểu, dễ sử dụng, hướng tới mục tiêu xây dựng đô thị thông minh tỉnh Yên Bái bền vững.
Kiến trúc ICT phát triển đô thị thông minh tỉnh Yên Bái được xây dựng dựa trên cơ sở đáp ứng các nguyên tắc xây dựng mô hình đô thị thông minh của tỉnh, bao gồm: xây dựng đô thị thông minh phải lấy người dân làm trung tâm; tuân thủ hoàn toàn Khung Kiến trúc đô thị thông minh đã được Bộ Thông tin và Truyền thông ban hành, phù hợp với các nền tảng ứng dụng và các thành phần của chính quyền điện tử đã được UBND tỉnh phê duyệt; Có sự kế thừa của những hệ thống CNTT đã triển khai trong tỉnh, tránh gây trùng lặp, lãng phí; Xây dựng đô thị thông minh gắn kết với đảm bảo an toàn, an ninh mạng, tạo ra cơ sở để triển khai đô thị thông minh nhanh chóng và bền vững; Có tầm nhìn, lộ trình triển khai phù hợp với đề án xây dựng mô hình đô thị thông minh tỉnh Yên Bái.
Bên cạnh đó, Kiến trúc ICT phát triển đô thị thông minh tỉnh Yên Bái còn cần tuân thủ một số nguyên tắc chính như: phân tầng, hướng dịch vụ, liên thông, dựa trên tiêu chuẩn mở, khả năng mở rộng, linh hoạt, tính ổn định, đo lường được, an toàn…
Cùng với việc nêu rõ các thành phần trong sơ đồ tổng thể, mô hình kết nối, Kiến trúc ICT phát triển đô thị thông minh tỉnh Yên Bái cũng đưa ra lộ trình thực hiện thời gian tới.
Theo đó, giai đoạn 2020 - 2021, Yên Bái tập trung xây dựng cơ sở hạ tầng đô thị thông minh của tỉnh, với một số nội dung như xây dựng trung tâm tích hợp dữ liệu tỉnh, hệ thống mạng số liệu chuyên dùng trên địa bàn tỉnh, hệ thống camera giám sát thông minh, nền tảng chia sẻ dữ liệu cấp tỉnh LGSP và triển khai một số thành phần theo khung chính quyền điện tử tỉnh.
Cũng trong giai đoạn 2020 - 2021, Yên Bái còn triển khai các nhiệm vụ: xây dựng Trung tâm giám sát an ninh không gian mạng (SOC) và Trung tâm điều hành, giám sát, xử lý dữ liệu tập trung đa nhiệm (IOC), xây dựng các hệ thống giáo dục thông minh, y tế thông minh, du lịch thông minh của tỉnh, xây dựng hệ thống quản lý, điều hành thông tin Kế toán - Tài chính tỉnh Yên Bái và xây dựng mô hình thí điểm tại phường Đồng Tâm.
Trong giai đoạn 2021 - 2025, Yên Bái sẽ tiếp tục triển khai mở rộng các nhiệm vụ đã thực hiện giai đoạn 2020 - 2021.
Đồng thời, tỉnh cũng sẽ triển khai 7 nhiệm vụ khác gồm: Xây dựng hệ thống quản lý đô thị thông minh thành phố Yên Bái; Xây dựng hệ thống tài nguyên môi trường thông minh tỉnh Yên Bái; Xây dựng dịch vụ thông minh trong lĩnh vực lao động- thương binh và xã hội; Xây dựng hệ thống nông nghiệp thông minh tỉnh Yên Bái; Xây dựng dịch vụ thông minh trong lĩnh vực công nghiệp và thương mại; Xây dựng hệ thống quản lý khoa học và công nghệ thúc đẩy cách mạng công nghiệp 4.0 tỉnh Yên Bái; Xây dựng hệ thống điều hành trong lĩnh vực tư pháp.
Kiến trúc ICT phát triển đô thị thông minh tỉnh Yên Bái (phiên bản 1.0) sẽ được Văn phòng Đoàn Đại biểu Quốc hội, Hội đồng nhân dân và UBND tỉnh Yên Bái chủ trì, phối hợp với Sở Thông tin và Truyền thông cùng các ngành, địa phương có liên quan triển khai đảm bảo hiệu quả và đúng quy định của pháp luật.
Liên quan đến việc phát triển đô thị thông minh, đầu tháng 8/2019, UBND tỉnh Yên Bái đã ban hành Quyết định 1373 phê duyệt “Đề án xây dựng mô hình đô thị thông minh tỉnh Yên Bái giai đoạn 2019 - 2021, định hướng đến năm 2025”.
Đề án này hướng tới mục tiêu xây dựng mô hình đô thị thông minh tỉnh Yên Bái nhằm ứng dụng rộng rãi CNTT và thành tựu của cách mạng công nghiệp 4.0, tạo bước đột phá trong thay đổi phương thức quản lý, chỉ đạo, điều hành của các cơ quan, đơn vị, cán bộ, công chức, viên chức góp phần nâng cao năng lực và hiệu quả quản lý, chỉ đạo điều hành của chính quyền các cấp.
Đề án còn nhằm cung cấp các dịch vụ công chất lượng và kịp thời phục vụ người dân và doanh nghiệp để nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân, tạo môi trường minh bạch, thuận lợi để thu hút mạnh mẽ các dự án đầu tư và phát triển các thành phần kinh tế thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn tỉnh.
2868 lượt xem
Ban Biên tập
Cổng thông tin điện tử tỉnh - Chủ tịch UBND tỉnh Yên Bái Đỗ Đức Duy vừa ký quyết định phê duyệt Kiến trúc ICT phát triển đô thị thông minh tỉnh Yên Bái.Việc xây dựng kiến trúc này nhằm đề ra các nguyên tắc, các hướng dẫn để tạo lập, giải thích, phân tích và trình bày kiến trúc, giải pháp ICT cho đô thị thông minh; Đảm bảo tính kết nối liên thông giữa các hệ thống thông tin đã và sẽ được xây dựng trong tỉnh, tránh trùng lặp lãng phí.
Đồng thời, đảm bảo tính đầy đủ, thống nhất, dễ hiểu, dễ sử dụng, hướng tới mục tiêu xây dựng đô thị thông minh tỉnh Yên Bái bền vững.
Kiến trúc ICT phát triển đô thị thông minh tỉnh Yên Bái được xây dựng dựa trên cơ sở đáp ứng các nguyên tắc xây dựng mô hình đô thị thông minh của tỉnh, bao gồm: xây dựng đô thị thông minh phải lấy người dân làm trung tâm; tuân thủ hoàn toàn Khung Kiến trúc đô thị thông minh đã được Bộ Thông tin và Truyền thông ban hành, phù hợp với các nền tảng ứng dụng và các thành phần của chính quyền điện tử đã được UBND tỉnh phê duyệt; Có sự kế thừa của những hệ thống CNTT đã triển khai trong tỉnh, tránh gây trùng lặp, lãng phí; Xây dựng đô thị thông minh gắn kết với đảm bảo an toàn, an ninh mạng, tạo ra cơ sở để triển khai đô thị thông minh nhanh chóng và bền vững; Có tầm nhìn, lộ trình triển khai phù hợp với đề án xây dựng mô hình đô thị thông minh tỉnh Yên Bái.
Bên cạnh đó, Kiến trúc ICT phát triển đô thị thông minh tỉnh Yên Bái còn cần tuân thủ một số nguyên tắc chính như: phân tầng, hướng dịch vụ, liên thông, dựa trên tiêu chuẩn mở, khả năng mở rộng, linh hoạt, tính ổn định, đo lường được, an toàn…
Cùng với việc nêu rõ các thành phần trong sơ đồ tổng thể, mô hình kết nối, Kiến trúc ICT phát triển đô thị thông minh tỉnh Yên Bái cũng đưa ra lộ trình thực hiện thời gian tới.
Theo đó, giai đoạn 2020 - 2021, Yên Bái tập trung xây dựng cơ sở hạ tầng đô thị thông minh của tỉnh, với một số nội dung như xây dựng trung tâm tích hợp dữ liệu tỉnh, hệ thống mạng số liệu chuyên dùng trên địa bàn tỉnh, hệ thống camera giám sát thông minh, nền tảng chia sẻ dữ liệu cấp tỉnh LGSP và triển khai một số thành phần theo khung chính quyền điện tử tỉnh.
Cũng trong giai đoạn 2020 - 2021, Yên Bái còn triển khai các nhiệm vụ: xây dựng Trung tâm giám sát an ninh không gian mạng (SOC) và Trung tâm điều hành, giám sát, xử lý dữ liệu tập trung đa nhiệm (IOC), xây dựng các hệ thống giáo dục thông minh, y tế thông minh, du lịch thông minh của tỉnh, xây dựng hệ thống quản lý, điều hành thông tin Kế toán - Tài chính tỉnh Yên Bái và xây dựng mô hình thí điểm tại phường Đồng Tâm.
Trong giai đoạn 2021 - 2025, Yên Bái sẽ tiếp tục triển khai mở rộng các nhiệm vụ đã thực hiện giai đoạn 2020 - 2021.
Đồng thời, tỉnh cũng sẽ triển khai 7 nhiệm vụ khác gồm: Xây dựng hệ thống quản lý đô thị thông minh thành phố Yên Bái; Xây dựng hệ thống tài nguyên môi trường thông minh tỉnh Yên Bái; Xây dựng dịch vụ thông minh trong lĩnh vực lao động- thương binh và xã hội; Xây dựng hệ thống nông nghiệp thông minh tỉnh Yên Bái; Xây dựng dịch vụ thông minh trong lĩnh vực công nghiệp và thương mại; Xây dựng hệ thống quản lý khoa học và công nghệ thúc đẩy cách mạng công nghiệp 4.0 tỉnh Yên Bái; Xây dựng hệ thống điều hành trong lĩnh vực tư pháp.
Kiến trúc ICT phát triển đô thị thông minh tỉnh Yên Bái (phiên bản 1.0) sẽ được Văn phòng Đoàn Đại biểu Quốc hội, Hội đồng nhân dân và UBND tỉnh Yên Bái chủ trì, phối hợp với Sở Thông tin và Truyền thông cùng các ngành, địa phương có liên quan triển khai đảm bảo hiệu quả và đúng quy định của pháp luật.
Liên quan đến việc phát triển đô thị thông minh, đầu tháng 8/2019, UBND tỉnh Yên Bái đã ban hành Quyết định 1373 phê duyệt “Đề án xây dựng mô hình đô thị thông minh tỉnh Yên Bái giai đoạn 2019 - 2021, định hướng đến năm 2025”.
Đề án này hướng tới mục tiêu xây dựng mô hình đô thị thông minh tỉnh Yên Bái nhằm ứng dụng rộng rãi CNTT và thành tựu của cách mạng công nghiệp 4.0, tạo bước đột phá trong thay đổi phương thức quản lý, chỉ đạo, điều hành của các cơ quan, đơn vị, cán bộ, công chức, viên chức góp phần nâng cao năng lực và hiệu quả quản lý, chỉ đạo điều hành của chính quyền các cấp.
Đề án còn nhằm cung cấp các dịch vụ công chất lượng và kịp thời phục vụ người dân và doanh nghiệp để nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân, tạo môi trường minh bạch, thuận lợi để thu hút mạnh mẽ các dự án đầu tư và phát triển các thành phần kinh tế thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn tỉnh.